Nhóm nhân tố kinh tế.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống dân cư khu vực đồng bằng tỉnh nghệ an (Trang 60 - 67)

2.Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội.

2.2. Nhóm nhân tố kinh tế.

Nhóm nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc nâng cao CLCS dân c nói chung, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hoá mức sống dân c giữa các vùng, khu vực, địa phơng.

Thực hiện đờng lối của Đảng và nhà nớc trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, song nhờ phát huy những lợi thế so sánh của mình, phát huy truyền thống cách mạng của quê hơng nên nền kinh tế của Nghệ An nói chung, KVĐBNA nói riêng đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực.

2.2.1 GDP và tốc độ tăng trởng GDP.

KVĐBNA là vùng có điều kiện thuận lợi cả về cả tự nhiên - dân c - xã hội. Với sự nỗ lực của bản thân lãnh đạo và nhân dân trong khu vực, với sự hỗ trợ, định hơng của tỉnh, của nhà nớc nên những năm qua, giá trị tổng sản phẩm của khu vực không ngừng tăng lên. Theo thống kê của tỉnh, năm 2004 tổng GDP của vùng là 9641353 triệu đồng, chiếm 61.1%

GDP của toàn tỉnh đến năm 2005, con số này đã tăng tới 11549990 triệu đồng, tăng hơn năm 2004 là 1908637 triệu đồng. Tốc độ tăng trởng GDP năm 2005 so với 2004 là 19.8%. Tuy nhiên tốc độ tăng GDP của KVĐBNA có sự phân hoá giữa các huyện thị.

Bảng 33:Tốc độ tăng trởng GDP của KVĐBNA phân theo huyện thị năm 2004-2005.

Huyện thị Tổng GDPnăm 2005 Tốc độ tăng trởng GDP

Triệu đồng Xếp hạng % Xếp hạng KVĐBNA 11549990 19.8 Vinh 3350366 1 18.7 2 Cửa Lò 612013 8 15.7 3 Diễn Châu 1295622 3 13.8 6 Yên Thành 943391 4 13.8 6 Quỳnh Lu 2356995 2 38.6 1 Nghi Lộc 886496 5 14.2 4 Hng Nguyên 541795 9 14.2 4 Nam Đàn 751920 7 13.5 9 Đô Lơng 881432 6 14.3 8

Huyện có tốc độ tăng trởng cao hơn trung bình chung của khu vực là huyện Quỳnh Lu và cao đến bất ngờ: 38.6%. Trong khi đó nhũng huyện còn lại đều có tốc độ tăng trởng thấp hơn trung bình chung của khu vực và nằm ở mức từ 13 - 18%. Tốc độ tăng trởng kinh tế cao là điều kiện để nâng cao thu nhập cho ngời dân cải thiện cuộc sống. Nếu so với tốc độ tăng trởng GDP trung bình của khu vực TDMN là 8.9% thì ta hiểu vì sao mức thu nhập GDP/ngời của khu vực đồng bằng lại cao hơn, các điều kiện khác của CLCS đợc đảm bảo hơn.

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đặc trng vốn có của quá trình phát triển kinh tế dài hạn. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với thời đại là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Bởi nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp và năng động bao gồm nhiều yếu tố hoạt động theo những quy luật khác nhau, thờng xuyên tác động qua lại tới nhau, cùng vận động phát triển để hình thành nên một cơ cấu nhất định, kích thích sự tăng trởng kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí là điều kiện để Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra cơ hội nâng cao thu nhập cho ngời dân.

Trong những năm qua, cũng nh tình hình chung của cả nớc và của tỉnh Nghệ An, KVĐBNA cũng đang có sự chuyển dịch kép từ khu vực 1 sang khu vực 2 và3. Sự chuyển dịch này thể hiện trên cả 3 lĩnh vực: ngành, thành phần và lãnh thổ.

CLCS dân c phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của lãnh thổ.Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế đống vai trò quan trọng.Một cơ cấu kinh tế hợp lí cho biết trình độ phát triển kinh tế của khu vực đó.

KVĐBNA cũng giống nh tình hình chung của tỉnh, của khu vực Bắc Trung Bộ là đi lên từ một điểm xuất phát thấp. Trong quá trình phát triển lại gặp sự cản trở khắc nghiệt của tự nhiên, nhất là thời tiết khí hậu. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí đã và sẽ trở thành mục tiêu quan trọng của vùng.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của KVĐBNA đang có xu hớng dịch chuyển từ khu vực 1 sang khu vực 2 và3.

Bảng 34: Cơ cấu kinh tế KVĐBNA năm 2004-2005.

Đơn vị:%

2004 2005

Tổng 100.00 100.00

Công nghiệp - xây dựng 30.32 33.80

Dịch vụ 36.47 35.71

Nguồn: Cục thống kê Nghệ An 2005

Nh vậy trong cơ cấu ngành của nền kinh tế KVĐBNA ta thấy đang giảm từ khu vực 1 và 3 để tăng nhanh khu vực 2 (giảm khu vực 3 là giảm tạp vụ). Điều này cho thấy nền kinh tế của KVĐBNA đang tập trung thực hiện CNH, tăng nhanh khu vực 2 để tăng sức mạnh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mức chuyển dịch giũa các khu vực diễn ra vẫn còn rất chậm.

Trong cơ cấu kinh tế của khu vực thì ngành nông- lâm - ng vẫn còn chiếm tỉ trọng quá cao (trên 1/3 GDP của khu vực) nên mức thu nhập của ngời dân vẫn còn tháp do giá trị mà ngành này mang lại thấp. Huyện nào mà ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao thì huyện ấy càng gặp khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập.

Còn ở khu vực 2 vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn (trên dới 30%) và lại phân hoá theo huyện thị khá rõ nét. Các huyện thị nh Vinh, Quỳnh Lu là những huyện có giá trị công nghiệp tơng đối cao chỉ tính hai huyện này đã chiếm tới 63.83% GDP khu vực 2 của toàn KVĐBNA (2005). Do đó, tổng thu nhập GDP của huyện đợc nâng lên và GDP/ ngời cũng tăng lên rõ nét. Đời sống ngời dân đợc cải thiện.

Khu vực dịch vụ ở KVĐBNA vẫn còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Các ngành dịch vụ chủ yếu vẫn là những ngành phục vụ vho việc sản xuất vật chất và các ngành tạp vụ. Còn những dịch vụ cao cấp thì vẫn còn phát triển rất hạn chế. Và khu vực này cũng chỉ phát triển ở khu vực thành thị, còn khu vực nông thôn vẫn chủ yếu là phát triển khu vực 1.

Trong nội bộ của từng khu vực kinh tế cũng có sự phân hoá.

Xét trong nội bộ khu vực 1 gồm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản:

Nông ngiệp là ngành có thế mạnh lâu đời của KVĐBNA do có điều kiện thuận lợi của tự nhiên cộng với sự cần cù. chịu thơng chịu khó, kinh nghiệm sản xuất truyền thống, lâu đời của dân c nên KVĐBNA trở thành khu vực sản xuất chủ đạo của tỉnh và của khu vực lân cận. Vì thế, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng rất cao trong khu vực 1 (82.47%) và tập trung ở các huyện Quỳnh Lu, Yên Thành, Diễn Châu.

Còn ngành lâm nghiệp: Do hạn chế về điều kiện phát triển nên ngành lâm nghiệp của KVĐBNA chỉ chiếm một giá trị rất nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế và nó cũng ảnh hởng không lớn lắm trong thu nhập, nâng cao đời sống ngời dân.

Còn ngành thuỷ sản là ngành lợi thế so sánh của KVĐBNA. Tuy đây là ngành đã phát triển từ lâu đời nhng chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây, khi ngời dân vùng đồng bằng đã biết làm giàu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngời dân vùng biển đã đầu t vào ngành này và quyết định lám giàu từ vuông tôm ao cá. Chính nhờ sự mày mò tìm hiểu cùng với sự hỗ trộ từ các cấp, các ngành liên quan nên ngành thuỷ sản đã thực sự làm thay đổi bộ mặt cho nông thôn Nghệ An. Nổi bật là ngời dân vùng biển của các huyện Quỳnh Lu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò ...phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản không những tạo ra việc làm nâng cao thu nhập cho ngời dân mà nó còn góp phần tạo nguồn vốn, từ đó đầu t, mở rộng sản xuất cho ngành đó hoặc sang các ngành khác. Đây là ngành có triển vọng phát triển mạnh trong tơng lai.

Tuy nhiên, cũng nh tình trạng chung của cả nớc hiện nay, việc ổn định và tiếp tục tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống do lao động nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ ngành nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên (vì mang tính chất thời vụ rõ rệt). Mà đối với một khu vực nh KVĐBNA nói riêng, nớc Việt Nam nói chung, nền kinh tế cha phát triển, trình độ KHKT còn non kém. Do đó việc khắc phục những khó khăn của ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mức độ rủi ro cao dẫn đến việc ổn định và nâng cao đời sống của ngời lao động nông nghiệp là khó khăn.

Còn trong nội bộ khu vực 2 thì ngành xây dựng vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn hơn (51.29% GDP khu vực 2) và tập trung đồng đều gần nh tất cả các huyện thị. Điều này cho thấy KVĐBNA đang đầu t phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, là điểm tựa cho quá trình công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh.

Ngành công nghiệp vẫn tập trung chủ yếu ở hai huyện thị là thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lu.Vinh là trung tâm KT-CT-XH không chỉ của KVĐBNA mà còn là của Nghệ An và Bắc Trung Bộ. Hiện nay thành phố đang tập trung đầu t mở rộng sản xuất ở những xí nghiệp cũ, xây dựng các nhà máy mới, nhất là đang đầu t xây dựng các khu công nghiệp (nh khu công nghiệp Nam Cấm, khu công nghiệp Bắc Vinh ...). Trên địa bàn có một số nhà máy xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, hàng năm đóng góp cho ngân sách của tỉnh một lợng tiền lớn nh nhà máy bia Nghệ An, nhà máy dầu Tờng An, các cơ sở chế biến thuỷ sản, sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Do đó, mà tổng GDP của thành phố rất cao và chiếm tới 19.35% GDP của tỉnh Nghệ An, 29.26% GDP của KVĐBNA (2004). Quy mô dân số không quá lớn nên GDP/ngời đứng đầu KVĐBNA nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Còn huyện Quỳnh Lu là huyện có tiềm năng lớn về sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện tại ở đây có nhà máy xi măng Hoàng Mai có công suất 1.4 triệu tấn/năm và là công ty xi măng "ăn nên làm ra" ở Nghệ An. Trong tơng lai sẽ xây thêm nhà máy sản xuất đá, nhà máy sản xuất gạch không nung, nhà máy sản xuất Sô-đa...hoàn

thành nên cụm công nghiệp Hoàng Mai. Đây là điều kiện cho Quỳnh Lu nâng cao toàn diện đời sống ngời dân. Thực tế thị trấn Hoàng Mai của Quỳnh Lu cũng có đời sống khá cao so với trung bình chung của khu vực.

Ngợc lại với huyện nh Đô Lơng, Yên Thành, Diễn Châu công nghiệp cha thực sự phát triển. Đây vẫn là những huyện thuần nông nên thu nhập đầu ngời chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó quy mô dân số và tốc độ tăng dân số cũng không phải là thấp nên thu nhập GDP/ngời tăng, mức độ đảm bảo về y tế, giáo dục, văn hoá cho ngời dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Về khu vực dịch vụ: Là ngành sản xuất phi vật chất đang có xu hớng tăng lên trong GDP. Nếu làm một phép so sánh về về tốc độ và hiện trạng phát triển dịch vụ giữa vùng đồng bằng với vùng trung du miền núi tỉnh Nghệ An thì ta thấy dịch vụ ở khu vực đồng bằng tốt hơn. Trong khu vực có đầy đủ các loại hình dịch vụ về số lợng cũng nh chất lợng các loại hình dịch vụ đang đợc nâng lên. Dịch vụ tốt, một mặt đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là trong thời gian tiến hành công nghiệp hoá, mặt khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Với những huyện thị nh Vinh, Cửa Lò, đời sống của ngời dân xét về một phơng diện nào đó về mặt tinh thần, nó hơn hẳn những vùng còn lại vì cơ hội cho ngời dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Còn ở những huyện đồng bằng khác mức độ hởng thụ từ các dịch vụ (nhất là các dịch vụ cao cấp) còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế quy định.

Trong cơ cấu kinh tế ở KVĐBNA thì kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài còn đóng vai trò rất nhỏ. Thực tế thì trên toàn khu vực chỉ có hai địa bàn thu đợc vốn đầu t nớc ngoài đó là Vinh, Cửa Lò (2004). Đây cũng là hai huyện trong tổng số 3 huyện thị trong toàn tỉnh Nghệ An thu hút đợc vốn đầu t từ ngoài nớc (Vinh, Cửa Lò, Quỳ Hợp). Mà đây lại là khu vực tạo ra đợc nhiều việc làm và có tốc độ tăng trởng cao nhất. Thu hút đợc ít vốn FDI nó làm thu hẹp cơ hội phát triển cho từng địa phơng.

Đây cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao kinh tế KVĐBNA cha phát triển, công nhgiệp còn đóng góp giá trị quá nhỏ bé vì không có vốn đầu t phát triển nên rất khó khăn đẩy mạnh tốc độ tăng trởng kinh tế.

Khu vực kinh tế dân doanh, nhất là các doanh nghiệp và công ty t nhân - nơi đợc coi là có khả năng tạo việc làm cao nhất - doanh thu cũng nh số lợngviệc làm mà thành phần kinh tế này mang lại là rất lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này mới chỉ là tập trung và thực sự phát triển ở hai huyện thị là Vinh và Cửa Lò. Do đó mức chênh về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ở vùng đồng bằng tiếp tục đợc giải thích làm rõ.

Sự phân bố cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của các ngành, các thành phần kinh tế nhìn chung vẫn cha hợp lí. Điều đó đợc biểu hiện sự tập trung ở khu vực thành

thị còn khu vực nông thôn là khu vực có nhiều tiềm năng song cha thực sự phát triển. Nó tác động rất lớn đến quá trình phát triển KT-XH của khu vực nói chung cũng nh CLCS dân c trong khu vực nói riêng.

2.3.Các nhân tố khác:

Hiện nay, mức sống của ngời dân giữa các huyện thi còn thấp và còn có sự chênh lệch nhau (mà khoảng cách này ngày một giãn ra), ngoài những tác động của sự phát triển dân số, tốc độ tăng trởng kinh tế thì còn một số nhân tố khác tác động đến, đặc biệt là tình trạng đói nghèo.

Trớc hết, đó là mức độ tiếp cận không giống nhau của ngời dân KVĐB về cơ sở hạ tầng. Mặc dù nếu so sánh với trong tỉnh thì cơ sở vật chất hạ tầng của toàn khu vực là khá tốt, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc (KVĐBNA có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: bộ, sắt, thuỷ, không. Ngành bu chính viễn thông không ngừng phát triển trong những năm gần đây) nhng lại có sự khác biệt giữa các huyện. Cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn tập trung ở khu vực thành thị (Vinh, Cửa Lò) và những huyện có hoạt động công nghiệp sôi động hơn; còn những huyện khác thì cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn nằm trong tình trạng yếu kém. Mà chính việc phân bố, phát triển không đồng đều cơ sở vật chất hạ tầng lại làm hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn vốn sản xuất, công nghệ, làm giảm cơ hội phát triển kinh tế của những vùng đó. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế cơ hội tiếp cận, mở rộng và duy trì các hoạt động tạo thu nhập và do đó cả việc giảm đói nghèo. Hơn nữa chúng cũng làm cho công cuộc chống đói nghèo thêm gay go và các thành quả đạt đợc trở nên bấp bênh, thiếu bền vững trớc những rủi ro có thể phát sinh.

Ngoài ra, còn phải kể đến một nhân tố không kém phần quan trọng ảnh h- ởng đến CLCS dân c KVĐBNA là chính sách của Đảng và Nhà nớc, các cấp, các nghành liên quan. Đẩy mạnh phát triển KT-XH nâng cao thu nhạp và mức sống

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống dân cư khu vực đồng bằng tỉnh nghệ an (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w