Phi lí nh là đối tợng trung tâm

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện sinh trong mốt số tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của albert camus (Trang 66 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Phi lí nh là đối tợng trung tâm

Cái phi lí, nh đã nói ở trên, không phải là sáng tạo riêng của Camus. Nhng sự đóng góp của Camus cho việc hoàn thiện khái niệm này trong văn học là vô cùng to lớn. Tất cả các tác phẩm của Camus, dù ít hay nhiều đều thể hiện quan niệm của ông về cái phi lí. Chủ đề cái phi lí đợc ông triển khai bằng nhiều hình thức thể loại: tiểu luận triết học (Huyền thoại Sisyphe, Ngời nổi loạn), tiểu thuyết (Ngời xa lạ, Dịch hạch), kịch (Ngộ nhận, Caligula), và cả trong truyện ngắn (Ngời đàn bà ngoại tình, Những ngời câm, Kẻ phản bội hay một linh hồn bối rối..). ở đây, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát tập trung vào hai tiểu thuyết Ngời xa lạ, Dịch hạch và tập truyện ngắn Nơi lu đầy và vơng quốc của Camus.

2.2.1. Thế giới xa lạ

Con ngời là cái gì? Con ngời từ đâu đến? Con ngời sẽ đi về đâu? Những câu hỏi vang lên trong lịch sử nhân loại và sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời hoàn thiện. Từ một sự ngẫu nhiên, con ngời đợc sinh ra. Sau cú hích đầu tiên ném vào cuộc đời ấy là cuộc hành trình đầy gian khổ của con ngời trong một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Camus đã đặt tên cho tác phẩm đầu tiên làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới là Kẻ xa lạ và cho tập truyện ngắn duy nhất của mình là Nơi lu đày và vơng quốc. Quả thực, con ngời sinh ra, bị đặt vào hoàn cảnh không biết trớc và luôn luôn phải nỗ lực để tìm về vơng quốc, về nơi mình đợc là chính mình, mình tìm thấy chính mình. Có ngời tìm thấy, cảm nhận đợc hạnh phúc, nhng có ngời mãi chìm sâu trong niềm bi quan, ngậm ngùi thân phận. Camus đánh thức và gọi đúng tên một cảm giác có thực trong đời sống tinh thần thế kỉ XX, nhất là ở phơng Tây sau những cuộc khủng hoảng sâu sắc khi hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra.

Kẻ xa lạ (L’étranger - 1942) là thông điệp về một thế giới hoàn toàn phi lí, từ chối mọi lời giải thích, từ chối mọi sự bào chữa, mọi sự cảm thông, từ chối rửa tội Tác phẩm đ… ợc kể từ ngôi thứ nhất, nhân vật chính Meursault xng tôi

kể lại câu chuyện của mình từ khi nhận tin mẹ chết đến lúc anh ta đối diện với cái chết. Nhng đọc toàn bộ tác phẩm, dờng nh chúng ta thấy có hai ngời kể chuyện. Meursault và cái tôi xng danh của chính anh dửng dng với nhau nh hai kẻ xa lạ! Kết cấu của tác phẩm đợc chia thành hai phần rất rõ rệt, có độ dài gần tơng đơng nhau. phần một gồm sáu chơng, mở đầu bằng cái chết của ngời mẹ và kết thúc bằng cái chết của một ngời đàn ông A Rập, tất cả xảy ra trong vòng 17, 18 ngày. Hai cái chết đợc kể lại bình thản, lạnh lùng “Hôm nay má chết. Hoặc có thể là hôm qua, tôi không biết” [24; 263]; “ mọi sự bắt đầu với tiếng…

nổ khô khốc đinh tai. ( ) tôi còn bắn thêm bốn phát nữa vào cái thân hình bất… động và những viên đạn cắm ngập một cách vô thức. Và việc đó tựa nh tôi vừa gõ bốn tiếng gọi cửa gãy gọn để bớc vào cõi bất hạnh vậy” [24; 307]. Phần hai gồm năm chơng miêu tả những ngày Meursault bị giam trong nhà lao tới khi anh sắp sửa lên máy chém, thời gian khoảng một năm. Trớc cái chết của mình, anh cũng thờ ơ nh cái chết của một ngời xa lạ.

Camus đã tạo đợc “ảo giác về thời gian”, gợi ý về những “hiện tại giả” khiến ngời đọc cảm thấy cái đã xảy ra xen lẫn với cái đang xảy ra và tạo đợc sự mơ hồ giữa ý nghĩ của tác giả và ý nghĩ của nhân vật [101]. Camus không dùng thì quá khứ trang trọng nh trong cách viết của lịch sử, văn học các thế kỉ trớc mà ông dùng thì quá khứ giống nh trong cách nói bình thờng, tạo đợc cảm giác chân thực cho tác phẩm (tiếng Pháp có hai cách chia động từ ở thì quá khứ đơn giản: passé simple - dùng trong ngôn ngữ viết trang trọng và passé composé - dùng trong ngôn ngữ nói thông thờng, Camus dùng passé composé trong tiểu thuyết này [101]).

Bản thân cuốn Kẻ xa lạ khi xuất hiện cũng là một sự xa lạ vì nó đến với châu Âu từ bên kia Địa Trung hải. Và tác phẩm gây chấn động d luận. Ngời ta không hiểu tại sao nhân vật lại nhận tin mẹ chết với thái độ thờ ơ, không nhìn mặt mẹ lần cuối, không khóc khi đa tang mẹ, sau đám tang đã đi tắm biển, bắt nhân tình, vui vẻ đi xem phim hài, giết chết một ngời A Rập vì lí do mặt trời chiếu gắt quá, trớc cái chết của mình vẫn câm lặng, từ chối mọi sự giúp đỡ, và tại sao anh vẫn “nghiệm thấy thế giới này sao mà giống mình và thân thiết nh anh em đến thế”, vẫn cảm nhận “mình đã có đợc hạnh phúc và vẫn còn đợc hạnh phúc”, tại sao Meursault lại mong muốn điều cuối cùng là có thật đông ngời đến xem cái chết của mình để anh nghe họ nguyền rủa anh vì nh thế anh sẽ thấy bớt cô đơn [24; 254]. Meursault hoàn toàn xa lạ với thế giới và thế giới cũng hoàn toàn xa lạ với Meursault. Mọi mối quan hệ của anh với ngời khác đều bị đứt gãy. Những ngời gần gũi với Meursault đều là những ngời sống cô

độc: ngời mẹ đã mất trong trại dỡng lão, Emmanuel - ngời bạn đi xem chiếu phim với Meursault, Celeste - chủ quán ăn tại khu phố Meursault ở, Marie - cô gái chia sẻ với Meursault những khoái cảm vui vẻ, là dấu nối giữa anh với thế giới bên ngoài, Raymond - gã hàng xóm nói nhiều, đầy mu mô, cụ già Salamano sống với một con chó để bớt cô đơn vì ngời vợ đã mất. Những biến cố trong cuộc đời anh đều có sự chứng kiến của một trong những nhân vật này. Nếu không có ngày chủ nhật định mệnh đi tắm biển cùng Marie và Raymond, nếu Raymond không có hiềm khích với những tên A Rập thì vụ ẩu đả sẽ không xảy ra và anh ta cũng chẳng đa súng cho Meursault, Meursault sẽ không giết ngời và lại tiếp tục đời sống một viên chức văn phòng ở Alger, lại có những ngày thứ bảy vui vẻ với Marie Meursault đã không hiểu tình cảm của mình… dành cho Marie có phải là tình yêu hay không, anh cũng chẳng bận tâm vì điều đó không quan trọng, nhng đến khi Marie đến thăm anh trong nhà lao, nói với anh họ không cho cô gặp anh nữa vì cô không phải là vợ anh thì tất cả những kí ức hạnh phúc của Meursault sống dậy, nhng anh cũng không bộc lộ tình cảm gì khi trông thấy nụ cời méo mó, đau khổ của Marie khi chào anh. Tất cả những ngời này, trớc toà đã nói thật những điều họ nghĩ về Meursault, chính nhờ họ mà lần đầu tiên trong đời, Meursault “muốn ôm hôn một con ngời” [24; 330], lần đầu tiên trong đời, Meursault biết có ngời kêu gọi ngời khác thông cảm cho anh Mối liên hệ của Meursault với các chức năng xã hội thông qua một loạt… nhân vật không tên cũng bị chia lìa. Giám đốc viện dỡng lão, những ngời già trong viện, ông chủ của Meursault, viên dự thẩm, luật s, linh mục tất cả đều… xa lạ với Meursault khi anh đối diện với họ, khi anh đặt họ trực diện với chính họ. Meursault từ chối mọi vai trò xã hội của mình: anh không đến thăm mẹ ở viện dỡng lão vì đờng xa và anh sẽ mất cả ngày chủ nhật cho mỗi lần đi lại, anh từ chối nói đợc thăng chức, từ chối xng tội trớc Chúa, từ chối nói dối để cuộc biện hộ đợc dễ dàng, từ chối rửa tội - từ chối niềm hi vọng vào một cuộc đời khác mà tất cả mọi ngời đều tin là có sự cứu rỗi của Thợng đế Meursault có…

thể kháng án nhng anh thấy mình mang gánh nặng của một tội lỗi cần phải trút bỏ. Meursault chẳng biết thế nào là tội lỗi nhng anh đợc toà án chỉ ra mình là một tội phạm. Và phạm tội thì phải trả giá, vì nh thế thì ngời ta không thể yêu cầu anh điều gì hơn nữa. Meursault vẫn im lặng khi anh bị bắt vì giết ngời nhng lại bị kết tội vì “đã chôn mẹ mình với một trái tim của kẻ tội phạm” [24; 333]. Thái độ vô cảm của Meursault còn khiến vị công tố viên ghê tởm hơn cả tội giết cha - “tội gớm ghiếc nhất trong các tội” mà ngay sau phiên toà xử Meursault toà án sẽ phán xử. Theo ông, “một kẻ giết chết mẹ về tinh thần cũng cần phải loại bỏ khỏi xã hội loài ngời chẳng khác gì kẻ đang tay hạ sát cha đẻ mình. Dù thế nào thì kẻ thứ nhất cũng đã chuẩn bị cho hành vi của kẻ thứ hai, có thể nói là anh ta đã báo hiệu cho hành vi của kẻ thứ hai và hợp pháp hoá cho hành vi đó” [24; 337-338]. Đó chính là lời buộc tội dành cho Meursault. Sự dửng dng nếu phóng đại lên có thể là dấu hiệu của tội ruồng bỏ ngời mẹ. Mà tội lỗi này đáng bị ném đá, đáng bị xử tử. Cả phần hai của cuốn tiểu thuyết mỏng này là cuộc độc thoại dài của Meursault. Bản tự thuật tâm trạng hiện lên bằng một giọng lạnh lùng, tng tửng nhng xoáy sâu vào nỗi đau của con ngời. Meursault lắng nghe tiếng đập của trái tim mình. Anh không hình dung nổi tiếng đập đã theo mình bao lâu nay đến một lúc nào đó bỗng dng ngừng lại. Chỉ đến bình minh thôi, giây phút ấy sẽ đến. Meursault dành thời gian của các buổi đêm để chờ đợi buổi bình minh mình sẽ bị hành quyết ấy: “Tôi không bao giờ thích bị bất ngờ. Khi một điều gì xảy đến với tôi, tôi muốn mình sẵn sàng đón nhận. Vì vậy cuối cùng tôi chỉ ngủ một chút vào ban ngày, còn suốt đêm, tôi kiên nhẫn đợi ánh sáng xuất hiện trên ô kính phía bầu trời. ( ) Ch… a bao giờ tôi tiếp nhận đợc nhiều tiếng động đến thế, phân biệt đợc cả những âm thanh rất nhỏ. Vả lại tôi có thể nói rằng theo một cách nào đó tôi đã gặp may trong suốt thời gian này, bởi vì tôi cha bao giờ nghe thấy tiếng bớc chân. Mẹ tôi thờng nói ngời ta không bao giờ là kẻ hoàn toàn bất hạnh. ở trong tù tôi mới thấy mẹ mình nói đúng, đó là khi bầu trời ửng sắc, một ngày mới len vào xà lim của tôi. Bởi vì

cũng có khả năng không kém hiện thực là đáng ra tôi đã nghe thấy tiếng bớc chân và tim tôi có thể đã vỡ ra” [24; 346-347]. Cuối cùng, sau những im lặng Meursault bùng nổ với tất cả những suy t lâu nay đè nặng lên anh để rồi nhẹ nhàng chấp nhận cái chết, chấp nhận định mệnh của mình. Anh tin chắc mọi sự, tin chắc về cuộc đời mình, về cái chết sắp tới bởi vì đó là toàn bộ sự thật - dù không lí giải nổi, bám chặt lấy anh. Chết vẫn là điều hiển nhiên hơn mọi thứ trên đời. “Một khi phải chết, thì chết nh thế nào và vào lúc nào phỏng có quan trọng gì” [24; 347]. Và Meursault, cũng giống nh mẹ mình, tới lúc cuối đời mới cảm thấy cần đợc giải thoát khỏi nơi chết này và sẵn sàng sống lại tất cả. Sự dửng dng của thế giới bỗng trở nên êm dịu. Phần hai của tác phẩm kết thúc bằng sự vỗ về của một đêm bình yên trái ngợc với một tai hoạ gây nên bởi mặt trời ở phần một. Camus đã dùng một cách chơi chữ đồng âm trong tiếng Pháp khi đặt tên nhân vật: Meursault có cách đọc giống với Mer-Sol (Mer và Soleil:

Biểnmặt trời). Số phận Meursault gắn với biển và mặt trời. Trong cách đọc phân tâm học về tác phẩm này, Brian T. Fitch đã phân tích biểnmặt trời dới góc độ những biểu tợng thờng thấy, đầy ám gợi trong các sáng tác của Camus.

Biển với Camus chứa đựng những thuộc tính mẫu hệ: sự màu mỡ, cuộc sống, tình yêu, tình dục, sự tái sinh và cả cái chết; mặt trời chứa đựng tất cả các yếu tố phụ hệ: mặt trời kết hợp với biển và mặt đất tạo nên hình ảnh của sự thật, đè bẹp và tiêu diệt sự sống [49; 79]. Mặt trời trong tác phẩm truyền tải sự bất hoà giữa con ngời và thế giới, cái nắng gay gắt của nó mang thông điệp của bi kịch và chết chóc. Thế giới vĩnh viễn là xa lạ với Meursault! “Meursault đã chơi với lửa giống nh Icare trong huyền thoại Hi Lạp, bị cháy đôi cánh và chết vì muốn đến quá gần mặt trời” [100; 96].

Thế giới trong Dịch hạch (La Peste - 1947) lại xa lạ theo một cách khác. Tác phẩm đợc khởi thảo từ năm 1941 khi phát xít Đức xâm lợc châu Âu. Tiểu thuyết này, vào thời điểm nó ra đời, đợc xem là một câu chuyện mang ý nghĩa biểu tợng chống chiến tranh. Nhng quan trọng hơn, và cũng là sức hấp dẫn vợt

thời gian của nó là vì đã mang chứa những thông điệp sâu sắc về cuộc sống con ngời ở mọi thời đại. Tác phẩm đợc viết dới dạng kí sự, mọi chi tiết đều cố tỏ ra chân thực nh đã từng xảy ra, có một ngời luôn luôn quan sát và ghi chép lại. Thành phố Oran bên bờ biển Algérie vào năm 194. (cùng thập niên khi tác phẩm ra đời), đã xảy ra một sự kiện kì lạ. Thành phố đang yên lành với sự cuồng nhiệt và âm thầm vốn có của mình bỗng nhiên xuất hiện những con chuột chết, dấu hiệu đầu tiên của dịch hạch (ngày 16 tháng T). Số chuột chết ngày càng tăng, số ngời bị sốt phải nhập viện ngày một nhiều, rồi ngời chết đầu tiên, hàng chục, hàng trăm ngời chết sau đó Thành phố rơi vào không khí của… thảm hoạ diệt vong, bị cách li nh một hòn đảo giữa biển khơi. “Sau khi ông lão gác cổng chết đợc một hôm, mây mù che kín bầu trời. Những cơn ma ngắn xối xả đổ ập xuống thành phố; tiếp theo sau là cơn nóng bức báo hiệu giông bão. Biển cũng mất đi cái màu xanh biếc, và dới bầu trời âm u, nó loé lên những ánh bạc hoặc thép sáng chói ( ). Một không khí buồn đến tê tái bao phủ Oran ”… … [11; 48]. Dân chúng dần quen với thảm hoạ, quen với những cảnh chết chóc, đốt xác Bác sĩ Rieux - nhân vật chính của câu chuyện, cùng với nhà báo… Rambert, nhà trí thức Tarrou, Grand, cha Paneloux là những con ngời nổi bật trong hoàn cảnh bi đát ấy, không quản ngày đêm cố gắng đẩy lùi dịch bệnh. Nhng oái oăm thay, con ngời càng cố gắng thì bệnh dịch càng lan tràn. Nhiều tháng qua đi, bỗng nhiên số ngời chết và số ngời nhiễm bệnh chững lại và giảm hẳn. Đến ngày 25 tháng Giêng bệnh dịch coi nh chấm dứt sau sự hoành hành dữ dội.

Cả thành phố bị đẩy vào cơn nguy khốn, vào một hoàn cảnh xa lạ. ở đó, mỗi ngời phải chọn cho mình một cách hành động để bảo toàn sự sống của chính mình. Nhng bệnh dịch, khi mất đi, cũng bất ngờ và phi lí nh khi nó đến. Cuộc sống lại trở về nhịp bình thờng, ngời ta lại làm ăn, yêu và chết theo cái cách thông thờng của nơi đây. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng bệnh dịch có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Dịch hạch đã khái quát đợc kinh nghiệm nhân sinh quí báu. Tất cả chúng ta đều biết “tai hoạ là điều thờng xảy tới, nhng ta khó tin là tai hoạ khi nó đổ ập xuống đầu mình. Trên thế giới, dịch hạch cũng nhiều nh chiến tranh. Thế nhng

đứng trớc dịch hạch và chiến tranh, ngời ta vẫn luôn bất ngờ. Bác sĩ Rieux cũng bất ngờ nh đồng bào chúng tôi, và vì vậy chúng tôi hiểu vì sao ông phân vân giữa lo âu và tin tởng. Khi chiến tranh nổ ra, ngời ta bảo nhau: “Không lâu đâu vì thật là quá ngu dại!”. Và dĩ nhiên chiến tranh là quá ngu dại, nhng không

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện sinh trong mốt số tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của albert camus (Trang 66 - 86)