Giai đoạn trớc cuộc cách mạng t sản

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới lần thứ II (Trang 48 - 51)

- Phía Anh sẽ cho phía Xiêm vay hơn 4 triệu bảng để xây dựng tuyến đờng sắt xuyên bán đảo Malắcca.

2.2.1. Giai đoạn trớc cuộc cách mạng t sản

Nh đã biết, từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX đến trớc Chiến tranh thế giới thứ hai, Xiêm nằm dới sự trị vì của Rama VII - Prachatipốc. Năm 1925, vua Vatriravút qua đời không có con nối ngôi, do đó hoàng tử Prachatipốc, em của vua đã lên ngôi. Prachatipốc cha bao giờ chờ đợi hoặc mong muốn trở thành vua. Prachatipốc là con thứ 26 và là con trai út của vua Chulalongcon . Đã có một thời gian Prachatipốc đi tu và có ý định trở thành s cả của Xiêm, nhng sau đó ông bị ốm, đã ra khỏi chùa và từ bỏ ý định trên, Prachatipốc là một thanh niên khiêm tốn, có quan điểm tự do và tinh thần trách nhiệm cao.

Trong suốt 10 năm cầm quyền của mình, Prachatipốc (1925-1935) đã có những chính sách đối nội phù hợp với thực tiễn đất nớc bấy giờ, và đặc biệt ông đã tiếp tục kế thừa và phát huy đờng lối ngoại giao truyền thống linh hoạt, thức thời của các vị vua tiền nhiệm.

Vấn đề cấp bách đối với vị vua mới sau khi lên ngôi là cần phải tiết kiệm chi tiêu. Sự lãng phí của vua Vatriravút đã làm cho công quỹ của Xiêm gặp khó khăn. Do đó, Prachatipốc đã cách chức nhiều ngời thân tín của anh mình vì họ mắc tội tham nhũng, giảm bớt số lợng viên chức và mức độ chi tiêu của hoàng cung, cắt giảm số nội giám từ 3000 ngời xuống còn 300 ngời. Những biện pháp đó cùng với nguồn thu hải quan tăng lên do những Hiệp ớc thơng

mại mới và do sự phát đạt ngoại thơng của Xiêm mang lại đã khiến nhà vua có thể cân bằng ngân sách mà không phải vay tiền nớc ngoài hoặc tăng thuế.

Prachatipốc còn lập một Hội đồng tối cao gồm 5 trong các Hoàng tử làm cơ quan cố vấn và phục hồi nội các vào năm 1927 để tranh thủ sự góp ý của một đội ngũ cố vấn rộng lớn hơn. Nhà vua đã thành lập một Hội đồng cơ mật gồm 40 thành viên có nhiệm vụ báo cáo bất kỳ vấn đề gì mà vua yêu cầu.

Trong những năm đầu trị vì của mình, Prachatipốc cho thi hành một số chính sách mới nh lập một cơ quan vô tuyến điện ,chuẩn bị xây dựng sân bay Đôn Muang để phục vụ hàng không quốc tế, lập viện hoàng gia về văn học, kiến trúc, nghệ thuật và lập một th viện, một bảo tàng quốc gia. Năm 1928, một đạo luật mới về tiền tệ đợc thi hành và đã lấy vàng làm kim bản vị cho đồng bạt. Bên cạnh đó, vấn đề y tế cũng đợc nhà vua quan tâm. Do đó, ông đã thông qua đạo luật về y tế và có quy định nghiêm ngặt đối với tiêu chuẩn hành nghề y. Chính phủ cũng đã thông qua đạo luật về kiểm soát các hoạt động thơng mại phục vụ lợi ích công cộng để tăng cờng sự kiểm soát của chính phủ đối với bảo hiểm và ngân hàng .

Song song với những chính sách nhằm phục hồi đất nớc, Prachatipốc cũng rất chú trọng đến chính sách đối ngoại. Ngay từ cuối thời kỳ Vatriravút chính sách đối ngoại của các giới cầm quyền Xiêm là công khai xích lại gần Nhật, biểu hiện đầu tiên là chuyến đi thăm chính thức nớc Nhật của vua Xiêm Vatriravút vào năm 1920. Sự kiện này khẳng định bắt đầu thời kỳ Thái Lan h- ớng về Nhật Bản.

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã sớm nhìn thấy Thái Lan có vị trí thuận lợi để bành trớng ảnh hởng của chúng đến vùng Đông Nam á. Đồng thời chúng định lợi dụng việc hai dân tộc cùng chung một tôn giáo, coi đó là một nhân tố có ý nghĩa lớn để thực hiện những kế hoạch bành trớng. ở Xiêm, giới cầm quyền Nhật đã tuyên truyền rộng rãi điểm đồng nhất về nguồn gốc hai dân tộc Xiêm và Nhật. Họ ra sức nhồi vào dân chúng t tởng “ Đại Đông á’’. Các giới

công và thơng gia Nhật tìm cách xâm nhập thị trờng Xiêm. Trong những năm 20, Hội Nhật - Xiêm đợc thành lập , có 14 nhà buôn và công chức cao cấp Nhật tham gia ban tự trị của Hội. Các hoàng thân Xiêm và Nhật điều khiển các phân Hội. Mục đích của Hội là phát triển và củng cố những mối liên hệ về chính trị và kinh tế giữa Nhật và Xiêm.

Các giới cầm quyền Xiêm khi mở rộng liên minh chính trị với Nhật, nhằm tạo áp lực với các nớc phơng tây, đòi các nớc này phải nhợng bộ Xiêm nhiều hơn nữa.

Đờng lối thân Nhật của chính phủ Xiêm đã đặt Pháp vào một tình thế khó xử, vì nếu liên minh Nhật - Xiêm đợc hình thành thì Pháp khó giữ đợc các đất thuộc địa ở Đông Dơng. Bởi vậy Pháp đã đi đến một vài nhợng bộ đối với Xiêm . Mùa hè năm 1925, vấn đề rắc rối về biên giới giữa Xiêm và Đông Dơng đợc giải quyết. Giai cấp thống trị Xiêm bắt đầu mơ ớc đến việc lấy lại những vùng đất đai ở bán đảo Đông Dơng mà trớc kia vơng quốc phong kiến Xiêm từng chiếm của các nớc láng giềng phía Đông.

Cho đến đầu những năm 30, chính quyền ở Xiêm hoàn toàn thuộc giai cấp quý tộc, nhà vua tập trung trong tay quyền lập pháp, hành pháp và t pháp. Những cơng vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nớc ở các bộ và cục cũng nh về mặt đối ngoại theo nguyên tắc chủ yếu nằm trong tay Hoàng gia, họ sử dụng quyền hành không hạn chế, gần nh là chuyên chế và tự coi mình là đứng trên pháp luật.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động mạnh mẽ tới Xiêm. Nếu lấy mốc 1929 (trớc khủng hoảng) để so sánh thì đến năm 1934 giá một tấn gạo giảm 2,6 lần(chỉ còn 48 bạt /1tấn), giá một tấn thiếc giảm 2 lần (năm 1929 là 1660 bạt / 1 tấn, năm 1934 là 880 bạt / 1 tấn), còn giá 1 tấn cao su giảm tới 4,7 lần. Thu nhập của ngân khố nhà nớc Xiêm cũng giảm từ 107 triệu bạt năm 1929 xuống còn 79 triệu bạt năm 1933. Bởi vậy Prachatipốc tìm cách ngăn chặn tình trạng thiếu hụt ngân sách bằng việc giảm bộ máy hành chính

trong Bộ Quốc phòng và các bộ khác. Nhng điều đó đã làm tăng thêm sự bất bình trong giới viên chức và quân đội, khiến họ là những ngời đầu tiên khởi x- ớng ra cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của thái lan từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới lần thứ II (Trang 48 - 51)