Phơng thức vận chuyển nguyên liệu để xây dựng thành.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá thành cổ nghệ an (Trang 56 - 60)

Thành Nghệ An đợc xây dựng vào tháng 3 năm Tân Mão (1831) và hoàn thành trong thời gian chỉ hơn một năm. Để hoàn thành trong thời gian ngắn nh vậy và trong điều kiện lao động thủ công, làm thế nào để có thể vận chuyển hàng triệu tảng đá ong nặng nề đủ kích cỡ từ nơi khai thác đến công trờng? Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra.

Các bộ chính sử thời Nguyễn tuy khẳng định nguồn đá xây dựng thành Nghệ An đợc lấy từ huyện Nam Đàn nhng không nói rõ phơng tiện vận chuyển và con đờng vận chuyển.

Theo Hoàng Văn Lân và Nguyễn Quang Hồng trong bài viết "Nguyện liệu xây dựng thành Nghệ An dới triều vua Minh Mạng (1820 - 1840)" đăng trên tạp chí Thông tin Khoa học - Công nghệ và môi trờng đã đa ra hai giả thiết: "một là vận chuyển bằng đờng bộ hai là vận chuyển băng đờng thuỷ. Và trong cả hai trờng hợp, việc vận chuyển đều theo phơng thức phi cơ giới" [14;33].

Nếu nh theo giả thiết thứ nhất thì việc vận chuyển bằng cách gánh bộ thì không thể thực hiện đợc. Bởi vì đá ong để xây dựng là loại đá có khối lợng lớn

nên không thể gánh nổi. Còn nếu sử dụng xe cút kít thì cũng chỉ chở đợc từ 5 - 10 tảng đá đôi hoặc 4 - 6 tảng đá ba. Còn nếu chở những tảng đá lớn sẽ làm cho xe đổ và không vận hành đợc. Nhng giả sử xe có vận hành đợc thì quảng đờng từ Nam Đàn đến công trờng cách gần 30 km, lại đồi núi bát úp ghồ ghề sẽ không thực hiện đợc trong thời gian ngắn nh thế. Thế nên việc chuyên chở bằng đờng bộ theo giả thiết thứ nhất là không đúng [14;33].

Nh thế, việc vận chuyển nguyên liệu chỉ có thể đợc thực hiện bằng đờng thuỷ, c dân ở đây đã sử dụng đò để vận chuyển.

Từ lâu c dân xứ Nghệ đã có truyền thống xây dựng đền chùa, miếu mạo và thành trì. Đặc biệt họ đã biết sử dụng lợi thế của những con sông để vận chuyển nguyên liệu nhng không tốn sức và nhanh hơn so với vân chuyển bằng đờng bộ.

Năm 1831 thành Nghệ An đợc xây dựng đã kế thừa cách thức xây dựng đền đài, thành trì, và cách thức chuyên chở nguyên liệu trong các thế kỹ trớc.

Mặc dầu không có t liệu lịch sử ghi chép cụ thể về cách thức xây dựng thành Nghệ An năm 1831 nhng việc khảo sát lại hiện trờng lịch sử ở lu vực sông Lam rồi cùng với phơng pháp loại suy bằng so sánh tính tơng trợ trong lịch sử, ngày nay những nhà nghiên cứu đã khôi phục lại con đờng vận chuyển đá ong xây thành Nghệ An thời Minh mạng đợc tiến hành theo từng bớc cụ thể sau đây:

Thứ nhất, sau khi khai thác và chế biến hàng triệu tảng đá ong đủ các loại, kích cỡ, đợc vận chuyển từ các mỏ đá Thanh Thuỷ ra bến đò Sa Nam bằng xe cút kít. Đó là các loại đá đôi, đá ba... Còn các loại đá tảng, đá liếp đợc vận chuyển bằng xe trợt do trâu kéo. Đoạn đờng bộ này dài 4km.

Tiếp đó với phơng pháp xe trợt bằng con lăn, do ngời kéo, ngời ta đa các tảng đá ong xuống thuyền, do làng thuyền Khánh Sơn, huyện Thanh Chơng xa (nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) rồi thuyền vận tải sẽ chuyển đá xuôi dòng sông Lam về bến cầu Cửa Tiền (nay thuộc phờng Hồng Sơn - Thành phố Vinh).

Cuối cùng, từ bến cầu Cửa Tiền, đá song sẽ đợc chuyển lên đờng bộ cũng theo phơng pháp xe trợt bằng con lăn do ngời kéo hoặc trâu, bò kéo và lập tức chuyển ngay về công trờng xây dựng, thuộc từng công đoạn nối tiếp nhau của toà thành Nghệ An bằng hai loại xe cút kít và xe trợt do trâu kéo. Đoạn đờng này dài 1,3km. Nh thế đá ong, đá sò ở Nam Đàn đã đợc vận chuyển tới các địa điểm xây dựng.

Qua quá trình xây dựng từ thiết kế thi công đến phơng thức vận chuyển nguyên liệu để xây dựng thành Nghệ An chúng ta thấy rằng mặc dù trong điều kiện một nền văn minh nông nghiệp lạc hậu sơ khai, thế nhng đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo. C dân ở đây đã biết áp dụng những kỹ thuật trong xây thành cũng nh trong phơng thức vận chuyển nguyên liệu để hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Sở dĩ có đợc điều đó vì c dân ở đây đợc kế thừa khả năng xây dựng đền đài, dinh thự thành luỹ từ trớc [14;35].

Nhờ sự khéo léo, tài tình sáng tạo của c dân Lam Giang mà thành Nghệ An đã đợc hoàn thành trong thời gian rất sớm, chỉ mất 1 năm đáp ứng kịp thời công cuộc cải cách hành chính Quốc gia trên toàn bộ Vơng quốc Đại Nam của Minh Mệnh, cũng nh nhằm phục vụ mục đích quân sự của vua quan triều Nguyễn.

Qua khảo sát vị trí địa lý, kiến trúc thành Nghệ An tôi thấy có thể rút ra mấy nhận xét nh sau:

So với các thành cổ đơng thời đợc xây dựng trên vùng đất Nghệ Tĩnh nh thành Phủ Diễn Châu xây dựng năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), thành Phủ Anh Sơn (1802), thành Đạo Hà Tĩnh xây dựng năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), thành Phủ Kỳ Anh xây dựng năm Minh Mệnh thứ 4... thì thành Nghệ An là kiên cố nhất, đóng ở vị trí xung yếu và có quy mô lớn nhất. Và so với các thành mà nhà Nguyễn đã xây dựng trên đất nớc ta nh thành tỉnh Cao Bằng xây dựng năm Minh Mệnh thứ 17, thành tỉnh Quảng Yên xây dựng năm Gia Long thứ 14, thành tỉnh Tuyên Quang xây năm Thiệu Trị thứ 4... thành Nghệ An cũng là một trong những thành lớn.

Về mặt vị trí và kiến trúc, thành Nghệ An đã tận dụng đợc địa thế có sông, có núi, đồng bằng ở khu vực xung quanh. Nh đã mô tả ở phần cấu trúc, với một vị trí nh vậy thành Nghệ An chỉ cần ít quân cống có thể chống địch đối phơng với số đông, có thể cố thủ lâu dài mà vẫn duy trì đợc sức chiến đấu trong thành, cạnh thành còn có con sông Vinh, có thể lấy nớc dự trữ, nhân sự tiếp tế dễ dàng.

Thành Nghệ An là lỵ sở của tỉnh Nghệ An có phố xá chợ họp đông đúc, phồn thịnh. Vì vậy việc cung cấp lơng thực và các nguồn sống khác cũng thuận lợi, dồi dào.

Thành Nghệ An với quy mô lớn của nó, là kết quả lao động rất cơ cực của binh lính và nhân dân xứ Nghệ. Trong bức tờng thành ấy không những chỉ có sức lao động, mồ hôi nớc mắt mà còn có cả máu xơng của nhân dân ta. Nhân dân vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trờng còn lu lại một cách đậm nét những hình ảnh tang thơng về cuộc đời nô lệ dới ách thống triều Nguyễn và thực dân Pháp xâm lợc. Nhân dân Vĩnh Yên và Yên Trờng cùng với nhân dân Nghệ An đã đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức của quan lại nhà Nguyễn và thực dân Pháp, nhiều lần bao vây thành Nghệ An, nhổ đợc cái chốt tàn bạo, cái dằm nhức nhối ra khỏi cơ thể quê hơng.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá thành cổ nghệ an (Trang 56 - 60)