Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 69 - 77)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp

thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh trong giai đoạn hiện nay.

Từ thực tiễn xét xử chúng tôi xin có một số giải pháp tổng quát như sau:

Thứ nhất: Về chương thừa kế (BLDS năm 2005)

Chúng tôi nhận thấy Bộ luật Dân sự quy định có phần thiên về hướng dẫn cách xử sự cho công dân, nhưng hầu hết các quy định trong phần thừa kế lại có tính chất dứt khoát; đã thế lại có những quy định chưa sát với tâm lý, tập quán của người dân; trong khi người dân chưa hiểu biết về các quy định này, không hành xử đầy đủ như luật yêu cầu về hình thức thể hiện văn bản. Dù nội dung là đúng ý chí của họ; dẫn đến khó khăn khi áp dụng pháp luật, thậm chí có trường hợp áp dụng theo thực tế cuộc sống, chứ không theo quy định của luật, ví dụ vấn đề từ chối nhận di sản. Vì vậy khi quy định phải tính đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí chung của người dân.

Những điều quy định về người quản lý di sản cũng cần có sự sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn xét xử. Không thể để tồn tại quy định bất hợp lý trong luật là người vừa quản lý, sử dụng di sản cũng được hưởng thù lao theo cách thức giống như người chỉ quản lý di sản.

Chương thừa kế theo di chúc có rất nhiều điểm không hợp lý về nội dung cũng như cách thức thể hiện. Vì vậy cần có sự sửa đổi căn bản để có thể thực hiện trên thực tế việc tôn trọng ý chí đích thực của người để lại di sản, quy định rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ hơn di chúc miệng và di chúc bằng văn bản, di chúc chung của vợ chồng, vấn đề giải thích di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng v.v… cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

Chúng tôi cho rằng cần phải hủy bỏ điều luật di chúc miệng. Nguyên nhân là hầu hết các di chúc miệng rất khó xác minh tính chính xác ý chí mà người để lại

thừa kế mong muốn để lại. Di chúc miệng khi được người làm chứng ghi chép lại thường bị sai lệch nội dung hoặc người làm chứng không tiến hành ghi chép lại. Ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người trong quan hệ thừa kế.

Thứ hai: Với TAND TP. Vinh:

Lãnh đạo đơn vị cần có sự quan tâm động viên đối với các cán bộ, thẩm phán của TAND TP. Vinh, để tạo điều kiện cho tất cả mọi người an tâm công tác.

Việc đánh giá thi đua đối với các thẩm phán phải dựa vào chất lượng đồng đều của các khâu nghiệp vụ. Không nên để xảy ra tình trạng chất lượng công tác xét xử giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo di chúc cũng như giải quyết các vụ việc dân sự còn hạn chế mà đơn vị vẫn đạt thành tích cao.

TAND TP. Vinh cần ban hành nhiều hơn nữa các thông báo rút kinh nghiệm vi phạm thông qua công tác giải quyết án tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng và án dân sự nói chung.

Khi có văn bản pháp luật liên quan đến công tác xét xử, TA cần phải kịp thời nghiên cứu, thực hiện, hướng dẫn cho các thẩm phán, làm tài liệu vận dụng trong công tác xét xử.

Công tác tập huấn chuyên đề cần phải được duy trì thường xuyên, đảm bảo chất lượng, quan tâm tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là thẩm phán của TAND TP. Vinh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc nâng cao công tác giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng và giải quyết các vụ việc dân sự nói chung.

Tổ chức tốt công tác tiếp dân. Do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên họ còn nhiều lúng túng khi làm việc với cơ quan pháp luật. Vì vậy cán bộ TAND TP. Vinh cần có cách cư xử nhẹ nhàng, cởi mở, tạo tâm lý tin tưởng cho người dân và các đương sự khi họ tới làm việc. Nếu công tác tiếp dân được tổ chức tốt sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp về sau được tiến hành thuận lợi, dễ dàng hơn.

Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp TAND TP. Vinh phải luôn quán triệt nguyên tắc “kiên trì giúp đỡ và tuyệt đối tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự”. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của việc các đương sự thỏa thuận thành đối với việc giải quyết vụ án, nên tuy pháp luật không quy định bắt buộc, song TA vẫn cần chú trọng đến công tác hòa giải trong quá trình giải quyết để góp phần giải quyết nhanh chóng các tranh chấptiết kiệm tiền của cho nhà nước và nhân dân. Bảo đảm truyền thống tốt đẹp của gia đình và xã hội.

Thứ ba: Sự phối hợp giữa TAND TP. Vinh với các cơ quan ban ngành có liên quan:

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng và tranh chấp vụ việc dân sự nói chung nếu chỉ có sự nỗ lực của TA thì chưa đủ mà còn cần đến sự phối hợp vào cuộc của nhà nước và các cơ quan liên quan. Cụ thể là:

TAND TP. Vinh phải phối hợp với UBND xã, phường về vấn đề xác minh chứng cứ do các đương sự cung cấp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất (di sản thừa kế là đất đai). Trên cơ sở đó, TA có căn cứ để xác minh đối chiếu tài liệu chứng cứ mà đương sự giao nộp khi giải quyết vụ án. Tránh trường hợp đương sự làm giả mạo chứng cứ nhằm mục đích thõa mãn lợi ích cá nhân.

TAND TP. Vinh có sự phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án, quyết định của TA nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tạo lòng tin của người dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.

TAND TP. Vinh phải phối hợp với các cấp các ngành trong việc nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng cho người dân để họ có thể nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ thừa kế.

Ví dụ như: TA kết hợp với chính quyền cơ sở để tổ chức những hình thức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật đem lại hiệu quả cao qua đó có thể giảm

thiểu những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thừa kế do sự thiếu hiểu biết về pháp luật.

Thứ tư: Ở góc độ quản lí Nhà nước

Việc xậy dựng và hoàn thiện những chính sách, pháp luật về thừa kế và các văn bản pháp luật liên quan đến thừa kế như Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất Đai cần phải được chú trọng nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người trong quan hệ thừa kế.

Đối với di sản thừa kế là đất đai và tài sản gắn liền với đất đai như nhà ở, câu lâu năm... Các cơ quan nhà nước nói chung, UBND các cấp thực hiện tốt công tác quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đất đai, làm cơ sở cho đương sự có thể thu thập chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như TA có căn cứ để xác minh đối chiếu tài liệu chứng cứ mà đương sự giao nộp khi giải quyết vụ án.

Nâng cao hơn nữa trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính cơ sở. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện đo đạc xác định ranh giới quyền sử dụng đất và cấp sổ đỏ để giảm thiểu sự nảy sinh tranh chấp cũng như tạo thuận lợi cho TA trong quá trình giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

Tiểu kết chương 2

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi đời sống nhân dân TP Vinh không ngừng được nâng lên cả về chất lượng cuộc sống, cả về thu nhập bình quân của dân cư hàng năm. Chính sự tăng lên về số lượng và chất lượng tài sản trong dân cư đã dẫn đến tranh chấp về dân sự càng đa dạng và phong phú, tranh chấp về thừa kế theo di chúc cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Sự tăng lên về số lượng và chất lượng tài sản, khiến cho người dân quan tâm đến việc định đoạt số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, di chúc được lập ra nhằm thể hiện ý chí của người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người thừa kế sau khi chết.

Thực tiễn tại TAND TP.Vinh trong giai đoạn 30/09/2005- 01/10/2010 đã chứng minh cho thấy số lượng vụ việc dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế theo di chúc nói riêng có sự tăng lên.

Trong quá trình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc TAND TP. Vinh đã gặp nhiều lúng túng, vướng mắc khi áp dụng các quy phạm pháp luật trong BLDS năm 2005, Luật Đất Đai năm 2003, các văn bản pháp luật hướng dẫn để giải quyết các tranh chấp thừa kế. Đồng thời sự phối hợp giữa TAND TP. Vinh với các cơ quan ban ngành liên quan còn rời rạc ảnh hưởng đến việc xác minh chúng cứ, ảnh hưởng đến quá trình thực thi các quyết định, bản án của Tòa án, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được đảm bảo. Thực tế tại thành phố Vinh đặt ra những yêu cầu TAND TP.Vinh phải có những giải pháp khắc phục tình trạng này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Như: sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số điều luật nhằm nâng cao tính chặt chẽ, khoa học của pháp luật ; Tăng cường sự phối hợp giữa TAND TP. Vinh với các cơ quan ban ngành liên quan; Nâng cao năng lực chuyên môn của các thẩm phán; Tuyên truyền phổ biến pháp luật về thừa kế;...

KẾT LUẬN

Cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, sự đổi mới của nền kinh tế - xã hội, quyền tự do của công dân ngày càng được đảm bảo, các yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của công dân ngày càng được đáp ứng. Pháp luật cũng tồn tại và phát triển để bảo vệ những quyền lợi đó của công dân. Trong đó quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật cụ thể hóa, Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.” Đặc trưng của quyền này là sự định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mỗi cá nhân. Một trong những nội dung của quyền thừa kế là cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình theo di chúc và quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Khi có tranh chấp thừa kế theo di chúc xảy ra, đương sự có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc xác định di chúc có hợp pháp hay không hợp pháp, nôi dung di chúc có trái với pháp luật quy định hay không. Trong đó việc xác định khối di sản trong di chúc và xác định người thừa kế trong di chúc là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người thừa kế. Do đó trong phạm vi khóa luận đã tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm tranh chấp thừa kế theo di chúc. Phân tích, tìm hiểu pháp luật về tranh chấp thừa kế theo di chúc qua các thời kỳ; tìm hiểu và phân tích các điều luật trong BLDS năm 2005 về phần tranh chấp thừa kế theo di chúc như: khái niệm di chúc, quyền để lại di chúc, quyền định đoạt của người để lại di chúc, hình thức di chúc, nội dung di chúc, thời hiệu khởi kiện...

Từ lý luận, chúng tôi phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh. Từ đó thấy được ưu điểm, nhược điểm trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế như: về chuyên môn nghiệp vụ của các thẩm phán, về những quy phạm pháp luật, về các đương sự trong từng vụ việc...

Chúng tôi căn cứ vào một số bản án mà TAND TP. Vinh thụ lý và giải quyết đề phân tích, đánh giá tìm ra bản chất của các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc. Từ lý luận và thực tiễn phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy định của pháp luật về

việc giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc, làm rõ những quy định còn bấp cập, chưa hợp lý, chưa khoa học.Trên cơ sở đó khóa luận đưa ra các kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc cho phù hợp với thực tế để nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP. Vinh nói riêng và TAND các cấp nói chung.

Những vấn đề chúng tôi đề cập đến trong đề tài khóa luận này chỉ mới đi sâu nghiện cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại TAND TP.Vinh trong giai đoạn 01/10/2005 - 30/09/2010. Do thời gian nghiên cứu ngắn nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện thêm nội dung đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản Luật

1. Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Bộ Luật dân sự năm 2005.

3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 4. Luật Đất đai năm 2003.

5. Nghị quyết số 02/2004/NQ/HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

6. Pháp lệnh thừa kế năm 1990 của Hội đồng nhà nước số 44 – LCT/HĐNN8 ngày10/09/1990 về thừa kế.

7. Thông tư 81 – TANDT/C 24/07/1981 hướng dẫn giải quyết một số tranh chấp về thừa kế.

8. Thông tư số 02/TATC 02/08/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

9. Thông tư số 594/NCPL 27/08/1968 tổng kết kinh nghiệm và hướng dẫn đường lối xét xử việc tranh chấp thừa kế.

II. Sách tham khảo

1. Từ điển Tiếng Việt.

2. Giáo trình Luật dân sự - trường Đại học Luật Hà Nội - xuất bản năm 2009. 3. Báo cáo tổng kết hàng năm của TTP. Vinh giai đoạn 1/10/2005 đến 30/9/2010. 4. Báo cáo tổng kết hàng năm của phòng kiểm sát án dân sự Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 đến 2010.

5. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An khóa XXI nhiệm kỳ 2010 - 2015.

III. Các bài viết tham khảo

1. Giáo sư, tiến sĩ Phùng Trung Tập - Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay.

2. Ts. Phạm Ánh Tuyết - Thừa kế theo di chúc theo quy định BLDS Việt Nam - năm 2003.

3. Ts. Nguyễn Ngọc Điện - Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong BLDS năm 2005.

4. Ths. Nguyễn Hải An - Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - năm 2004.

5. Ths. Nguyễn Hồng Nam - Các điều kiện có hiệu lực di chúc năm 2005.

6. Đào Tuân Tiến - Giải quyết tranh chấp về thừa kế, thực trạng và giải pháp. 7. Thạc sĩ Nguyễn Văn Mạnh - Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự (phần 2) khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà nội - Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2002.

8. Thạc sỹ. Lê Minh Hùng - Những điểm mới trong Bộ luật dân sự năm 2005 - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - Tạp chí khoa học pháp lý năm 2006.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w