Qúa trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá thành cổ nghệ an (Trang 28 - 35)

Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long. Đến năm 1804, Gia Long ra chỉ dụ đa trấn sở của Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch (Hng Nguyên) đến xã Vĩnh Yên và Yên Trờng thuộc tổng Ngô Trờng huyện Chân Lộc và xây dựng trấn thành Nghệ An ở đó, gọi là thành Nghệ An.

Thành Nghệ An nằm ngay trên vị trí Vĩnh Doanh của thời Lê nên lúc bấy giờ còn gọi là Vĩnh Thành theo trật tự chữ Hán. Còn chữ La tinh viết là " Vinh " và về sau do cách gọi của nhân dân địa phơng chữ " Vĩnh " thành chữ " Vinh " nên gọi là Thành Vinh.

Ngoài ra do thành Nghệ An có cấu trúc hình lục giác (6 cạnh, 6 góc), 6 cạnh này nằm theo sáu hớng làm thành ba cặp đối xứng nhau nên đứng trên núi Dũng Quyết nhìn xuống trông giống nh con rùa nên còn gọi là thành Con Rùa, " Quy Thành " tợng trng cho sự trờng tồn, bền vững và lâu dài.

Thành cổ Nghệ An theo tác phẩm " Đồng Khánh ngự lãm địa d chí lợc Nghệ An tỉnh " (sách D địa chí soạn để Vua Đồng Khánh xem) của Hoàng Hữu Xứng thì thành Nghệ An thuộc địa phận hai xã Vĩnh Yên và Yên Trờng, tổng Ngô Trờng huyện Chân Lộc thời Nguyễn, nay thuộc địa bàn ba phờng Quang Trung, Cửa Nam và Đội Cung của Thành phố Vinh ngày nay.

Hiện nay nó nằm trên phần đất của sân vận động Vinh và Sở Thể dục thể thao Nghệ An, bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, bảo tàng tổng hợp Nghệ An. Phía Tây giáp với khu vực mộ Đội Cung (tức Nguyễn Văn Cung), thủ lĩnh của cuộc binh biến ở chợ Rạng, chợ Đồn ngày 13/01/1941. Phía Nam tiếp giáp với khu vực vờn hoa Cửa Nam, cách chợ Vinh chừng 500 - 600m, phía Đông tiếp giáp với phờng Quang Trung.

Thành Nghệ An nằm ở trung tâm Thành phố Vinh ngày nay, gần những trục đờng giao thông quan trọng thuận tiện nh đờng bộ, đờng xe lửa Bắc - Nam, từ đây có thể sang Lào bằng con đờng ngắn nhất là đờng số 7 và đờng số 8. Thành Nghệ An lại gần cửa biển, cửa sông tiến thoát dễ dàng.

Vị trí địa điểm xây dựng thành Nghệ An là sự lựa chọn trùng hợp của các thời đại.

Nếu đứng trên Thành Vinh nhìn ra xa bốn phía ta có thể nhận thấy đây nh là một lòng chảo mà xung quanh là núi sông hùng vĩ vây bọc, phía trớc mặt thành (hớng Nam) là dòng sông Vinh yên ả chảy nối liền với sông Cồn Mộc quanh co để đổi ra sông Cả (sông Lam). Tại ngã ba Hạc (cảng Bến Thủy) chếch về hớng đông Nam là núi Dũng Quyết sừng sững và vững chãi nh che chở, nh vừa tăng thêm vẻ uy nghi cho tòa thành.

Có thể thấy rằng, địa điểm xây dựng thành Nghệ An có vị trí chiến lợc quân sự quan trọng.

Vị trí thành Nghệ An xa kia là một vùng đầm lầy hoang vắng thuộc hạ lu Sông Lam, cây cối rậm rạp hoang vu. Qua quá trình biến đổi của lịch sử vùng đất này trở thành nơi c trú của ngời Việt Cổ với một nền văn minh nông nghiệp phát triển. Ngời ta đã tìm thấy tại núi Dũng Quyết mặt trống đồng có hoa văn đẹp, có niên đại cách ngày nay 3000 - 2500 năm (thuộc văn hóa Đông Sơn). Nh vậy từ rất sớm tổ tiên ta đã có mặt trên mảnh đất này nơi và về sau có một vị trí quan trọng. Vị trí xây dựng thành có ý nghĩa chiến lợc quan trọng về mặt quân sự. Vị trí này đợc khẳng định qua rất nhiều tài liệu th tịch cổ. Nó đợc biến đổi về địa hình, giới hạn cũng nh địa danh qua các thời đại.

Năm 179 (TCN) nhà Tần xâm lợc chiếm Âu Lạc, rồi chia thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Vùng đất Vĩnh Yên và Yên trờng nói riêng và Nghệ An nói chung khi đó thuộc quận Cửu Chân.

Thời Hán chúng đặt tên nớc ta là Giao Châu và chia làm 9 quận, từ quận chia làm nhiều huyện. Nghệ An lúc đó thuộc huyện Hàm Hoan. Thời ấy, Mã Viện - một tớng ngời Tàu khi đợc phái sang cai trị nớc ta đã lấy núi Dũng Quyết làm "đại bản doanh".

Bớc sang kỷ nguyên Đại Việt, mở đầu chiến thắng của Ngô Quyền (939), nớc ta đợc chia làm 10 đạo, sau đó đổi thành Lộ, Phủ, Châu.

Đến năm Thiên Thành thứ ba đời Lý Thái Tông (1036) Lộ Hoan Châu đổi thành Lộ Nghệ An.

Từ năm 1407 quân Minh xâm lợc nớc ta, tớng giặc trấn giữ vững Nghệ An là Trơng Phụ đóng ở Lam Thành. Để tránh sự cớp bóc của giặc ta đã họp chợ rồi dần dần lập đô thị ở Phù Thạch. Cùng với Phù Thạch, trên bờ sông Vinh là cơ sở quân sự Vĩnh Doanh. Sau chiến thắng quân Minh nhà Lê cho củng cố lại Vĩnh Doanh và đặt tại đây một số kho trại, lớn nhất là Vĩnh Khố, Vĩnh Doanh. Từ đó đợc coi nh là tiền đồn của trấn Nghệ An.

Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, vùng Vinh là nơi đã chứng kiến nhiều cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân Đàng Trong và quân Đàng Ngoài. Do vậy Vĩnh Doanh trở thành nơi tập trung kho tàng quân lơng, quân dụng và còn là địa điểm đóng trấn binh và hành dinh cho một trận để bảo vệ kho tàng. Vua Lê, Chúa Trịnh còn cho đào sông Cồn Mộc theo hình chín khúc quanh co để đề phong khi có sự tấn công của quân Nguyễn vào Vĩnh Doanh thì cũng có đờng rút lui, hoặc để viễn quân có thể vào ứng cứu khi bị bao vây.

Sau khi Hà Trung - trấn thị của Nghệ An lúc bấy giờ bị mất về tay chúa Nguyễn, Lam Thành bị bao vây, chúa Trịnh liền cho mở rộng và củng cố lực l- ợng ở Vĩnh Doanh. Vĩnh Doanh lại trở thành trấn thị của Nghệ An.

Đến thế kỷ XVIII, khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đã thấy rõ vị trí chiến lợc của vùng Vinh. Trong chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày 3/9/1788 viết: "chỉ có đóng đô ở Nghệ An là đ-

Lộc xã Yên Trờng hình thể rộng rãi, khí tợng tơi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới ở đây. Thực tế ông đã cho xây dựng kinh đô dới chân núi Dũng Quyết - đó là Phợng Hoàng Trung Đô (vết tích ngày nay vẫn còn) song đáng tiếc việc xây dựng cha xong thì Quang Trung mất nên công việc bỏ dở.

Nhà Nguyễn cớp đợc chính quyền từ tay nhà Tây Sơn ngày 2/5 Nhâm Tuất (1802) Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức xác lập quyền thống trị dòng họ Nguyễn trên phạm vi lãnh thổ nớc ta: Bao gồm cả phần đất "Đàng Ngoài và Đàng Trong" đó là cha kể gần một triệu ki lô mét vuông hải phận kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Kế thừa kinh nghiệm bang giao của các vơng triều quân chủ trớc đó, năm 1803 Gia Long cử đoàn phái bộ do Lê Quang Định dẫn đầu sang Trung Quốc xin cầu phong và chấp nhận sự thuần phục đối với nhà Thanh.

Năm 1804, vua Gia Long đặt quốc hiệu nớc ta là Việt Nam. Nhng đến năm 1811 trớc sự phản ứng của các tầng lớp nhân dân, Gia Long lại đặt nớc ta là Đại Việt. Đến năm 1833 vua Minh Mạng lại đổi quốc hiệu nớc ta là Đại Nam.

Khác với các vơng triều quân chủ ở nớc ta nh Lý - Trần - Lê, Gia Long quyết định chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nớc. Theo Lê Quang Định, trong bộ sách Hoàng Việt nhất thống d địa chí, thời Gia Long cả nớc ta có 29 doanh trấn, kinh đô Phú Xuân còn có tên gọi là "Kinh S". Khi mới lên ngôi, vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành trông coi 11 trấn thành mặt Bắc. Nguyễn Văn Nhân (sau đổi là Lê Văn Duyệt) làm tổng trấn Gia Định Thành, cai quản 5 trấn ở mặt Nam.

Nhằm thâu tóm mọi quyền lực vào tay Hoàng Đế, Gia Long đặt ra lệ "tứ bất": Không đặt chức tể tớng, không phong Hoàng Hậu, không phong tớc vơng cho ngời ngoài Hoàng Tộc. Các công thần có công giúp Nguyễn ánh đánh dẹp Tây Sơn lên ngôi vua chỉ đợc phong chức Tam Thái, Tam Thiếu.

Với t cách là Hoàng Đế của trăm họ, năm 1803 Gia Long thực hiện chuyến Bắc tuần lần thứ nhất với hai mục đích nhận sắc phong của nhà Thanh tại kinh thành Thăng Long và ổn định tình hình Bắc Hà vốn là đất cũ của nhà Lê. Trong chuyến Bắc tuần ấy Hoàng Đế Gia Long đã tiến hành nhiều việc, trong đó có việc dời trấn Thanh Hoa và trấn Nghệ An đi nơi khác: "Dời trấn Thanh Hoa và trấn Nghệ An đi nơi khác. Trớc là khi Vua Bắc tuần (Gia Long Bắc tuần tháng 8 năm Quý Hợi 1803), ngày Quý Dậu xa giá đến Nghệ An, ngày Tân Sửu xa giá từ Nghệ An ra Thanh. Xa giá đến lỵ sở hai trấn ấy (lỵ sở Thanh Hóa cũ ở xã Dơng Xá, huyện Đông Sơn, lỵ sở Nghệ An cũ ở xã Dũng Quyết, huyện Chân Lộc)", bàn muốn dời đi nơi khác, bèn trải xem địa thế định lấy xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn làm trấn lỵ Thanh Hoa, An Trờng huyện Chân Lộc làm trấn lỵ ở Nghệ An [8;22]

Mặc dù rất thù ghét Nguyễn Huệ nhng Gia Long không thể làm ngơ trớc cái nhìn có tầm chiến lợc kiệt xuất của nhà quân sự tài ba Nguyễn Huệ, rằng sông Vĩnh, núi Quyết có tầm thế của một đô thị sao lại không đóng để xây dựng trấn sở của tỉnh? Cho nên trong thời gian nghỉ tại hành cung Vĩnh Dinh (xã Vĩnh Yên huyện Chân Lộc), vua Gia Long cho xây dựng lại miếu thờ Khổng Tử gọi là "Văn Thánh" hay "Văn Miếu" (địa điểm ở nhà máy in Nghệ An hiện nay).

Tháng 5 năm sau, tức tháng 5 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long xuống chiếu cho tả quân Lê Văn Duyệt đốc suất việc xây dựng thành, đắp lũy để chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch (Hng Nguyên) về Vĩnh Yên và Yên Trờng (huyện Chân Lộc).

Các bộ sử sách đời Nguyễn nh: Đại Nam thục lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ... đều cho biết để xây dựng thành Gia Long đã cho huy động một lực lợng lớn binh lính nhân công để đào đắp, xây dựng một toà thành làm bằng đất sét. Công việc đào hào, đắp lũy xây dựng thành đợc tiến hành song song với việc xây dựng nhà cửa trong thành làm

nơi làm việc cho bộ máy quan trấn mà nhà Nguyễn bổ dụng. Khi toà thành làm bằng đất ấy đợc xây dựng xong cũng là lúc toàn bộ lỵ sở Nghệ An dời từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trờng. Chợ Vinh ở phía Đông Nam tỉnh thành trở thành "chợ Trấn", buôn bán ngày càng tấp nập phồn thịnh, phố xá mọc lên nhanh chóng. Trờng Thi Hơng Nghệ An cũng đợc chuyển từ Lam Thành về phía Đông tỉnh thành để khoa thi Hơng đầu tiên vào năm 1807, hàng ngàn sỹ tử xứ Nghệ đã háo hức lều chõng về dự thi. Gia Long đã biến vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trờng thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của trấn Nghệ An.

Tuy nhiên công trình đợc xây cất vào năm 1804 chỉ đắp bằng đất không có giá trị về mặt kiến trúc, có lẽ vì vậy mà trong biên niên sử nhà Nguyễn không hề ghi chép điều gì về việc xây cất ở trấn Nghệ An.

Suốt cả đời Gia Long không thấy có công việc xây cất gì to tát ở tòa thành của trọng trấn Nghệ An này. Mãi đến đời Minh Mạng, cách dinh thự ở thành trấn Nghệ An đã đổ xiêu vẹo. Một lần vào khoảng tháng 9 năm Tân Tỵ (1821), Minh Mạng ngự giá Bắc tuần, có dịp nhận thấy tận mắt cảnh các quan tháp tùng vua phải trú trong những hành cung dột nát. Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1824) trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Soạn tâu vua xin sai quân dân chuẩn bị gạch đá để xây dựng lại thành trấn nhng không đợc chuẩn y. Nguyên cớ sâu xa của việc trì hoãn xây cất trấn thành Nghệ An là vì dân tình lúc này quá điêu đứng. Vào những năm đầu đời Minh Mạng, trong trấn thành Nghệ Tĩnh là nơi bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại Triều Nguyễn, mà điển hình là cuộc khởi nghĩa của Hầu Tạo. Minh Mạng lo sợ việc tập trung một lực lợng lao động của binh lính và nhân dân sẽ không có lợi cho an ninh triều đình, là cái cớ trực tiếp châm ngòi nổ cho một cuộc khởi nghĩa nông dân khác.

Đến năm 1831 dới thời vua Minh Mạng thứ 12 thành đợc xây dựng lại bằng đá ong kiên cố hơn nh một pháo đài quân sự với khả năng phòng thủ cao.

Để xây dựng thành Nghệ An, Minh Mạng đã cho Tả dinh quân thần sách là Đỗ Quỹ trực tiếp chỉ huy công cuộc xây dựng thành, đắp lũy ở Nghệ An. Để hoàn thành kế hoạch nhà Nguyễn đã cho huy động hơn một nghìn biền binh Thanh Hóa, bốn nghìn biền binh Nghệ An, cùng hàng vạn nhân công ở Nghệ An và Hà Tĩnh để khai thác đá ong ở Thanh Thủy - Nam Đàn, đá Sò ở Phủ Diễn, vận chuyển nguyên liệu về Vinh. Công việc xây thành Nghệ An hoàn thành, nhà Nguyễn đã ban thởng cho Tả dinh quân thần sách là Đỗ Quý thăng một cấp và dùng mời nghìn quan tiền để ban thởng cho lực lợng biền binh đã tham gia xây dựng thành và cho ăn một bữa yến tiệc.

Vậy là Nghệ An đã có một tòa thành kiên cố, nếu nh một đạo quân của một cuộc khởi nghĩa nông dân nào đó có ý định đột nhập, chiếm cứ tỉnh thành thì khó bề thực hiện.

Năm 1874 thành Nghệ An đợc sửa chữa lại. Trong Châu Bản nhà Nguyễn tập số 128, tờ tấu 101 - 103 cho biết: năm 1874 để sửa chữa và gia cố phần tờng thành bị rạn nứt, Tự Đức đã cho xuất ba nghìn sáu trăm chín mơi tám quan, bảy tiền và ba mơi ba đồng để mua đá ong, vôi mật sửa chữa thành, cho đắp tờng thành cao thêm một thớc hai tấc (tức 0,48m) tổng cộng tờng cao 4,08m và thân tờng dày thêm một thớc [9;40]

Từ các tài liệu trên, kết hợp với nguồn tài liệu điền dã cho phép ta khẳng định rằng: Từ tháng 5 năm Giáp Tý 1804, Gia Long thứ 3, trấn thành Nghệ An chính thức đợc chuyển dời từ Lam Thành - Phù Thạch (Hng Nguyên) về Vĩnh Yên và Yên Trờng huyện Chân Lộc.

Thành cổ Nghệ An là một công trình nghệ thuật kiến trúc quân sự độc đáo, có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa dân tộc. Vì thế nên 1998 thành cổ Nghệ An đợc bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích quốc gia (quyết định số 95/1998/BVHTT) ngày 24/1/1998.

Năm 2004, UBND thành phố Vinh đã triển khai dự án tu bổ và phục hồi 3 cổng thành Tả Mô, Hữu Môn và Tiền Môn. Thiết kế và thi công do công ty tu bổ di tích trung ơng thực hiện

Hiện nay, Cục di sản - Bộ Văn hóa Thông tin, Bảo tàng tỉnh Nghệ An và Ban quản lý di tích - danh thắng Nghệ An đang có dự án trùng tu xây dựng lại một số hạng mục của thành cổ Nghệ An và một số cơ quan dinh thự trong thành. Trong một tơng lai không xa chúng ta sẽ đợc sống lại trong không khí lịch sử và đợc nhìn thấy một trấn thành của thế kỷ XIX.

Nh vậy, do vị trí chiến lợc của vùng đất Vinh nên ta thấy qua các thời kỳ cổ trung, cận đại (và cả ngày nay) các triều đại phong kiến đều coi Vinh là một trung tâm có tầm cỡ. Có lúc nơi đây đã từng đợc chọn làm kinh đô của cả nớc. Ngay cả khi nớc ta bị ngoại bang thôn tính thì vùng đất Vinh vẫn đợc coi là một vị trí cần trấn giữ để thực hiện ý đồ chiến lợc của chúng. Vì vậy việc xuất hiện ở đây một toàn thành là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá thành cổ nghệ an (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w