Phân loại câu hỏi tu từ trong các khúc ngâm

Một phần của tài liệu Câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc việt nam (Trang 31 - 34)

Cấu tạo của câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc cũng rất đa dạng. Dựa vào cấu tạo (số lợng vế câu), chúng tôiphân biệt hai kiểu câu hỏi tu từ: Câu hỏi một vế và câu hỏi hai vế. Dựa vào nội dung câu

hỏi, chúng tôi phân biệt hai kiểu câu hỏi tu từ: Câu hỏi bộ phận và câu hỏi toàn bộ.

3.1. Câu hỏi một vế và câu hỏi hai vế

a) Số liệu:

Bảng 2: Số liệu thống kê câu hỏi tu từ một vế và hai vế trong các khúc ngâm.

Số liệu

Tác phẩm Số câu hỏi tu từ Câu hỏi một vế Câu hỏi hai vế

Chinh phụ ngâm khúc 30 29 1

Cung oán ngâm khúc 39 39 0

Ai t vãn 25 25 0

Thu dạ lữ hoài ngâm 21 21 0

Tự tình khúc 55 53 2

Tổng số 170 167 (98,2%) 3(1,8%)

b) Nhận xét:

Trong 170 câu hỏi tu từ ở cả năm khúc ngâm, chỉ có ba câu hỏi có cấu tạo hai vế, chiếm tỉ lệ rất thấp (1,8%). Cả ba câu hỏi này đều nằm ở dòng bát trong khổ thơ. Đó là các câu hỏi sau đây:

- Chinh phu tử sĩ mấy ngời

Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?

(Chinh phụ ngâm khúc) - Đêm đêm lại hỏi trời già

Thân này ô trọc hay là thân cao?

(Tự tình khúc) - Liễu bồ đôi chút cành thơ

Bao giờ bìu ríu bao giờ bồng mang?

(Tự tình khúc)

Dựa vào nội dung hỏi (vào cả nòng cốt thông báo CN/VN hay chỉ hỏi vào một bộ phận của câu) có thể phân thành hai kiểu:

3.2. Câu hỏi bộ phận và câu hỏi toàn bộ

Bảng 3: Số liệu thống kê câu hỏi tu từ bộ phận và toàn bộ trong các khúc ngâm

Số liệu

Tác phẩm Số câu hỏi tu từ Câu hỏi bộ phận Câu hỏi toàn bộ

Chinh phụ ngâm khúc 30 25 5

Cung oán ngâm khúc 39 33 6

Ai t vãn 25 16 9

Thu dạ lữ hoài ngâm 21 19 2

Tự tình khúc 55 41 14

Tổng số 170 134 (78,8 %) 36 (21,2%)

b) Nhận xét:

Tỉ lệ câu hỏi toàn bộ cũng ít hơn rõ rệt so với câu hỏi bộ phận (chiếm bình quân 21,2% trong cả năm khúc ngâm).

Dẫn dụ một số câu hỏi bộ phận trong các khúc ngâm:

- Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây?

- Trên trớng gấm thấu hay chăng nhẽ? Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?

(Chinh phụ ngâm khúc)

- Vì đâu nên nỗi dở dang?

Mà xui phận bạc nằm trong má đào. - Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh

Thử xem con tạo gieo mình nơi nao?

- Xe nguyệt lão chẳng xe thì chớ Xe thế này có dở dang không?

(Cung oán ngâm khúc) - Trằn trọc nỗi đêm thâu ngày tối

Biết cậy ai dập nỗi bi thơng?

- Buồn thay nhẽ! Xuân về hoa nở

Nỗi sầu riêng ai gỡ cho xong?

Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi?

- Càng trông càng một xa vời

Tấc lòng thảm thiết chín trời biết chăng?

(Ai t vãn) - Ơn tiên đế bao giờ báo đáp? Nợ phù sinh mấy kiếp đền bồi? - Đen nào dơ đợc đan thầm?

Sầu nào ngăn đợc cao ngâm đôi ngày?

(Tự tình khúc) Dẫn dụ về một số câu hỏi toàn bộ trong các khúc ngâm:

- Sao kiếp ngời nỡ để đấy đây?

- Trong rèm dờng đã có đèn biết chăng?

(Chinh phụ ngâm khúc)

- Liệu thân này với cơ thiền phải nao? - Cái hoa đã trót giao cành biết sao?

(Cung oán ngâm khúc)

- Cõi thọ sao hẹp bấy hoá công? - Nguyện đồng sinh sao đã kíp phai?

(Ai t vãn)

- Sao chẳng biết ngoài miền Bắc động?

- Hai anh ta có chóng hồi hơng?

(Thu dạ lữ hoài ngâm)

Một phần của tài liệu Câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w