Thành Nghệ An là tòa thành có hình dạng lục giác, trong thành có các cơ quan, dinh thất và các kiến trúc khá phù hợp với tính chất của một bộ máy quan liêu và đàn áp dân chúng. Theo thời gian sự bố trí của các cơ quan, các công trình dinh thự trong thành có sự thay đổi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nó.
2.2.5.1. Các công trình dinh thự trong thành thời Nguyễn.
Triều nguyễn khi cho xây dựng thành Nghệ An không chỉ quy định về quy mô, hình dáng, kích thớc của thành mà còn quy định những chi tiết từng bộ phận kiến trúc của trong thành. Qua nghiên cứu các t liệu thành văn và qua khảo sát thực địa điền dã thất rằng các công trình dinh thự trong thành đợc bố trí nh sau:
Thành Nghệ An đợc xây dựng theo kiểu kiến trúc vô băng. Vì thế mỗi góc của thành đều đợc bố trí một pháo đài, bên trong cổng ra vào đều có lô cốt băng bê tông cốt thép. Trên hệ thống trờng thành cũng nh các cổng, bốt gác, lô cốt đều có bố trí các khẩu thần công và lính gác canh ngày đêm.
Sách "Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ " của Quốc sử quán triều Nguyễn chép để bảo vệ tỉnh thành Nghệ An năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) triều đình đã chuẩn y cho thành Nghệ An đặt súng các hạng 36 cỗ, gồm súng Gông Hồng Y 16 cỗ, súng Đang Phách Sơn 4 cỗ, súng Đồng Quá Sơn 16 cỗ.
Theo sách xứ An Tĩnh xa của Hlơbrơtông một ngời Pháp từng làm hiệu trởng trờng Quốc học Vinh, công bố năm 1934 cho biết "Khu vực xung quanh thành cổ Nghệ An có đến 47 cỗ súng thần công, trong đó có 34 khẩu đúc bằng đồng". Các súng có song sắt, "Uy viên Tớng quân", "Địch viên tớng quân" dới mỗi khẩu có thắp hơng [3;193] theo Hlơbrơtông (Hippolyte lebreton) thì súng này mua của nớc ngoài, còn nữa thì đợc đúc ở các tràng đúc trong nớc.
Khu vực Nghệ An vào thời điểm của Hlơbrơtông có mặt ở Vinh có đến 48 khẩu, đợc đặt ở Võ Miếu, khách sạn toà sứ Pháp, trớc hành cung cũ trong nội thành... Những cỗ thần công ấy đã mất thiêng từ năm 1885, khi tàu chiến của
Pháp đợc trang bị đại bác tầm xa vào sông Lam và khạc đạn uy hiếp đồn gác tiền tiêu của nhà Nguyễn ở núi Quyết. Từ đó về sau các cỗ súng thần công không còn là đối tợng của quân đội mà đã trở thành vật để các nhà khảo cứu, chẳng hạn nh Hlơbrơtông tìm tòi, miêu tả, là hiện vật trong bảo tàng, tợng trng cho quyền uy của một chế độ đã lụy tàn. Kiến trúc chính của thành là hành cung ở ngay chính giữa cổng tiền đi vào. Đây là ngôi nhà để vua ngự giá triều mỗi khi qua Nghệ An, đồng thời cũng là nơi các quan đầu tỉnh tập trung những dịp nhà vua đi qua, hoặc hội họp. Hành cung đợc xây bằng gạch, đá, cột bằng gỗ lim chạm khắc cầu kỳ với những hình rồng, phợng, công đợc sơn son thiếp vàng lộng lẫy xứng với tầm của một tòa thành.
Dinh quan tổng đốc đợc bố trí ở bên tả của hành cung, còn bên hữu là "hữu kho". Đối diện với hành cung là kỳ đài (còn gọi là cột cờ). Bên tả của kỳ đài là dinh bố chánh, bên hữu của kỳ đài là dinh quan ám sát. Nh vậy có nghĩa là dinh quan bố chánh và quan ám sát đợc đặt ở phía Nam nội thành.
Bên hữu cổng Tả là dinh chánh lãnh binh, phía Đông Bắc của cổng Hữu là dinh phó lãnh binh.
Dinh đề đốc đặt ở phía Tây của nội thành. Phía đông là ngục thất (nhà lao) - Nơi giam giữ những ngời chống lại triều đình. Ngục thất gồm một nhà khám và một nhà ngục, mỗi nhà gồm 3 gian 2 chái, lòng nhà dọc, ngang đều 7 thớc 2 tấc (3m). Xung quang xây tờng cao 6 thớc 2 tấc (2,48m) dày 0,4m. Mỗi góc tờng đặt một bốt gác, trên tờng cắm nhiều mảnh chai, thép gai, mở một cửa ở phía bắc. Toàn bộ hệ thống nhà lao đợc bố trí thành nhiều dãy, nhiều buồng giam có tới 12 buồng và 1 xà lim. Cửa buồng giam đợc làm bằng sắt to nặng, trong buồng có một cửa sất rất dày. Phần chủ yếu trong buồng là chỗ cùm chân và lát sàn gỗ lim cho tù nhân nằm. Ngoài ra nhà lao còn có hệ thống thoát nớc, nhà văn phòng, nhà bếp, giếng nớc và khu vệ sinh.
Có thể nói nhà lao là một hệ thống khép kín vững chắc, không kể hàng rào với bốt gác bên ngoài, ngời tù muốn thoát cũng phải qua hai lần cửa sắt, qua bục gỗ của lính gác trong nhà giam. Khi thực dân pháp chiếm đóng Vinh, chúng tiếp tục xây dựng nhà lao ngày càng kiên cố và vững chắc hơn làm nơi giam cầm những chiến sỹ cách mạng.
Thời phong kiến nhà Nguyễn, nhà lao chủ yếu để giam giữ những ngời trộm cắp, những phần tử chống đối vơng triều. Đến khi thực dân Pháp xâm lợc cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra ngày càng nhiều chính quyền thực dân phong kiến đã dùng nơi đây giam cầm, đày ải, tra tấn những ngời yêu nớc. Từ phong trào Cần Vơng, Văn Thân đến phong trào Duy Tân chống thuế cũng bị giam cầm ở đây.
Có thể nói hơn 140 năm tồn tại (1804 - 1945) nhà lao vừa là nơi ghi dấu tội ác man rợ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn và thực dân Pháp nhng cũng vừa là nơi thử thách ý chí, rèm luyện tinh thần, là trờng học cách mạng của những ngời cộng sản trên quê hơng Xô Viết anh hùng.
Trong nội thành dới thời Nguyễn còn có 5 kho thóc. Năm Gia Long thứ 11 (1812) dựng một kho, năm Gia Long thứ 18 (1917) dựng 1 kho, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) dựng 1 kho, năm Minh mệnh thứ 18 (1837) dựng 1 kho, năm Tự Đức thứ 4 (1851) dựng một kho. Ngoài ra, còn có một kho tiền, một kho thuốc súng dựng năm Gia Long thứ 8 (1809), năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) dựng 2 xởng thuốc súng, năm1936 dựng thêm 1 kho muối...
Trong nội thành còn có 2 trại lính, một trại khố xanh và một trại khố đỏ. Tất cả các cơ quan dinh thự ấy họp thành bộ máy bóc lột của tỉnh Nghệ An thế kỷ XIX. Những dinh thự cũ nay không còn nữa, tất cả đã bị hủy hoại với năm tháng và chiến tranh liên miên. Nay chỉ còn dấu tích là bốt gác của nhà lao, thay vào đó là các cơ quan khác.
2.2.5.2. Quá trình thay đổi
Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử những công trình dinh thự trong thành không còn nữa chỉ còn một bốt gác trại giam cách cổng thành vài trăm dặm về hớng Đông cạnh trung tâm thi đấu thể dục thể thao của tỉnh.
Bốt gác hình bát giác (8 cạnh, mỗi cạnh dài 2,1 m) gồm 2 tầng, mỗi tầng cao 3m. ở tầng dới mở một cửa nhỏ để ra vào, bốt gác đợc xây dựng bằng bê tông cốt thép khá kiên cố nhng do bị bom Mỹ thả xuống nên bị phá hủy 3/4.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ thành Vinh thực hiện tiêu thổ kháng chiến các công trình dinh thự, các công sở bị phá dỡ, thực hiện sơ tán triệt để.
Hòa bình lập lại (1954) tất cả trở về Vinh, một số cơ quan cấp tỉnh nh Tỉnh ủy, ủy Ban, ti văn hóa, Ti thông tin... về đóng trong khu vực nội thành. Năm 1963 bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đợc xây dựng ở đây để kỷ niệm cao trào cách mạng 1930 - 1931. Cùng với các cơ quan nhà nớc, một số dân cũng đợc phép vào làm nhà ở những khu vực phía ngoài men theo bờ thành.
Năm 1964 do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các cơ quan cùng đồng bào thành Vinh phải đi sơ tán. Nhng lúc này Thành Vinh đã bị bom Mỹ phá hoại nặng nề. Sau này Tỉnh ủy, UBND tỉnh chuyển ra khỏi khu vực nội thành và thay vào đó là các cơ quan văn hóa, Ti văn hóa, Ti thông tin, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ti thể dục thể thao, trờng truyền thanh truyền hình, đài phát thanh, trờng phổ thông Quang Trung, hội văn nghệ Nghệ An , chợ Vinh.
Sân vận động Vinh nằm trên vị trí của hành cung xa, ngay trớc cổng tiền đi vào. Công trình này do nớc cộng hòa dân chủ Đức tài trợ xây dựng năm 1977 và khánh thành ngày 7/11/1981. Sân vận động đợc xây dựng quy mô, hiện đại với 15 nghìn chỗ ngồi gồm 2 khán đài xung quanh sân xây tờng cao 4 m để bảo vệ.
Đài tởng niệm Bác Hồ là vị trí của kỳ đài ngày xa. Bên phải cổng Tiền là công ty 1 và công ty cây xanh thuộc nền đất của dinh ám sát cũ. Công ty cây xanh là nơi cung cấp và làm đẹp cho thành phố.
Chếch về phía Bắc cổng Tả là ti văn hóa và ti thông tin thuộc nền đất của dinh quan phó lãnh binh và một phần nhà lao cũ. Sau năm 1981 bộ phận bảo tàng và phòng thông tin tuyên truyền tách ra thành 2 cơ quan là nhà văn hóa trung tâm và bảo tàng tổng hợp, trụ sở ti văn hóa chuyển đi chỗ khác.
Nhà văn hoá trung tâm ở ngay sát cổng Tả, phía ngoài gồm khu nhà làm việc hai tầng, sân trợt pa tanh, hội trờng, sân khấu. Sát bờ thành phía đông là
san khấu ngoài trời, lùi vào phía sau men theo bờ thành phía đông bắc theo quy hoạch là khu tập thể cán bộ công nhân viên.
Nhà văn hoá trung tâm của tỉnh là nơi tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ trong tỉnh.
Bên cạnh nhà văn hoá trung tâm là Bảo tàng tổng hợp Nghệ An, nơi trình bày các di vật từ thời nguyên thuỷ đến nay trên địa bàn Nghệ An.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đợc xây dựng năm 1963 trên nền đất của khu xà lim của nhà Lào trớc đây. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964) khu nhà 2 từng bị Mỹ ném bom và sau chiến tranh đợc tu sửa lại.
Đối diện với Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh là đài phát thanh gồm khu nhà 2 tầng, trong có phòng bá âm đợc trang bị hiện đại. Có dãy nhà cấp 4 là lớp học của trờng truyền thanh và khu nhà tập thể của cán bộ công nhân viên. Trong khu này có cột ăng ten cao 96m.
Bên cổng Hữu là trung tâm thể dục thể thao gồm 2 trụ sở: Sở thể dục thể thao và đội bóng Sông Lam, trung tâm đào tạo huấn luyện nhà thi đấu. Trên nền của dinh chánh lãnh binh xa nay là trụ sở thể dục thể thao bao gồm khu nhà làm việc, nhà ở, trờng học của cán bộ công nhân viên và học sinh, sân bóng phụ, sân bóng chuyền.
Năm 1994 nhà thi đấu đợc xây dựng khá quy mô và hiện đại. Bên trong sở thể dục thể thao là công ty phát hành sách Nghệ An gồm khu nhà làm việc và khu nhà ở của cán bộ công nhân viên.
Nh vậy, trải qua quá trình biến đổi của lịch sử, chịu sự tác động của thiên nhiên và con ngời. Thành Nghệ An nay không còn nguyên vẹn hình dáng và hiện trạng ban đầu nữa. Hệ thống tờng thành chỉ còn là những dấu tích qua những đoạn bờ thành, hệ thống hào thành, hồ thành bị thu hẹp ở cả hai phía (trong và ngoài) chỉ còn ba cổng (Tiền, cổng Tả, cổng Hữu) là tơng đối nguyên vẹn, một bốt gác và dấu tích của khu nhà giam.
Nhng với tất cả những gì còn lại của thành cổ Nghệ An cũng đủ để ta khẳng định rằng đây là một công trình kiến trúc thành luỹ có tầm cỡ cả về quy mô, kích thớc và mức độ hoàn thiện. Thành cổ Nghệ An nh là một gạch nối lịch sử, nối liền quá khứ và hiện tại. Một toà thành đã mai một mà vẫn hằn nét lên lịch sử, đi vào ký ức của các thế hệ.
Ngày nay với sự xuất hiện của các công trình văn hoá mới trong nội thành làm cho Thành Vinh trở thành một quần thể văn hoá với sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa cái xa, cổ kính với cái hiện đại hấp dẫn.