Tranh chấp về hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 51)

7. Bố cục của đề tài

1.3.5.Tranh chấp về hiệu lực của di chúc

Bộ luật dân sự 2005 với tiêu đề “Thời hiệu khởi kiện về thừa kế” tại điều 645 đã quy định rõ:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Theo quy định của điều luật này, “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế (10 năm) áp dụng đối với các tranh chấp về quyền thừa kế, nói một cách chính xác là kiện về tư cách thừa kế”. Ví dụ một người khởi kiện xin được hưởng thừa kế vì họ là con nuôi của người để lại di sản thì người này chỉ có thể khởi kiện yêu cầu được hưởng di sản trong 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Khái niệm Kiện về quyền thừa kế được Ts. Nguyễn Ngọc Điện giải thích như sau:

Kiện về quyền thừa kế là việc kiện mà bằng việc kiện đó, người khởi kiện yêu cầu công nhận tư cách của người có quyền hưởng di sản của mình nhằm thu hồi toàn bộ hay một phần di sản hoặc một tài sản đặc định thuộc di sản bị chiếm

giữ bởi người quản lý di sản, người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản hoặc người tự xưng là người thừa kế hoặc người được di tặng”.

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế (10 năm)còn áp dụng đối với tất cả các tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế trong đó có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế.

“ ...thuật ngữ quyền thừa kế có nội hàm rất rộng đó là quyền lập chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, việc khởi kiện phân chia di sản là một hành vi của chủ thể với mục đích biến quyền thừa kế thành hiện thực nhằm được hưởng phần di sản theo di chúc hay theo pháp luật”.[III, 3, 15]

Như vậy, thời hiệu khởi kiện về thừa kế áp dụng đối với các tranh chấp liên quan đến thừa kế đã phân tích ở các phần trên. Trong vòng 10 năm kể từ ngày di chúc có hiệu lực thì các chủ thể của quan hệ thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc. Và chủ nợ có quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người chết (người lập di chúc).

Tuy nhiên, quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế có nhiều bất cập. Ví dụ, A nợ B 500 triệu, với thời hạn 4 năm kể từ ngày 3/2/2006. Sau đó, B đi công tác ở nước ngoài. Trong thời gian đó A lâm bệnh và mất vào ngày 10/5/2006, trước khi chết A viết di chúc để lại tài sản cho con là C một ngôi nhà mà trước khi chết A đã ở và kèm theo nghĩa vụ trả nợ cho B. Nhưng khi B về nước đã hết thời hạn khởi kiện yêu cầu nghĩa vụ trả nợ. Như vậy quyền và lợi ích của chủ nợ không được bảo đảm.

Tiểu luận chương 1

Chế định thừa kế ra đời ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Qua các thời kỳ lịch sử, khi số lượng của cải xã hội làm ra ngày càng tăng dẫn đến các tranh chấp về thừa kế cũng đa dạng và phong phú hơn. Để hạn chế các trang chấp trong quan hệ thừa kế các nhà làm luật đã ban hành các quy phạm pháp luật thừa kế để điều chỉnh. Tuy nhiên do sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế- xã hội, các quan hệ xã hội mới nảy sinh, một số quy định của chế định thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng đã thể hiện những bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế. thể hiện qua tiến trình phát triển của pháp luật thừa kế qua các thời kỳ.

Vì vậy, BLDS 2005 ra đời đã kế thừa các quy phạm pháp luật về thừa kế trước đây đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Dựa trên các quy phạm pháp luật về thừa kế theo di chúc quy định tại BLDS 2005, chúng tôi đã phân tích các quy phạm đó hay chính là các tranh chấp về thừa kế theo di chúc có thể xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc, cơ quan Tòa án cũng dựa trên các quy định của Pháp luật thừa kế làm cơ sở giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể quan hệ thừa kế. Cơ sở lý luận và thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là yếu tố quyết định lẫn nhau để giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc.

Qua hơn 5 năm thực hiện BLDS 2005 và thực tiễn xét xử cho thấy BLDS đã đi vào cuộc sống, cơ bản phù hợp với thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc.

Chương 2

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại Tòa án nhân dân thành phố Vinh

trong giai đoạn hiện nay.

2.1. Thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND Thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 51)