Tình hình cung ứng điện nớc nhà ở.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống dân cư khu vực đồng bằng tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Nhà ở, điện và nớc sạch là những nhu cầu thiết yếu trong đời sống con ngời. Đây là vấn đề thách đố đối với nhân loại, đặc biệt là với những nớc đang phát triển nh nớc ta; nó đòi hỏi kinh phí lớn, cùng với sự nỗ lực của mỗi cá nhân và toàn xã hội .

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân ở KVĐBNA đã có những nỗ lực đáng kể về cung ứng điện - nớc - nhà ở.

2.4.1. Tình hình cung ứng và sử dụng điện.

Cuộc sống thời hiện đại đặt ra yêu cầu cho toàn nhân loại là phải sản xuất đủ điện phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt. Cùng với sự phát triển đi lên của nền KT - XH, tình hình cung ứng và sử dụng điện ở KVĐBNA đang ngày đợc cải thiện. Số phờng xã có điện và số hộ đợc sử dụng điện ngày càng tăng lên. Gần 100% các hộ đã có điện thắp sáng trong vùng.

Bảng 27: Số xã có điện phân theo huyện thị ở KVĐBNA

Huyện thị Số xã có điện (xã) Tỷ lệ (%) Đánh giá

KVĐBNA 255 99.2 cao

Vinh 18 100.0 cao

Cửa Lò 7 100.0 cao

Diễn Châu 39 100.0 cao

Yên Thành 37 100.0 cao

Quỳnh Lu 42 98.0 cao

Nghi Lộc 33 97.0 cao

Hng Nguyên 23 100.0 cao

Nam Đàn 24 100.0 cao

Đô Lơng 32 100.0 cao

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2004

Tình hình cung ứng và sử dụng điện của các hộ gia đình ở KVĐBNA nh vậy là khá cao. Có tới 99.2% số xã có điện. Trong khi đó, tính đến thời điểm đó thì trung bình cả tỉnh chỉ 92% số xã là có điện. Trong toàn vùng hiện còn 2 xã của 2 huyện Quỳnh Lu và Nghi Lộc cha có điện. Đây là 2 xã thuộc diện khó khăn trong mắc điện lới Quốc gia.

Nguồn điện cung cấp chủ yếu cho vùng là từ nguồn 500KV Bắc Nam (đợc hạ thế ở Hà Tĩnh). Trong tơng lai khi nhà máy thuỷ điện Bản Mai hoàn thành, việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho nhân dân sẽ tốt hơn.

2.4.2. Tình hình cung ứng và sử dụng nớc sạch.

Nớc sinh hoạt của ngời dân ở KVĐBNA thờng đợc lấy từ những nguồn khác nhau nh nớc máy, nớc giếng khơi, nớc giếng khoan, nớc sông hồ, nớc ma và các nguồn nớc khác. Trong đó nớc giếng và nớc máy là hai nguồn cung cấp chủ yếu. Nớc máy cũng mới chỉ đợc phân bố ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số thị trấn của các huyện. Còn lại chủ yếu là nớc giếng.

Mức độ tiếp cận nớc sạch của ngời dân ở KVĐBNA cao hơn mức chung của toàn tỉnh và gần bằng trung bình chung của cả nớc (79%). Nhìn chung, ngày càng có nhiều ngời dân đợc tiếp cận với nớc sạch và đạt tỷ lệ khá cao vào năm 2005. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận này không giống nhau giữa các huyện. Vinh, Cửa Lò, Diễn Châu là những huyện có trên 90% dân số đợc sử dụng nớc hợp vệ sinh. Còn các huyện Đô Lơng, Nghi Lộc có gần 25% dân số còn phải sử dụng nguồn nớc ch- a sạch. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho các cấp quản lí là phải làm sao ngày càng có nhiều ngời dân đợc sử dụng nớc hợp vệ sinh.

Hiện nay, hệ thống cung cấp nớc sinh hoạt trong khu vực bao gồm: Nhà máy nớc Hng Vĩnh ở thành phố Vinh là nguồn cung cấp nớc cho 58% số hộ gia đình ở thành phố Vinh với công suất 20000m3/ngày đêm. Sắp tới sẽ tăng lên 60000m3/ngày đêm nhằm đáp ứng đợc nhu cầu ngày càng lớn của ngời dân thành phố. Ngoài ra còn có 3 nhà máy nữa ở Quỳnh Lu, Hng Nguyên, Đô Lơng và một nhà máy ở Cửa Lò. Công suất trung bình của các nhà máy này đạt 1800 - 3000m3/ngày đêm.

Nhìn chung, hệ thống cấp nớc sạch sinh hoạt cho nhân dân vùng ĐBNA ngày càng đợc cải thiện, giảm dần tỉ lệ dùng nớc có nguồn gốc từ tự nhiên, tăng tỉ lệ hộ dùng nớc máy nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.

2.4.3. Tình hình cung ứng nhà ở.

"Tậu trâu, cới vợ, làm nhà" là 3 công việc quan trọng nhất của các chàng trai Việt Nam từ bao đời nay, nó phù hợp với đời sống sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nhà ở lại càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ở những thành phố lớn - khi mà tỉ lệ đất thổ c ngày càng thu hẹp.

Đối với vùng ĐBNA cũng vậy, nhà ở đang là nhu cầu bức thiết của ngời dân.

Do đời sống còn nhiều khó khăn nên cho đến hiện nay tỷ lệ nhà ở đợc xây dựng kiên cố là rất thấp (xấp xỉ 7%) tập trung chủ yếu ở các thành phố và thị xã. Trong khi đó, số nhà bán kiên cố lại khá cao (70 - 75%) tập trung ở các huyện

đồng bằng còn lại. Nghệ An nói chung, KVĐBNA nói riêng cũng là vùng cao điểm về thực hiện chơng trình quốc gia (xoá nhà tranh tre nứa mét, nhà tạm bợ).

Tính đến thời điểm 31/12/2005 đã có 5 huyện thị xoá xong số nhà tranh tre tạm bợ (Vinh, Quỳnh Lu, Nghi Lộc, Hng Nguyên, Nam Đàn ). Còn lại 4 huyện thị khác sẽ cố gắng xoá xong trong vài năm tới.

Xét một cách tổng thể, số nhà ở đảm bảo chất lợng ở KVĐBNA cha nhiều nhng để đạt đợc kết quả nh hiện tại thì đó là một nỗ lực rất lớn của Đảng và nhà nớc, của nhân dân tỉnh Nghệ An.

2.4.4. Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trờng.

Kinh tế phát triển, cuộc sống đợc nâng cao, quá trình CNH, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ thì vấn đề môi trờng ngày càng đợc quan tâm. Công tác giao dục, tuyên truyền toàn dân giữ gìn vệ sinh môi trờng đợc tiến hành thờng xuyên không chỉ ở các khu dân c đô thị mà còn ở các vùng nông thôn. So với ở một số nơi, đặc biệt là các vùng thị xã, thị trấn và nhất là ở thành phố Vinh, môi trờng đang ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nớc, không khí, chất thải công nghiệp và ô nhiễm tiếng ồn...

Vì vậy, cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trờng vì mục tiêu nâng cao CLCS dân c và vì một tơng lai bền vững .

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống dân cư khu vực đồng bằng tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w