Chủ nghĩa dân tộc.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tam dân của tôn trung sơn và tác động của nó đối với cách mạng trung quốc (Trang 32 - 38)

Sự ra đời chủ nghĩa Tam dân mới của Tôn trung sơn

2.2.1. Chủ nghĩa dân tộc.

Chủ nghĩa Tam dân cũ của Tôn Trung Sơn khi nói đến chủ nghĩa dân tộc tức là nói đến việc chống lại triều đình phong kiến ngoại tộc Mãn Thanh, nhằm khôi phục quyền lợi cho những ngời Hán tộc. Nhng chủ nghĩa dân tộc mới của Tôn Trung Sơn đã đề cao mục tiêu chống đế quốc, thực dân, thực hiện mục tiêu độc lập cho các dân tộc Trung Hoa. Để thực hiện đợc mục tiêu này, theo Tôn Trung Sơn cần phải khôi phục lại quốc tộc ở Trung Quốc. Theo ông, chủ nghĩa

quốc tộc là một thứ bảo bối giúp cho một quốc gia phát triển và dân tộc sinh tồn. ở Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc và tông tộc chứ không có chủ nghĩa quốc tộc. Nói một cách chính xác chủ nghĩa quốc tộc đã từng có ở Trung Quốc nhng đã bị mất đi, cần phải khôi phục lại. Ông cho rằng, theo quy luật sinh tồn của các dân tộc xa nay, muốn cứu Trung Quốc, muốn dân tộc Trung Quốc tồn tại mãi, tất yếu phải đề xớng chủ nghĩa dân tộc. Muốn đề xớng chủ nghĩa dân tộc, trớc hết cần hiểu đầy đủ về nó, sau đó mới có thể phát huy nó mạnh mẽ để cứu nớc. So sánh với các dân tộc khác, Trung Quốc là một nớc có dân số đông, có hơn bốn nghìn năm văn minh, lẽ ra phải sánh ngang hàng với các nớc Âu - Mỹ. Nhng ngời Trung Quốc chỉ có các nhóm gia tộc và tông tộc do đó tuy Trung Quốc có 400 triệu ngời kết thành, nhng trên thực tế là một mảng cắt rời rạc: “chúng ta là một nớc nghèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trờng quốc tế. Ngời là dao thớt, ta là thịt cá, địa vị của chúng ta lúc này cực kỳ nguy hiểm. Nếu chúng ta không lu tâm đề xớng chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu ngời thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc có nguy cơ mất nớc, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta cần đề xớng chủ nghĩa dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nớc”.[15, 56]

Trung Quốc bị nhiều nớc đế quốc áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo, nên gọi Trung Quốc là nớc nửa thuộc địa, theo Tôn Trung Sơn là cha thoả đáng bởi vì câu hỏi đặt ra vậy Trung Quốc là thuộc địa của nớc nào? Danh từ nửa thuộc địa ở đây chẳng qua chỉ là một cách an ủi, theoTôn Trung Sơn phải gọi là “thứ thuộc địa” bởi vì Trung Quốc phải ký hiệp ớc với nhiều nớc cho nên những nớc có các hiệp ớc với Trung Quốc đều là chủ nhân của Trung Quốc, do đó Trung Quốc không phải là thuộc địa của một nớc mà là thuộc địa của nhiều nớc; ngời dân Trung Quốc không phải là nô lệ của một nớc mà là nô lệ của nhiều nớc. So ra làm nô lệ của một nớc hay làm nô lệ của nhiều nớc hơn? Ông cho rằng làm nô lệ của một nớc tốt hơn bởi nếu đất nớc xẩy ra hạn hán, thiên tai thì nớc chính quốc sẽ có trách nhiệm cứu tế, còn là thuộc địa của nhiều nớc thì các nớc sẽ ỷ

lại lẫn nhau và làm ngơ trớc những thiên tai đó chính vì thế Tôn Trung Sơn đã dùng danh từ "thứ thuộc địa” để chỉ hoàn cảnh Trung Quốc lúc bấy giờ phải làm cho dân Trung Quốc thấy nguy cơ bị tiêu diệt đặt ra trớc mắt và cần phải đề x- ớng chủ nghĩa dân tộc.

Muốn đề xớng chủ nghĩa dân tộc để cứu nguy cho Trung Quốc, theo Tôn Trung Sơn trớc hết cần biết rõ nguy cơ dân tộc ở đâu. Trung Quốc gặp phải nhiều nguy cơ nhng theo ông phải làm cho ngời dân thấy rõ đất nớc đang chịu nhiều sức ép nặng nề của ba loại lực lợng: tự nhiên, kinh tế, chính trị.Trong ba lực lợng đó thì lực lợng kinh tế và lực lợng chính trị tác động nhanh hơn và dễ tiêu diệt một dân tộc lớn hơn.Theo Tôn Trung Sơn trong, tơng lai nếu chỉ chịu sự đào thải của tự nhiên, dân tộc Trung Quốc có thể trụ đợc 100 năm. Nhng nếu phải chịu thêm cả sức ép cả lực lợng kinh tế và lực lợng chính trị nữa thì khó qua khỏi 10 năm. Về tự nhiên, chính trị: ông phân tích rằng cứ sau các cuộc chiến tranh, đất đai Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp bằng những bản hiệp ớc, những điều khoản ký kết với phơng Tây. Mặc dù vậy, do Trung Quốc quá rộng lớn, dân số đông cho nên các cờng quốc thấy rằng sử dụng lực lợng chính trị để chia cắt Trung Quốc quả không dễ cho nên các cờng quốc chuyển sang dùng lực lợng kinh tế để áp bức Trung Quốc. So với sức ép của lực lợng chính trị thì áp lực của lực lợng kinh tế ghê gớm hơn nhiều. Cứ sau mỗi lần Trung Quốc ký với nớc ngoài một hiệp ớc là thêm một lần Trung Quốc tổn thất nặng nề bởi quyền lợi trong các hiệp ớc luôn bất bình đẳng. Theo tính toán của Tôn Trung Sơn, Trung Quốc chịu sáu thứ sức ép kinh tế đó là "thứ nhất, sự xâm nhập của hàng Tây mỗi năm tớc đoạt lợi ích của chúng ta là 500 triệu nguyên; thứ hai, sự xâm nhập của tiền giấy ngân hàng vào thị trờng của chúng ta, sự chiết khấu khi chuyển đổi tiền, doanh lợi khi dùng tiền gửi của ngời Trung Quốc để cho vay, những thứ đó tớc đoạt lợi ích của chúng ta đến 100 triệu nguyên; thứ ba, sự gia tăng phí vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tớc đoạt lợi ích của chúng ta khoảng mấy chục triệu đến 100 triệu; thứ t, ba khoản thuế, địa tô, giá đất ở các

vùng tô giới và đất cắt nhợng tớc đoạt lợi ích của chúng ta tổng cộng bốn, năm trăm triệu nguyên; thứ năm, các dân nghiệp đặc quyền - 100 triệu nguyên; thứ sáu, sự nghiệp đầu cơ và đủ loại tớc đoạt khác phải tới mấy chục triệu nguyên. Sáu thứ sức ép kinh tế này làm tổn thất không giới 1 tỷ 200 triệu nguyên mỗi năm”[15, 86 - 87]. Do đó Trung Quốc đã bớc dần đến cùng kiệt, của cải bị vét hết, nếu không kịp thời cứu vãn thì nhất định sẽ bị áp bức về kinh tế đến nỗi nớc mất, nòi giống bị tiêu diệt.

Tôn Trung Sơn cho rằng, sở dĩ đến nay Trung Quốc vẫn có thể tồn tại, đó không phải là do bản thân Trung Quốc có lực lợng chống lại, mà vì các cờng quốc đều muốn chiếm lấy nớc này, kẻ nào cũng nhòm ngó, không kẻ nào muốn nhờng. Thế lực của các nớc tại Trung Quốc hình thành trạng thái cân bằng, do đó Trung Quốc có thể tồn tại. Một số ngời mơ hồ hoang tởng cho rằng đối với Trung Quốc các nớc đế quốc đang có sự gầm gè nhau, lực lợng của các cờng quốc ở đây là cân bằng, không thể thống nhất. Về lâu dài, Trung Quốc không cần dựa vào mình để chống lại mà không đến nỗi mất nớc. Cái cung cách dựa vào ngời không dựa vào mình nh vậy bị Tôn Trung Sơn phản đối hoàn toàn. Ông cho rằng nếu dựa vào lập luận kiểu đó thì khác nào kiểu thầy bói nói dựa và t tỏng mơ hồ hoang tởng đó không thể kéo dài đợc. Các cờng quốc vẫn muốn chiếm Trung Quốc, nhng nếu chúng sử dụng lực lợng vũ lực thì sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh lớn và tất nhiên các nớc đế quốc đều bị tổn thơng, chẳng ai thu đợc lợi ích gì cho riêng mình. Các nớc đế quốc mặc dù rất mâu thuẫn với nhau nhng chúng lại thống nhất với nhau về mặt quyền lợi.Tôn Trung Sơn cho rằng tình thế cách mạng Trung quốc hết sức khó khăn. Ông chứng minh rằng, nếu các nớc đế quốc dùng súng đạn thì ngời dân còn biết mà chống lại. Nhng nếu họ chỉ dùng chính sách ngoại giao thì chỉ cần một trang giấy họ cũng chiếm đợc Trung Quốc mà ngời dân không thể biết đợc. Nếu huy động lục quân, sử dụng tàu quân sự thì còn cần đến mời ngày, một tháng, hai tháng hoặc hơn thế nữa thì mới có thể chiếm lấy đợc Trung Quốc, còn dùng chính sách thoả hiệp, ngoại

giao thì chỉ cần quan chức ngoại giao các nớc ngồi lại với nhau, mỗi ngời một chữ kí là có thể chiếm lấy Trung Quốc mà việc làm đó thì chỉ cần vài giờ hoặc nhiều lắm thì một buổi là xong. Việc này trớc đây đã không phải là không có tiền lệ. Chính vì thế ngời dân Trung Quốc phải tự ý thức đợc chỗ đứng của mình hiện nay là cửa ải ngăn cách giữa sự sống và cái chết. “ở chỗ cửa ải này, chúng ta cần tránh hoạ tìm phúc, tránh cái chết tìm sự sống”. [15, 125].

Vậy cần làm nh thế nào để “Tránh hoạ tìm phúc, tránh cái chết tìm sự sống”. Để trả lời cho câu hỏi đó, Tôn Trung Sơn đã nêu ra hai loại phơng pháp. Một là phơng pháp tích cực đó là phát huy tinh thần dân tộc, đòi hỏi giải quyết vấn đề dân quyền, dân sinh để đấu tranh với ngời nớc ngoài. Việc phát huy tinh thần dân tộc ở đây chính là việc khôi phục chủ nghĩa dân tộc. Tôn Trung Sơn từng nói: Trung Quốc có đoàn thể gia tộc và tông tộc rất bền vững. Quan niệm của ngời Trung Quốc về gia tộc và tông tộc là rất sâu sắc. Ông cho rằng, từ quan niệm tốt đẹp đó có thể mở rộng ra, phát triển chủ nghĩa tông tộc thành chủ nghĩa quốc tộc. Muốn khôi phục chủ nghĩa dân tộc mà ngời Trung Quốc đã mất, cần có đoàn thể rất lớn. Muốn kết thành đoàn thể lớn, trớc hết phải có cơ sở nhỏ mà cơ sở nhỏ ở Trung Quốc là tông tộc. Quan niệm về quê h- ơng của ngời dân Trung Quốc cũng rất sâu sắc. Chính vì thế, nếu dựa trên hai quan điểm này thì dễ dàng liên kết ngời trong nớc lại; Hai là phơng pháp tiêu cực đó là hình thức bất hợp tác. Con đờng này đã đợc nhân dân ấn Độ thực hiện. Tôn Trung Sơn nói rằng: sở dĩ ấn Độ có thể thu đợc hiệu quả từ sự bất hợp tác là do nhân dân toàn quốc có thể thực hiện sự bất hợp tác. Nh vậy, với hai loại phơng pháp đã nêu, dù Trung Quốc có thực hiện phơng pháp nào đi nữa thì cũng cần phải đoàn kết chung sức, chung lòng thành một dân tộc có tinh thần đoàn kết cao độ.

Khi nói về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thế giới Tôn Trung Sơn cho rằng cần phải nói chủ nghĩa dân tộc trớc hết rồi mới nói đến chủ nghĩa thế giới.

Ông không tán thành ý kiến của một số ngời đề cao chủ nghĩa thế giới, cho chủ nghĩa dân tộc là hẹp hòi. Tôn Trung Sơn phân tích rằng, chủ nghĩa thế giới phát sinh từ chủ nghĩa dân tộc. Muốn phát triển chủ nghĩa thế giới, trớc hết cần phải củng cố chủ nghĩa dân tộc. Muốn “trị quốc bình Thiên hạ” trong tơng lai thì tr- ớc hết Trung Quốc cần phải khôi phục chủ nghĩa dân tộc và địa vị của dân tộc, dùng đạo đức cố hữu và tình yêu hoà bình để làm cơ sở. Khi Trung Quốc giành lại độc lập dân tộc đợc rồi, cờng thịnh lên, phải chịu trách nhiệm lớn trớc thế giới “giúp kẻ yếu, nâng kẻ ngã". Nếu Trung Quốc không đảm đơng đợc trách nhiệm này, thì dù cờng thịnh nh thế nào nó cũng chỉ là một mối hại lớn chứ không phải là một mối lợi lớn cho thế giới.

Để thực hiện sứ mệnh “giúp kẻ yếu, nâng kẻ ngã” Trung Quốc cần phải làm những việc gì trong khi kẻ thù của dân tộc rất mạnh. Để giải quyết vấn đề này Tôn Trung Sơn cho rằng, mặc dù kẻ thù của dân tộc mạnh, đến từ một nền văn minh phát triển, nhng ngời dân Trung Quốc không nên nhụt chí, ông nói Trung Quốc có một nền văn minh lớn cần khôi phục và phát triển. Chính các n- ớc phơng Tây cũng sử dụng một số thành tựu của Trung Quốc từ xa xa nh : "kim chỉ nam" sử dụng cho việc xác định phơng hớng đi biển, kỹ thuật ấn loát, đồ sứ, thuốc súng... qua đó có thể thấy Trung Quốc thời cổ không phải là không có năng lực, nhng năng lực đó về sau mất đi, và do đó địa vị dân tộc Trung Quốc cũng dần thoái hoá. Giờ đây muốn khôi phục địa vị vốn có của mình, Trung Quốc cần khôi phục lại các năng lực cố hữu. Nhng khôi phục thôi cha đủ, mà bên cạnh khôi phục ngời Trung Quốc cần phải học tập những chỗ mạnh của Âu - Mỹ. Theo ông, chỗ mạnh của Âu - Mỹ chính là nền khoa học phát triển. Vậy, làm cách nào để có thể đuổi kịp phơng Tây, Tôn Trung Sơn cho rằng Trung Quốc cần phải “đón đầu”, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nớc phơng Tây. Tấm gơng sáng cho nhân dân Trung Quốc trong việc này là Nhật Bản.

Nói tóm lại, chủ nghĩa dân tộc ở đây của Tôn Trung Sơn đợc hiểu nh là một kế hoạch đợc Tôn Trung Sơn phân tích, mổ xẻ một cách kỹ càng nhằm tạo đờng đi nớc bớc để khôi phục tinh thần dân tộc, đoàn kết nhân dân Trung Quốc đánh đuổi bọn xâm lợc phơng Tây giành lại hoà bình, độc lập cho mọi ngời dân Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tam dân của tôn trung sơn và tác động của nó đối với cách mạng trung quốc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w