7. Kết cấu của đề tài
2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng kinh tế ở huyện Nghi Xuân trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hớng kết hợp chuyên canh, đa canh và hình thành vùng kinh tế trọng điểm của huyện.
Từ lâu trong dân gian đã có câu: “Khoai Phan Xá, lúa Xuân Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống” cho thấy mỗi vùng đã có một thế mạnh riêng của mình. Căn cứ vào các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có thể chia huyện Nghi Xuân thành 3 vùng kinh tế:
a. Khu vực thành thị.
Bao gồm thị trấn Nghi Xuân và thị trấn Xuân An với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.286 ha, dân số 11.327 ngời trong đó có 5.412 ngời trong độ tuổi lao động.
Khu vực này là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. Trong thời gian tới, đây sẽ là vùng phát triển năng động với các hoạt động chính là: kinh doanh, dịch vụ và sản xuất công nghiệp ở khu công nghiệp Xuân An kết hợp với du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
b. Khu vực đồng bằng ven biển.
Bao gồm 11 xã chạy dọc ven sông Lam và ven biển nh: Xuân Giang, Tiên Điền, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trờng, Xuân hội, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Mỹ, Xuân Liên.
Đây là vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển nông, ng nghiệp. Với lợi thế về tự nhiên, khu vực đồng bằng chủ yếu trồng lúa đủ tự túc trong nhân dân, kết
hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày nh đậu, vừng, đay, cói… Bên cạnh đó, việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng là một thế mạnh của vùng. Đờng bờ biển dài với trữ lợng tơng đối khá, cùng với nhiều bãi nuôi tôm, cá nớc ngọt dọc ven sông Lam đã tạo cơ sở cho hoạt động khai thác, đánh bắt phát triển, góp phần cải thiện đời sống của bà con ng dân. Đồng thời, cần tận dụng diện tích mặt nớc lớn để nuôi trồng các loại thuỷ sản chất lợng cao nh: cá lồng, mực, tôm, ba ba…
Ngoài ra, trên cơ sở lợi thế tự nhiên mang lại, vùng cũng đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khác về kinh tế biển, nhất là các hoạt động dịch vụ, du lịch, lu thông hàng hoá qua cảng biển, đóng tàu…
Đây cũng là vùng có nhiều thuận tiện về giao thông, lại sát các vùng kinh tế lớn nên cần xây dựng nền sản xuất hàng hóa phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn huyện.
c. Khu vực miền núi.
Bao gồm 6 xã: Xuân Lam, Xuân Hồng, Xuân Lĩnh, Cổ Đạm, Cơng Gián, Xuân Viên. Vùng này chủ yếu các đồi núi thấp và vùng ven chân núi. ở đây không có lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp song lại có lợi thế về lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Một số xã đã chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phơng nh: trồng da đỏ Xuân Hồng, Xuân Lam; chăn nuôi gia súc hiệu quả cao (giống bò lai Sin) ở Xuân Lĩnh. Đặc biệt, xã Cơng Gián là một xã nghèo của huyện, song đã có những chính sách nhằm khuyến khích bà con đi xuất khẩu lao động ở nớc ngoài, đến nay Cơng Gián đợc mệnh danh là “ làng trăm tỷ” là một trong những xã giàu nhất nớc ta. Đây cũng là vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Nh vậy, về cơ bản cơ cấu vùng kinh tế Nghi Xuân đã có những bớc chuyển
phù hợp với lợi thế của từng địa phơng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành nên một số vùng kinh tế trọng điểm nh: Khu công nghiệp, thơng mại, dịch vụ ở Xuân An; Khu du lịch thể thao, giải trí ở Xuân Thành, khu sản xuất, chế biến thủy hải sản, cảng cá Xuân Hội kết hợp với sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái, văn hóa…