Nh hởng của cách mạng Tháng Mời Nga năm 1917.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tam dân của tôn trung sơn và tác động của nó đối với cách mạng trung quốc (Trang 25 - 28)

Sự ra đời chủ nghĩa Tam dân mới của Tôn trung sơn

2.1.1. nh hởng của cách mạng Tháng Mời Nga năm 1917.

Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời ở Nga năm 1917 đã mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử các nớc á, Phi, Mỹ latinh nói riêng. Đúng nh Hồ Chí Minh đã viết

“Giống nh mặt trời chói lọi, cách mạng Tháng Mời đã chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu ngời bị bóc lột trên thế giới”. Tác động của cuộc cách mạng Tháng Mời trớc hết là ở chỗ chính cuộc cách mạng này đã nêu lên một tấm gơng sáng về việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nớc Nga Xô viết cho các nớc thuộc địa và nửa thuộc địa. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời đã giải quyết đợc vấn đề dân tộc ở nớc Nga trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Nhiều dân tộc ở nớc Nga Sa hoàng đợc giải phóng. Hội đồng uỷ ban nhân dân đã ra lời kêu gọi đặc biệt “Gửi nhân dân lao động theo đạo Hồi ở nớc Nga và phơng Đông”, trong đó nói rằng: từ nay những tín ngỡng, phong tục tập quán, các thể chế dân tộc, văn hoá của họ đều đợc tự do và bất khả xâm phạm.... Riêng đối với Trung Quốc, thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời Nga đã có tác động mạnh mẽ sâu sắc đến cách mạng Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc tìm thấy ở cuộc cách mạng này một tấm gơng sáng về sự nghiệp đánh đổ bọn phong kiến, đế quốc phản động, giải phóng cho quần chúng nhân dân lao động, giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Sức quyến rũ của cuộc cách mạng này tăng lên khi chính phủ Xô Viết tuyên bố: “tất cả những đặc quyền mà trớc kia chính phủ đế quốc Nga chiếm đợc ở Trung Quốc đều trả lại cho Trung Quốc không phải bồi thờng” [18, 22]. Những thành quả mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời Nga năm 1917 đạt đợc và những chính sách mà nhà nớc Liên Xô thi hành chính là sự thể hiện trong thực tiễn các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin không coi vấn đề dân tộc là một vấn đề riêng biệt mà là một bộ phận của cách mạng vô sản, đem nó kết hợp với phong trào đấu tranh chống đế quốc ở các nớc thuộc địa, đồng thời sự tồn tại của nhà nớc Xô Viết đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc.

Sự thành công của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời Nga và những chính sách của nớc Nga Xô Viết đã tạo nên sức hút lớn đối với Tôn Trung Sơn. Sau một thời gian mò mẫm mà không tìm thấy lối thoát, chính cuộc

cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời năm 1917 đã làm cho Tôn Trung Sơn “mở rộng tầm mắt”. Tháng 6 -1918, Tôn Trung Sơn đã điện cho Lênin và chính phủ Xô Viết, nội dung bức điện với đại ý: "cách mạng Nga với cách mạng Trung Quốc có chung mục đích, giai cấp vô sản hai nớc có lợi ích chung làm cơ sở cho việc giữ gìn lâu dài"[19, 255]. Tôn Trung Sơn xúc tiến việc tìm hiểu học thuyết Mác - Lênin.

Năm 1922 Tôn Trung Sơn bị một viên tớng dới quyền là Trần Quỷnh Minh phản bội, ông buộc phải rời Quảng Châu lên Thợng Hải. Tại đây ông tiếp xúc với những nhân viên cơ quan quốc tế của nớc Nga Xô Viết để học hỏi những kinh nghiệm cách mạng. Thông qua những nhân viên này ông đã hiểu đ- ợc rằng, chế độ t bản chủ nghĩa phát triển đến tột đỉnh sẽ chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, vì muốn giữ gìn mức sống cao, đáp ứng những tham vọng của giai cấp t sản, thì bọn t bản phải bóc lột chẳng những các giai cấp trong nớc mà còn mở rộng phạm vi bóc lột của chúng ra bên ngoài đặc biệt là đối với các dân tộc chậm tiến. Tại những thuộc địa của chúng, bọn t bản mua rẻ hoặc cớp tài nguyên của các nớc này, dùng nhân công của các nớc đó để sản xuất cho rẻ, sau đó bán lại cho họ với một giá đắt để thu lại lợi nhuận cao hơn. Trung Hoa là một nớc nửa thuộc địa của các nớc t bản, đã bị bọn chúng bóc lột 80 năm. Những nhân viên đó nói rằng, Trung Quốc muốn thoát khỏi ách áp bức của Âu, Mỹ, Nhật Bản thì phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản nh nớc Nga và nớc Nga Xô Viết có thể giúp Trung Hoa làm đợc những mong muốn đó. Tôn Trung Sơn cho rằng, những điều họ nói là hoàn toàn có lý. Chính vì thế ông rất quan tâm tìm hiểu cách mạng Tháng Mời, về chủ nghĩa Mác - Lênin, về nớc Nga Xô Viết. Trong một số hội nghị của Quốc dân đảng, ông đã nói rằng: “Lênin bị các nớc bôi nhọ vì ông ta dám nói trắng ra rằng 1.250.000 ngời bị 250.000 ngời ức hiếp, bóc lột”[6, 35].

Tôn Trung Sơn cử Trần Hữu Nhân hẹn gặp đại diện của nớc Nga Xô Viết là Đalin để chuyển lời của ông nói rằng “Hiện nay tôi tin tởng sâu sắc rằng,

những ngời bạn chân thành duy nhất trong thực tế của cách mạng Trung Quốc là nớc Nga Xô Viết. Tôi cha tới nớc Nga Xô Viết đợc, tôi tin tởng chắc chắn rằng thậm chí vào giờ phút nguy nan, nớc Nga Xô Viết cũng là ngời bạn duy nhất của tôi”.

Năm 1923, Tôn Trung Sơn cử một đoàn đại biểu do Tởng Giới Thạch dẫn đầu sang nớc Nga Xô Viết để học tập, khảo sát tình hình chính trị, quân sự và công tác đảng, để chuẩn bị cho việc xây dựng đảng và xây dựng quân đội. Ngày 15 -11-1923, Ban chấp hành trung ơng lâm thời Quốc dân đảng quyết định tổ chức quân nghĩa dũng của đảng mình. Ngày 26 -11-1923, Ban chấp hành trung ơng lâm thời quyết định đặt tên Trờng Quân nghĩa dũng là Trờng Sỹ quan quốc dân. Tháng 1-1924, trong thời gian họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân đảng, Trờng Sỹ quan lục quân chính thức đợc thành lập, tức là Trờng quân sự Hoàng Phố, Hiệu trởng của trờng là Tởng Giới Thạch, tham gia giảng dạy tại đây còn có nhiều chuyên gia của nhà nớc Liên Xô.

Nh vậy, rõ ràng trong cơn “nguy nan” giữa dòng nớc xoáy, Tôn Trung Sơn đã nhìn thấy một chiếc phao cứu hộ, chiếc phao đó không những giúp ông thoát hiểm mà nó còn đa ông tới một chân trời mới, mở ra một con đờng mới tr- ớc mắt ông. Chủ nghĩa Mác - Lênin, cuộc cách mạng Tháng Mời ở nớc Nga là “chiếc phao” cứu hộ đó. Dới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mời Nga, Tôn Trung Sơn đã tìm ra một con đờng mới, một hình thức hoạt động mới cho Quốc Dân đảng và cho nhân dân Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tam dân của tôn trung sơn và tác động của nó đối với cách mạng trung quốc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w