Kết hợp từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ ở các khúc ngâm

Một phần của tài liệu Câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc việt nam (Trang 41 - 57)

II. từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ ở các khúc ngâm

3. Kết hợp từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ ở các khúc ngâm

Câu hỏi tu từ đợc xuất hiện trong các tác phẩm ngâm khúc cũng t- ơng đối nhiều, chúng phù hợp với việc miêu tả các diễn biến tâm trạng của nhận vật. Vì thế, sự xuất hiện các từ nghi vấn trong câu hỏi tu từ cũng rất phong phú và đa dạng, chúng đợc kết hợp với một số từ loại

khác nh danh từ, động từ, tính từ…ở trong câu nhằm để nhấn mạnh các đặc điểm của sự vật, hiện tợng để gợi ra sự liên tởng sâu sắc.

3.1. Kết hợp từ nghi vấn với danh từ

Kết hợp từ nghi vấn với danh từ là một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của các tác giả ngâm khúc ,thể hiện sự đa dạng về câu hỏi( hỏi về ngời, vật, việc; hỏi về địa điểm, nơi chốn...).Điều đó thể hiện tâm trạng phong phú và phức tạp của các nhân vật luôn phải sống trong hoàn cảnh sầu khổ, đơn chiếc, oan trái. Bao nhiêu cảm xúc ấy, đều đợc dồn dập , trỗi dậy chan hào trong , dòng thơ, câu thơ và đoạn thơ.

Các từ nghi vấn kết hợp với danh từ có thể kết hợp về phía tr ớc hoặc phía sau của dòng thơ.

Từ nghi vấn chỉ kết hợp với một số danh từ nhất định. (ví dụ: nơi nao/Hán Dơng, đèn/chăng, biết đâu/chinh chiến, thân/ này, hay/thiên cung,

mấy/năm, sao/gần châu và một số từ khác).

Tùy vào từng ngữ cảnh, sự kết hợp giữa từ nghi vấn với danh từ có sắc thái khác nhau:

Ví dụ: ấy loài vật tình duyên còn thế,

Sao kiếp ngời nỡ để đấy đây?

...

Lớp mây ngừng mắt khôn nhìn

Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc Quan?

Ngoài rèm thớc chẳng mách tin,

Trong rèm dờng đã có đèn biết chăng.

(Chinh phụ ngâm khúc)

Gà ai eo óc hồi tây,

Ôm tình tựa ghế liền tay khêu đèn. …

Nỗi niềm chừng mấy ngời hay,

Cùng ai trăng gió đêm này thởng thu? (Thu dạ lữ hoài ngâm) Có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê dới đây.

Bảng 7 : Số liệu thống kê kết hợp lợt từ nghi vấn với danh từ

Tên tác phẩm Lợt từ nghi vấn kết hợp với danh từ

Cung oán ngâm khúc 4

Chinh phụ ngâm khúc 9

Ai t vãn 3

Thu dạ lữ hoài ngâm 6

Tự tình khúc 9

Tổng 30 lợt

Nhận xét: Trong năm tác phẩm ngâm khúc từ nghi vấn kết hợp với danh từ, chúng tôi thống kê đợc có 30 lợt từ nghi vấn kết hợp với danh từ trong tổng số 170 câu hỏi tu từ.

Mỗi từ nghi vấn kết hợp với danh từ đều có giá trị ngữ nghĩa, giá trị biểu đạt riêng đối với mỗi tác phẩm ngâm khúc. Mặt khác, sự kết hợp từ nghi vấn với danh từ đợc xem là một biểu hiện thi pháp của thể loại ngâm khúc.

3.2. Kết hợp từ nghi vấn với động từ

Tác phẩm ngâm khúc không chỉ đi sâu vào miêu tả trạng thái mà còn đi sâu vào miêu tả những hoạt động, những biến đổi của trạng thái. Chính vì thế từ nghi vấn đợc kết hợp với động từ rất nhiều ở trong năm tác phẩm ngâm khúc (chẳng hạn: thấu/chăng, ai/gọi, ai/vẽ, ai/bày, có/thấu, đâu/trêu cợt, thấy/chi đâu...).

Từ nghi vấn kết hợp với động từ có tác dụng nhấn mạnh thêm nỗi đau triền miên, day dứt, oán hận cuả các nhân vật ở trong các tác phẩm ngâm khúc, nó nh là một tiếng kêu cứu, một câu hỏi mong đợc sự giải đáp để tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân của nỗi bất hạnh này. Chính vì vậy các kết hợp từ nghi vấn với động từ góp phần tố cáo chiến tranh và xã hội phong kiến hà khắc đã đẩy các nhân vật vào một hoàn cảnh bi thiết.

Kết hợp từ nghi vấn với động từ đá góp một phần lớn khi làm nổi bật nội dung tác phẩm. Đó là những tiếng nói bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật, đó là nỗi khát khao đợc sống một cuộc sống hạnh phúc lứa đôi, không còn nỗi xa cách, không còn cảnh đơn chiếc sầu muộn, không còn sự hy sinh oan trái.

Ví dụ: Trên trớng gấm thấu hay chăng nhé? Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?

(Chinh phụ ngâm khúc) Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,

Ai bày trò bãi bể nơng dâu.

(Cung oán ngâm khúc) Non trông trời đất bốn phơng,

Cõi tiên khơi thẳm biết đờng nào đi. (Ai t vãn)

Cầu kia ai gọi tân đình,

Chiếc bia truỵ lệ rành rành bên sông. ...

Bớc sầu ai vẽ giữa đàng,

Mây in sắc lúa nửa vàng nửa xanh. (Tự tình khúc)

Từ nghi vấn kết hợp với động từ đợc biểu hiện cụ thể qua số liệu thống kê dới đây:

Bảng 8 : Số liệu thống kê kết hợp lợt từ nghi vấn với động từ

Tên tác phẩm Lợt từ nghi vấn kết hợp với động từ

Chinh phụ ngâm khúc 10

Cung oán ngâm khúc 16

Ai t vãn 18

Thu dạ lữ hoài ngâm 10

Tự tình khúc 33

Tổng 88 lợt

Nhận xét: Trong năm tác phẩm ngâm khúc, các từ nghi vấn kết hợp với động từ chiếm số lợng tơng đối nhiều. Chúng tôi thống kê đợc có 88 lợt từ nghi vấn kết hợp với động từ trong tổng số 170 câu hỏi tu từ.

Mỗi từ nghi vấn kết hợp với tính từ nhằm để nhấn mạnh, khắc sâu tâm trạng của các nhân vật, đồng thời sự kết hợp từ nghi vấn với động từ

trong năm tác phẩm ngâm khúc là một biểu hiện thi pháp của thể loại này.

3.3. Kết hợp từ nghi vấn với tính từ

Thành công lớn của tác phẩm ngâm khúc là tác giả biết cách khai thác tâm trạng, khai thác mọi biểu hiện của tâm trạng một cách tinh tế và sâu sắc nhất. Tính từ làm nổi bật trạng thái tâm lý sầu não của các nhân vật. Vì vậy kết hợp từ nghi vấn với tính từ nó còn bổ sung nghĩa cho nhau để nhấn mạnh và làm nổi rõ tâm trạng buồn sầu, u uất, đau đớn, bế tắc của nhân vật khi phải chịu những cảnh éo le của cuộc đời bất hạnh.

Kết hợp từ nghi vấn với tính từ là một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của các tác giả khúc ngâm, đã tạo nên câu thơ nh những tiếng kêu thơng, những cảm giác đau đớn toát ra từ trái tim đang ứa lệ, vì cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì một xã hội phong kiến hà khắc đã làm cho các nhân vật phải sống trong cô đơn, trống vắng không biết chia sẻ giãi bày cùng ai, nên đành cất lên những tiếng kêu thẳng thốt nh những câu hỏi ai oán để tìm ra cội nguồn căn nguyên của nỗi sầu và mong muốn có đ- ợc một cuộc sống hạnh phúc và tình yêu.

Kết hợp từ nghi vấn với tính từ ở trong năm tác phẩm ngâm khúc t - ơng đối nhiều (chẳng hạn: ai/sầu, chua cay/vì ai, trang hồn/với ai,

Lòng chàng/có, cớ sao/rủi, vui/chi, ai/trọng... ).

Ví dụ: Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm khúc) Duyên đã may cớ sao lại rủi

Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang. (Cung oán ngâm khúc)

Giờ sao bỗng thờ ơ lặng lẽ, Tình cô đơn ai kẻ xét đâu.

(Ai t vãn)

Sầu nào ngăn đợc cao ngâm dõi ngày. (Tự tình khúc)

Số liệu cụ thể của các từ nghi vấn kết hợp với tính từ đợc biểu hiện dới đây:

Bảng 9 : Số liệu thống kê kết hợp lợt từ nghi vấn với tính từ

Tên tác phẩm Lợt từ nghi vấn kết hợp với tính từ

Chinh phụ ngâm khúc 10

Cung oán ngâm khúc 19

Ai t vãn 7

Thu dạ lữ hoài ngâm 6

Tự tình khúc 17

Tổng 59 lợt

Nhận xét: Trong năm tác phẩm ngâm khúc từ nghi vấn kết hợp với tính từ chiếm số lợng cũng tơng đối nhiều, chúng tôi thống kê đợc có 59 lợt từ nghi vấn kết hợp với tính từ trong tổng số 170 câu hỏi tu từ.

Kết hợp từ nghi vấn với tính từ nhằm để diễn tả tâm trạng buồn sầu, u uất, bế tắc của các nhân vật trớc hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Đồng thời, sự kết hợp đó là một biểu hiện thi pháp cụ thể cho thể loại ngâm khúc.

4. Tiểu kết

Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích cấu tạo của câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc, có thể rút ra một số nhận xét ban đầu.

Câu hỏi tu từ đợc sử dụng trong năm tác phẩm ngâm khúc tơng đối nhiều, chúng nhằm làm nổi bật tâm trạng bi kịch của các nhân vật đợc thể hiện một cách rõ nét, cô đọng và sâu sắc hơn.

Câu hỏi tu từ không chỉ có tác dụng gắn kết câu thơ, đoạn thơ với nhau mà nó còn có ý nghĩa làm nổi bật nội dung của tác phẩm ngâm khúc và tạo nên nét đặc trng nghệ thuật cho thể loại.

Có thể nói, câu hỏi tu từ nh là những tiếng kêu đau thơng thảm thiết của con tim ứa lệ khao khát hạnh phúc, tình yêu và sự sống.

Câu hỏi tu từ đợc sử dụng các từ nghi vấn rất phong phú và đa dạng. Vị trí của chúng có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Chúng đợc kết hợp với các từ loại khác nhằm để diễn tả tâm trạng đau buồn, cô đơn, tuyệt vọng, bế tắc, không lối thoát của các nhân vật.

Qua việc thống kê, phân tích cấu tạo của câu hỏi tu từ trong tác phẩm ngâm khúc, chúng ta không thể không đi vào nghiên cứu vai trò biểu hiện của chúng trong thể ngâm khúc. Đây cũng chính là nội dung của chơng 3 - vai trò biểu đạt câu hỏi tu từ trong thể ngâm khúc

Chơng 3

Vai trò biểu đạt của câu hỏi tu từ trong thể ngâm khúc I. Vai trò biểu hiện bi kịch tâm trạng của nhân vật trong các khúc ngâm

Ngâm khúc là những tác phẩm trữ tình nên có xu h ớng đi sâu vào nội tâm con ngời thể hiện rõ nét. Để tài thờng là những bi kịch về tâm trạng. Nhìn chung, cái tâm trạng đợc miêu tả qua ngâm khúc là tâm trạng buồn, u uất, ai oán, bế tắc. Tâm trạng đó đã tạo cho ngâm khúc mang một âm hởng bi thơng và sâu lẵng.

Tác giả các khúc ngâm đã diễn tả đợc cả một chuỗi tâm trạng phong phú và phức tạp của các nhân vật đó là: qua tâm sự đau buồn của ngời chinh phụ khi nhớ thơng chồng nơi chiến trận, qua lời thở than của ngời cung nữ bị ruồng rẫy bỏ quên nơi cung cấm, qua cách bị đối xử bất công, bị giam cầm hay bị đày đi nơi đất khách quê ngời của ngời lữ thứ… Tất cả những hoàn cảnh và tâm trạng ấy đợc các tác giả khúc ngâm khắc hoạ, thể hiện một cách rõ nét, cô đọng và sâu sắc ở trong câu hỏi tu từ của các khúc ngâm.

Câu hỏi tu từ ở trong các tác phẩm ngâm khúc có một vai trò và ý nghĩa quan trọng để làm nổi bật bi kịch tâm trạng của các nhân vật và tạo cho khúc ngâm một âm hởng bi thơng, ai oán, sầu não và tuyệt vọng. Với các từ nghi vấn nh: ai, sao, chăng, chi, đâu, mấy, nào... đợc dùng ở trong câu hỏi tu từ của các tác phẩm ngâm khúc rất phong phú và đa dạng nhằm để nhấn mạnh, diễn tả tâm trạng buồn sầu, cô đơn, ai oán, bế tắc của các nhân vật.

Mỗi tác phẩm khúc ngâm là mỗi hoàn cảnh, mỗi số phận khác nhau nhng họ đều chung một tâm trạng bi thơng, ai oán, sầu não và tuyệt vọng. Mở đầu bài thơ Chinh phụ ngâm khúc là một lời than thở, tiếp liền theo là một tiếng kêu đau đớn, một hơi thở dài non nỉ của ngời

chinh phụ đã gợi lên một nỗi buồn bi thiết: Buồn vì hạnh phúc phải chia lìa, bao mất mát đau thơng lại đến với họ:

Quân đa chàng ruổi lên đờng,

Liễu dơng biết thiếp đoạn trờng này chăng? (Chinh phụ ngâm khúc)

Từ “chăng” ở trong câu hỏi này nó biểu hiện tâm trạng băn khoăn, lo âu, sợ hãi nh đã chan chứa trong tâm t ý nghĩ của ngời chinh phụ khi tiễn đa chồng ra chiến trận. Bởi vì nàng hiểu đợc chiến tranh sẽ là nơi thảm hoạ nguy hiểm cho con ngời và rồi không biết chồng mình sẽ ra sao và sự cô đơn, buồn sầu của ngời vợ ở nhà chờ đợi tin chồng trở về đến bao giờ.

Câu hỏi lại đợc đặt ra giữa một khung cảnh ngao ngán, mênh mông nh lòng nàng, và một hơi thở dài cô quạnh. Khi ngời chồng đi xa rồi, nàng nghĩ không biết rồi đây tâm trạng của hai ngời sẽ ra sao ai sẽ là ngời chịu nhiều nỗi sầu hơn:

Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm khúc)

Câu hỏi ở đây lại nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, trống vắng, ngổn ngang trăm mối tâm sự mà không có ngời để chia sẻ, giãi bày. Ngoài nàng ra bây giờ chỉ có ngọn đèn bên cạnh mới hiểu đợc nỗi cô đơn buồn sầu này của nàng trong thời gian mòn mỏi chờ đợi tin chồng.

Ngoài rèm trớc chẳng mách tin,

Trong rèm dờng đã có đèn biết chăng? (Chinh phụ ngâm khúc)

Và rồi câu hỏi đợc đặt ra cho ngời chồng của mình đang ở nơi xa kia, không biết lòng chàng ở nơi ấy có buồn sầu, cô đơn nh lòng nàng bây giờ không hay là lòng chàng ở nơi ấy cũng nh thiếp chăng:

Chẳng hay muôn dặm ruổi giong,

Nỗi buồn của ngời chinh phụ làm thấm thía khi nàng nghĩ rằng ngoài nàng ra chẳng có ai đoái tởng đến chồng nàng trải bao ma nắng theo cuộc rủi may của chinh chiến, nay đã trôi dạt phơng nao.

Chàng từ sang đông nam khơi nẻo, Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?

(Chinh phụ ngâm khúc)

Các từ nghi vấn “nơi đâu”, “nao” thể hiện tâm trạng băn khoăn, lo nghĩ của ngời vợ khi nghĩ về ngời chồng của mình ra đi chiến trận nay không biết đợc đang ở nơi đâu.

Chàng từ đi vào nơi gió cát,

Đêm trăng này nghỉ mát phơng nao? (Chinh phụ ngâm khúc)

Trải bao nhiêu sơng gió, đau khổ, buồn phiền, lo âu, đợi chờ nhng tất cả chỉ là hoài vọng, ngời chinh phụ phải sống trong im lặng, cô đơn, sầu não. Ngoài nàng ra chỉ còn một mình không còn ai để mà tâm sự, chia sẻ, giãi bày:

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây. (Chinh phụ ngâm khúc)

ở đây ngời chinh phụ mới thật sống với lòng mình, với sự thật đau đớn của tâm hồn. Nàng không mơ mộng hoặc mong ớc xa xôi, cảnh vật bên ngoài không có gì làm cho nàng chú ý đến. Ngời chinh phụ chỉ biết tập trung tất cả vào tâm trí và ý nghĩ của thế giới bên trong để nhận định sự trống trải bao la tràn ngập.

Câu hỏi ở đây lại khắc sâu tâm trạng buồn sầu bi thiết của ng ời vợ. Nỗi sầu giằng giặc đã thâu hút cả tâm hồn nàng làm cho nàng chểnh mảng việc nữ công, việc trang điểm, thêu oanh, dệt bớm vì những hình ảnh yêu thơng ấy bây giờ không còn ý nghĩa gì đối với nàng. Tất cả những thứ ấy chỉ làm cho vết thơng lòng càng thêm trầm trọng:

Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? (Chinh phụ ngâm khúc)

Từ nghi vấn “ai” trong câu hỏi dới đây còn thể hiện, nhấn mạnh nỗi cô đơn trống vắng của nàng. Đó là lòng mong mỏi của ngời chinh phụ, có ai đó có thể giúp mình nhắn gửi cho chàng hiểu tấm lòng nhớ th ơng mòn mỏi trong những ngày xa cách:

Cậy ai mà gửi tới cùng,

Để chàng thấu hết tấm lòng tơi t. ...

Cậy ai mà gửi tới nơi,

Để chàng trân trọng dấu ngời tơng thân. (Chinh phụ ngâm khúc)

Trong khúc ngâm có nhiều từ nghi vấn đợc đặt ra nh những câu hỏi thể hiện tâm trạng băn khoăn, trăn trở, day dứt, đau đớn của nhân vật trớc hoàn cảnh bất hạnh. Nhà thơ đã sử dụng các từ nghi vấn để nhằm nhấn mạnh làm nổi bật tâm trạng phức tạp của nhân vật. Nói nh Đặng Thai Mai: “Ngời chinh phụ chỉ ngồi bộc bạch một mình, bộc bạch với mình, nói cho mình biết, nói để mình hay”. Vì vậy độc thoại nội tâm luôn là nhu cầu tự đối thoại. Việc ng- ời chinh phụ hồi tởng quá khứ đã góp phần bộc lộ nguồn gốc của mối xung

Một phần của tài liệu Câu hỏi tu từ trong các tác phẩm ngâm khúc việt nam (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w