Tranh chấp về hình thức của di chúc

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)

7. Bố cục của đề tài

1.3.4.Tranh chấp về hình thức của di chúc

Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung di chúc); là căn cứ làm pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì

vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai hình thức.

Hình thức văn bản: là loại di chúc viết, đánh máy, có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hình thức miệng: toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói. Hình thức văn bản bao gồm các loại sau:

a. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655) b. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656)

c. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn (Điều 658)

d. Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước.(Điều 659)

e. di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được công chứng, chứng thực (Điều 660)

Đối với hình thức di chúc bằng văn bản thì các tranh chấp về hình thức của di chúc sẽ ít hơn di chúc miệng bởi tính pháp lý của di chúc được xác nhận bởi người làm chứng, cơ quan công chứng, chứng thực. Chỉ trường hợp di chúc không có người làm chứng thì khả năng những người thuộc diện thừa kế sẽ làm giả di chúc, sửa đổi di chúc theo hướng có lợi cho họ là rất lớn.

Di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.

Xuất pháp từ tính chất lập di chúc bằng lời nói đã cho là giá trị của di chúc không rõ ràng, xuất phát từ việc xác minh tính hợp pháp của di chúc miệng mà BLDS đã dự liệu và quy định: Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết...). Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay

sau đó những người làm chứng và ngay sau đó nhừng người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (coi như không có di chúc miệng).

Tính chất lập di chúc miệng còn làm cho di chúc luôn ở trong tình trạng dễ xảy ra tranh chấp bởi mỗi người thừa kế theo di chúc miệng đều có thể dễ dàng dẫn chứng sai lệch ý chí của người lập di chúc nhằm làm lợi cho mình.

Xét đến cùng việc những người thừa kế có tranh chấp về hình thức của di chúc đều nhằm làm thay đổi nội dung của di chúc (về việc xác định người thừa kế và phân chia di sản thừa kế) để đạt được lợi ích về mình.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố vinh, thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)