7. Bố cục của đề tài
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Về xã hội, hiện quy mô dân số của TP Vinh là 438.796 người, trong đó nội thị là 356.159 người. Dự kiến đến năm 2010 là 450.000 người, trong đó nội thị là 375.000 người và đến năm 2025 quy mô là 800.000 người và nội thị là 685.000 người.
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2005, dự ước năm 2010 đạt 38 triệu đồng (chỉ tiêu 32-35 triệu đồng). Thu ngân sách phần thành phố thu dự ước 2010 đạt 1.027 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 36,4%. Có 28/32 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Thành phố được công nhận đô thị loại I trước mục tiêu Đại hội 2 năm, bộ mặt đô thị có sự thay đổi nhanh.
Về kinh tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của TP. Vinh hàng năm giai đoạn 2006 -2010 ước đạt 16,1%, tăng 3,65% so thời kỳ 2001 -2005, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,5%, dịch vụ tăng 15,3%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 8,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 5 năm (2005 - 2010) tăng bình quân 19,5%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 37,9% lên 40,7%; dịch vụ giảm từ 605 xuống 57,7%; nông -lâm -ngư giảm từ 2,1% xuống còn 1,6%.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16 -17%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 92 -94 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách phần của thành phố trên địa bàn đến năm 2015 đạt khoảng 2.100 - 2.200 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 63.000 - 65.000 tỷ đồng...
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi đời sống nhân dân TP Vinh không ngừng được nâng lên cả về chất lượng cuộc sống, cả về thu nhập bình quân của dân cư hàng năm. Chính sự tăng lên về số lượng và chất lượng tài sản trong dân cư đã dẫn đến tranh chấp về dân sự càng đa dạng và phong phú, tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thực tế cho thấy, khi đời sống kinh tế - xã hội càng tăng lên thì số vụ việc dân sự do Tòa án nhân dân TP vinh thụ lý cũng tăng lên hàng năm.
2.1.2. Tình hình giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế nói riêng tại TAND TP. Vinh
Thành phố Vinh là một thành phố có địa bàn rộng, dân số đông, số vụ việc dân sự thụ lý ngày càng tăng, số vụ việc chưa được thụ lý còn nhiều tồn đọng và trong thực tiễn số vụ tranh chấp còn chiếm số lượng lớn. Nhưng công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng không ngừng tăng lên và giải quyết ngày càng có hiệu quả. Trên cơ sở quy định của pháp luật về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, TAND TP.Vinh đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật như:
Các hồ sơ vụ việc dân sự, đơn khởi kiện của các đương sự gửi dến Tòa án được các cán bộ, công chức ngành Tòa Án có thẩm quyền kiểm tra, xem xét và ra quyết định thụ lý vụ việc dân sự hay không thụ lý và trả hồ sơ cho đương sự hoặc chuyển cho cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết.
Sau khi có quyết định thụ lý vụ việc dân sự, hồ sơ được lập và phân công cho các cán bộ, các thẩm phán phụ trách từng vụ việc đúng theo thẩm quyền và đúng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự( theo quy định của Luật tố tụng dân sự 2003 và các văn bản pháp luật liên quan). Tiến hành triệu tập các đương sự, người có liên quan dến vụ việc dân sự đến trụ sở Tòa án Tp. Vinh để thực hiện việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc cho Tòa án, thực hiện thủ tục hòa giải cho các đương sự và những người có liên quan. Nếu hòa giải không
thành công thì Tòa án ấn định thời gian xét xử vụ việc cho đương sự, xác minh điều kiện, tài sản của các đương sự liên quan đến vụ án.
Trong những năm gần đây, TAND Tp.Vinh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trong khối nội chính, chính quyền địa phương. Thực hiện giải quyết các vụ việc có tổ chức, có quy mô và theo công việc cụ thể nên kết quả trong những năm qua đạt hiệu quả cao, đã giải quyết xong 91/101 vụ đạt tỷ lệ 90% (1/10/2005 đến 30/9/2006); 145/149 vụ đạt tỷ lệ 97,3% (1/10/2006 đến 30/9/2007); 59/65 vụ đạt tỷ lệ 90,76% (1/10/2007 đến 30/9/2008); 188/197 vụ đạt tỷ lệ 95,4% (1/10/2008 đến 30/9/2009);
Bảng 1: Số liệu các vụ việc dân sự đã được thụ lý tại TAND Tp.Vinh giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010
Thời gian Số vụ án thụ lý Số vụ án đã giải
quyết Tỷ lệ 1/10/2005 đến 30/9/2006 101 91 90% 1/10/2006 đến 30/9/2007 149 145 97,3% 1/10/2007 đến 30/9/2008 65 59 90,76% 1/10/2008 đến 30/9/2009 197 188 95,4% 1/10/2009 đến 30/9/2010 498 483 96,9%
(Nguồn: TAND TP.Vinh)
Các vụ việc tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn, hoặc số vụ việc còn lại chưa giải quyết đều có căn cứ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Công tác lưu trữ được thực hiện đúng quy định. Công tác đánh giá vật chứng tài sản đúng quy định...
Án có chiều hướng tăng về số lượng, đặc biệt vào năm 2010 nhưng số lượng tăng lại thất thường và không ổn định. Vì theo thống kê và lời thuật của cán bộ toà án, có những trường hợp đương sự mang đơn đến Toà nhưng sau đó được giải thích quyền và nghĩa vụ ,hoặc được hoà giải ,phân tích thiết phục nên họ đã rút đơn và tự thoả thuận giải quyết với nhau .
Về chất lượng: Không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu án Dân sự Chủ yếu vẫn tập trung vào các vụ: tranh chấp về vay tài sản, tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng thừa kế quyền sử dụng đất. Còn về việc Dân sự tập trung chủ yếu vào việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, yêu cầu đòi bồi thường về tính mạng, sức khoẻ danh dự, yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tìm người mất tích, tuyên bố một người mất tích. Trong 3 năm gần đây cũng xuất hiện thêm những vụ án mới: tranh chấp về hợp đồng bán nhà, kiện đòi tài sản, chia tài sản chung hợp nhất.
Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự còn có một số tồn tại sau:
Về công tác tổ chức chuyên môn của các cán bộ ngành Tòa án. Năng lực còn hạn chế, việc xác định văn bản pháp quy phù hợp với từng vụ tranh chấp còn lúng túng, dẫn đến việc áp dụng không chính xác, không đúng.
Thẩm phán của TAND TP. Vinh cũng như các thẩm phán cùng cấp do không phân thành tòa chuyên trách nên một thẩm phán phải đảm nhận nhiều loại vụ việc dân sự khác nhau, nên năng lực chuyên môn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, phải thường xuyên học tập trau dồi chuyên môn, nghề nghiệp. Vấn đề tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật mới sẽ có nhiều hạn chế do số lượng văn bản quá nhiều ảnh hưởng tới công tác xét xử, mà trực tiếp là quyền lợi của công dân.
Từ khi bộ luật dân sự 2005 ra đời và có hiệu lực số lượng vụ án do TAND TP. Vinh thụ lý có nhiều biến động. Số lượng vụ án thừa kế hàng năm trung bình
khoảng 10 vụ. Thừa kế theo di chúc chiếm tỉ lệ ít khoảng từ 0% đến 2% trong tổng số các vụ tranh chấp thừa kế hàng năm.
Từ 1/10/2005 đến 30/9/2006 tòa án thành phố Vinh thụ lý 6 vụ tranh chấp thừa kế và 1 vụ do năm cũ chuyển qua. Tổng số vụ là 7 vụ. Số vụ việc đã giải quyết 5 vụ, số vụ việc còn lại là 1 vụ.
Quyết định của TA: đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu: 1 vụ; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: 0 vụ, hòa giải:1 vụ, xét xử: 3 vụ.
Từ 1/10/2006 đến 30/9/2007 tòa án thành phố Vinh thụ lý 7 vụ tranh chấp thừa kế và 1 vụ do năm cũ chuyển qua. Tổng số vụ là 8 vụ. Số vụ việc đã giải quyết 2 vụ, số vụ việc còn lại là 6 vụ.
Quyết định của TA: đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu: 1 vụ; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: 0 vụ, hòa giải:0 vụ, xét xử: 1 vụ.
Từ 1/10/2007 đến 30/9/2008 tòa án thành phố Vinh thụ lý 2 vụ và 6 vụ tranh chấp thừa kế do năm cũ chuyển qua. Tổng số vụ là 8 vụ. Số vụ việc đã giải quyết 4 vụ, số vụ việc còn lại là 4 vụ.
Quyết định của TA: đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu: 0 vụ; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: 0 vụ, hòa giải:0 vụ, xét xử: 4 vụ.
Từ 1/10/2008 đến 30/9/2009 tòa án thành phố Vinh thụ lý 7 vụ tranh chấp thừa kế và 4 vụ do năm cũ chuyển qua. Tổng số vụ là 11 vụ. Số vụ việc đã giải quyết 7 vụ, số vụ việc còn lại là 4 vụ.
Quyết định của TA: đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu: 0 vụ; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: 0 vụ, hòa giải:1 vụ, xét xử: 6 vụ.
Từ 1/10/2009 đến 30/9/2010 tòa án thành phố Vinh thụ lý 5 vụ tranh chấp thừa kế và 4 vụ do năm cũ chuyển qua. Tổng số vụ là 9 vụ. Số vụ việc đã giải quyết 7 vụ, số vụ việc còn lại là 2 vụ.
Quyết định của TA: đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu: 0 vụ; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền: 0 vụ, hòa giải: 2 vụ, xét xử: 5 vụ.
Bảng 2: Số lượng các vụ tranh chấp thừa kế (chia theo pháp luật và chia theo di chúc) giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010
(Nguồn: TAND. TP. Vinh.) Giai đoạn Số vụ Số vụ Tổng số vụ Số vụ Số vụ
Quyết định của Tòa án Đình chỉ, tạm đình chỉ, rút đơn yêu cầu Chuyên hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền Hòa giải Xét xử 1/10/2005 đến 30/9/2006 1 6 7 5 1 1 0 1 3 1/10/2006 đến 30/9/2007 1 7 8 2 6 1 0 0 1 1/10/2007 đến 30/9/2008 6 2 8 4 4 0 0 0 4 1/10/2008 đến 30/9/2009 4 7 11 7 4 0 0 1 6 1/10/2009 đến 30/9/2010 4 5 9 7 2 0 0 2 5
Qua số liệu thống kê số lượng vụ án tranh chấp thừa kế được thụ lý tại TAND TP. Vinh vẫn còn ít so với các vụ tranh chấp thừa kế xảy ra trong thực tế. Do đó không phản ánh được số lượng thực tế các vụ tranh chấp về thừa kế.
Bảng 3: Số liệu các vụ tranh chấp thừa kế trên tổng số các vụ việc dân sự tại TAND Tp.Vinh giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010.
1/10/2005 đến 30/9/2006 1/8 6/93 7/101 5/91 1/10 1/10/2006 đến 30/9/2007 1/10 7/139 8/149 6/145 4/4 1/10/2007 đến 30/9/2008 4/4 2/166 6/170 0/164 4/6 1/10/2008 đến 30/9/2009 4/6 7/191 11/197 7/188 4/9 1/10/2009 đến 30/9/2010 4/9 5/481 9/498 7/483 2/15
(Nguồn:TAND TP. Vinh)
Tỷ lệ số vụ tranh chấp thừa kế so với các vụ việc dân sự chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể qua các năm như sau:
Giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2006, tổng số vụ việc là 7/101, chiếm tỷ lệ 6,9%
Giai đoạn 1/10/2006 đến 30/9/2007, tổng số vụ việc là 8/149, chiếm tỷ lệ 5,3%
Giai đoạn 1/10/2007 đến 30/9/2008, tổng số vụ việc là 6/170, chiếm tỷ lệ 3,5%
Giai đoạn 1/10/2008 đến 30/9/2009, tổng số vụ việc là 11/197, chiếm tỷ lệ 5,5%
Giai đoạn 1/10/2009 đến 30/9/2010, tổng số vụ việc là 9/498, chiếm tỷ lệ 1,8%.
Nhìn chung các vụ tranh chấp thừa kế còn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số các vụ việc dân sự tại TAND TP. Vinh. Đồng thời qua các năm, tỉ lệ này có sự tăng lên, giảm xuống không đồng đều. Do các vụ việc dân sự ngày càng tăng lên qua các năm nhưng số vụ tranh chấp thừa kế lại có sự biến động thất thường.
Thực tế đó xảy ra một mặt do đời sống kinh tế - xã hội ngày càng tăng lên, các xung đột trong các mối quan hệ xã hội cũng tăng lên tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, sự xung đột trong tranh chấp thừa kế chiểm tỉ lệ thấp, do yếu tố tình cảm gia đình của người Việt Nam luôn được đề cao, vấn đề am hiểu pháp luật về thừa kế trong nhân dân còn thấp, các tranh chấp thường chỉ xảy ra trong phạm vi gia đình.
2.1.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND thành phố Vinh.
Tỉ lệ các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc chỉ khoảng 0% đến 2% tổng số các vụ tranh chấp thừa kế hằng năm.
Số liệu về các vụ tranh chấp thừa kế không phân thành thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc dẫn đến khi chúng tôi nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, thời gian tìm vụ án và phân loại, xử lý vụ án mất nhiều thời gian.
Mặt khác khi vụ việc tranh chấp thừa kế theo di chúc được TA thụ lý và giải quyết thường là công nhận di chúc có hợp pháp hay không hợp pháp? Từ đó sẽ dẫn đến việc tranh chấp thừa kế di chúc có các trường hợp giải quyết như: chuyển sang chia thừa kế theo pháp luật hoặc một phần di chúc đươc giữ nguyên và một phần di chúc được chia theo pháp luật (nếu chỉ một phần di chúc không hợp pháp), hoặc công nhận di chúc đó là hợp pháp.
Đa số các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc thường được giải quyết trên cơ sở tự thỏa thuận giữa những cá nhân, tổ chức có tranh chấp, trong đó chủ yếu là giữa cá nhân với cá nhân. Thực tế đó xảy ra là vì di chúc ở nước ta hiện nay thường
là di chúc miệng. Mặt khác yếu tố tình cảm gia đình được đề cao nên tranh chấp thừa kế theo di chúc không ra khỏi phạm vi gia đình, và chỉ khi tranh chấp đó lên đến đỉnh điểm không thể tự thỏa thỏa thuận hòa giải với nhau buộc những cá nhân, tổ chức được thừa kế và những người có liên quan phải gửi đơn yêu cầu nhờ Tòa án giải quyết.
Hiện nay đối tượng tranh chấp trong các vụ án thừa kế theo di chúc tại TAND TP.Vinh chủ yếu là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất như nhà ở, cây lâu năm... Thường giá trị số tài sản này chiếm gần như toàn bộ giá trị số di sản mà các bên yêu cầu giải quyết. Cũng có một số vụ tài sản mà hai bên tranh chấp là tiền, vàng, đồ dùng sinh hoạt như xe đạp, xe máy, xe ô tô du lịch hoặc tài sản tranh chấp vừa có nhà và các tài sản sinh hoạt khác. Việc tranh chấp tài sản là tư liệu sản xuất được giải quyết tại TAND TP.Vinh mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây, số vụ không nhiều và thường là giá trị khối di sản đó cũng không lớn lắm. Đối với các tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp tại Tòa án hầu như không có.
Việc xác định khối di sản cũng có nhiều trường hợp xác định không đúng. Có