Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44 - 46)

7. Bố cục của đề tài

1.3.3.Tranh chấp về người thừa kế theo di chúc

Người nhận di sản thừa kế (Người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản cho người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.

Người thừa kế trong di chúc có thể là người trong hàng thừa kế , ngoài hàng thừa kế, hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc cũng cần phải có những điều kiện quy định tại Điều 635 BLDS. Cụ thể là: nếu người được chỉ định làm thừa kế là cá nhân, thì người đó phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế, vì chỉ có những người còn sống mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền. Tuy nhiên, người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì họ vẫn là người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản.

Việc xác định người đã thành thai là người được hưởng thừa kế trong di chúc có hai trường hợp xảy ra:

Nếu người lập di chúc để lại di sản cho người đã thành thai là con của cha mẹ được nói rõ tên, thì phải xác định người đó đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế và người đó là con của người cha đã được người để lại di sản xác định rõ trong di chúc.

Nếu người để lại di sản không nói rõ trong di chúc tên cha của người đã thành thai, thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Còn người cha của người đó là ai không ảnh hưởng đến việc xác định người đó là người thừa kế của người để lại di sản (Như trường hợp không chồng mà có con, không xác định người cha là ai).

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản. Nếu nhận di sản, thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận (Điều 637 BLDS). Trong trương hợp cơ quan, tổ chức, Nhà nước hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. (Như phân tích ở phần trên)

Đây là điểm khác biệt so với thừa kế theo pháp luật, pháp luật quy định người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân thuộc hàng và diện thừa kế tại điều 635 BLDS 2005. Chính điểm khác biệt này làm cho các chủ thể thừa kế theo di chúc mà nhất là những người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng có những xung đột với những cá nhân ngoài các quan hệ này hay tổ chức, nhà nước được hưởng thừa kế theo di chúc. Vì họ cho rằng những chủ thể đó không có quan hệ mật thiết với người để lại di sản nên không có quyền hưởng di chúc. Dẫn đến sự tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến quan hệ thừa kế theo di chúc.

Mặc dù pháp luật quy định người để lại di sản có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Nhưng để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện này, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp

của nhân dân ta, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc được thể hiện ở Điều 669 BLDS.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật, nếu thừa kế được chia theo luật, trừ khi họ từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc khoản 1 Điều 643 BLDS.

Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Theo truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, trong gia đình các con phải kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Ngược lại cha, mẹ phải nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc con bị tàn phế không thể tự nuôi sống được bản thân. Vợ, chồng phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Xuất phát từ truyền thống đạo đức đó, pháp luật xây dựng các quy phạm pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ, trong mọi trường hợp, họ phải được hưởng một phần di sản của người đã chết.

Quy định này sẽ dẫn đến các tranh chấp thừa kế khi trong di chúc của người đã chết không để lại di sản cho những người trên đây.

Việc phát sinh tranh chấp luôn xuất phát từ các chủ thể được thừa kế trong di chúc và những người thừa kế theo hàng thừa kế theo pháp luật. Do sự xung đột, bất đồng về quan điểm trong việc tuân theo ý chí của người lập di chúc hoặc trong quá trình thực hiện di chúc những người này phát hiện thấy di chúc có sự vi phạm trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội cần phải xác minh tính hợp pháp của di chúc và chia lại di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44 - 46)