Tranh chấp về nội dung của di chúc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 44)

7. Bố cục của đề tài

1.3.2. Tranh chấp về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là tổng hợp ý chí của người lập di chúc, thể hiện ở quyền định đoạt của người lập di chúc. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế; giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế...Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của Nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3 Điều 4 BLDS 2005. Vi phạm

các điều đó di chúc sẽ vô hiệu. Nội dung của di chúc được quy định tại Điều 648, 662, 664 BLDS 2005.

Để hiểu được quyền phân định di sản thừa kế của người lập di chúc thì phải biết được những di sản nào của người lập di chúc có quyền phân chia. Đây là cơ sở để ngành Tòa án dùng làm căn cứ để xác định di chúc có vi phạm quy định của pháp luật hay không?

Di sản thừa kế

Di sản bao gồm: tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, ngoài ra di sản thừa kế còn là các quyền tài sản mà người chết để lại.

Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. “công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác....Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. (Điều 58 Hiến Pháp 1992).

Tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút....) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô....) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn để sản xuất kinh doanh.

Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng để làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của để dành.

Nhà ở, diện tích mà người có nhà bị cải tạo XHCN, được Nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.

Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể, hoặc các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.

Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.

Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.

Quyền về tài sản do người chết để lại. Đó là các quyền dân dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê, hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...)

Ngoài những quyền nói trên quyền về tài sản của người chết được để lại như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Việc quy định về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ PLDS. Tuy nhiên các quyền tài sản gắn liền với nhân thân cuả người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hưu) không là di sản thừa kế.

Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lý toàn bộ đất đai và giao cho tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư công, sức vào sản xuất nhà nước cho phép cá nhân có 5 quyền, trong đó có quyền để lại thừa kế, quyền sử dụng đất, tùy loại đất khác nhau mà quyền thừa kế cũng có quy định khác nhau.

Vấn đề đất đai trong thừa kế ngày càng trở nên quan trọng hơn khi đa số các loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc thường liên quan đến quyền sử dụng đất. Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế càng khó giải quyết hơn khi Luật Đất đai có nhiều văn bản hướng dẫn, dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình giải quyết .

BLDS 2005 quy định di sản thừa kế nói chung và di sản thừa kế theo di chúc nói riêng, làm căn cứ để xác định người để lại di chúc có quyền phân chia di sản

thừa kế, di tặng, quyền giao nghĩa vụ thừa kế... trong phạm vi di sản thừa kế hợp pháp.

Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là vật gì. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do, nếu không phân định. Vì vậy, quyền phân định di sản của người lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ và qua từng góc độ đó, việc phân chia di sản theo di chúc được tiến hành cho phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản.

- Phân định tổng quát : Là trường hợp người lập di chúc không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này nếu trong di chúc chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó. Nếu di chúc chỉ định nhiều người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó.

- Phân định theo tỷ lệ: Là trường hợp trong di chúc đã nói rõ mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản theo một tỷ lệ nhất định so với tổng giá trị tài sản. Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Chẳng hạn, nếu di chúc xác định rằng cho A hưởng 1/5 di sản và sau khi định giá đã xác định được tổng giá trị di sản là 400 triệu đồng thì sẽ A được hưởng phần di sản là: 400 triệu : 5 = 80 triệu.

- Phân định cụ thể: Là trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì. Vì vậy khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc “kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản”. “Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người

khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Điều 684 BLDS 2005).

Do việc xác định tổng tài sản của người lập di chúc không thể hiện rõ ràng trong di chúc cho nên khi những người liên quan đến quan hệ thừa kế đó sẽ có cách xác định di sản của người đã chết khác nhau, dẫn đến việc phân định di sản thừa kế cũng khác nhau tất yếu dẫn đến tranh chấp, buộc họ phải yêu cầu tòa án giải quyết.

Việc phân chia di sản là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến nhất trong các tranh chấp về thừa kế theo di chúc vì nó tác động đến quyền và lợi ích của các chủ thể được nhận thừa kế.

Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Nghĩa vụ được xét đến trong mục này là những nghĩa vụ về tài sản.

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản.

Cũng giống như việc phân định tài sản, việc phân định nghĩa vụ cũng được hiểu theo ba góc độ sau đây:

- Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế.

- Trong trường hợp hợp để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.

- Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế thì riêng người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nếu có phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người đó được hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. Ví dụ: Ông A lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình trị giá 120 triệu đồng như sau: cho M hưởng 30 triệu đồng, N hưởng 30 triệu đồng, P hưởng 60 triệu đồng. Khi ông A chết còn nợ của người khác một khoản tiền là 54 triệu đồng. Ông A giao cho M phải thay ông trả khoản nợ đó. Như vậy, trong thực tế coi như M không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài 30 triệu đồng mà M được hưởng đã dùng để thanh toán nghĩa vụ, khoản nợ vẫn còn lại 24 triệu đồng. Khoản nợ này do N và P cùng phải thực hiện nhưng tương ứng với phần di sản mà mỗi người được hưởng (do di sản của N được hưởng = 1/2 di sản mà P được hưởng). Vì vậy N = 30 triệu đồng trừ 8 triệu đồng (1/3 của 24 triệu đồng) còn 22 triệu đồng; P = 60 triệu đồng trừ 16 triệu đồng (2/3 của 24 triệu đồng) còn 44 triệu đồng.

Như vậy, những người thừa kế không chỉ được nhận di sản thừa kế mà còn phải gánh vác nghĩa vụ cho người để lại thừa kế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Vì tâm lý của người thừa kế là chỉ muốn hưởng quyền mà không muốn phải gánh vác nghĩa vụ thay cho người đã chết. Họ cho rằng người nào nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ không thể buộc người khác phải trả nợ thay. Xuất pháp từ tâm lý và suy nghĩ như vậy mà người thừa kế theo di chúc sẽ từ chối nhận thừa kế hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến xung đột.

Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để di tặng

Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc.

Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và dĩ nhiên là người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Mặt khác, người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho (dù hợp đồng đó

chỉ được thực hiện sau khi người tặng cho đã chết) nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật nước ta quy định:

“Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”. (Khoản 2 Điều 671 BLDS 2005).

Thực tiễn cho thấy đây là vấn đề có nhiều tranh cãi vì người được di tặng sẽ gách vác ít nghĩa vụ trả nợ hơn so với những người được hưởng di sản thừa kế. Đặc biệt là các trường hợp toàn bộ di sản đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khi đó sẽ có sự bất đồng xảy ra.

Quyền được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Con người Việt Nam cổ truyền vốn coi việc thờ phụng tổ tiên là bổn phận hết sức thiêng liêng và hệ trọng của con, cháu. Khi một gia đình có kinh tế khá giả bao giờ người ta cũng quan tâm thi hành bổn phận ấy bằng cách dành ra một số tài sản để lo việc xây dựng nhà thờ, tài sản trong nhà thờ và thờ cúng hàng ngày. Các tài sản này có thể bao gồm nhiều loại với tên gọi khác nhau, nhưng chung quy đó là các “Di sản dùng vào việc thờ cúng” mà các bộ dân luật cũ gọi là “hương hỏa”.

Tôn trọng và ghi nhận truyền thống đó của dân tộc, Pháp lệnh Thừa kế trước đây và BLDS hiện nay của nước ta đều ghi nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Đồng thời, tại Điều 670, BLDS 2005 đã ghi rõ:

“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.

Như vậy, việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng.

Ý nguyện thật sự của người để lại di sản thờ cúng là phần di sản đó phải được những người về sau này lưu giữ mãi mãi, truyền từ đời này sang đời khác, những người thừa kế chỉ thay nhau quản lý để phục vụ cho công việc phụng tự. Phỏng đoán theo ý chí truyền thống, pháp luật nước ta quy định: phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế.

Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng việc thờ cúng và cũng không cần quy định cụ thể “phần” đó là tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người đã chết, pháp luật nước ta cũng đã hạn chế quyền dành di sản vào

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 44)

w