Củng cố chế độ phong kiến.

Một phần của tài liệu Các dòng họ khoa bảng ở tổng võ liệt thanh chương nghệ an (1807 1919) (Trang 99 - 105)

2. 1 Nguồn gốc hình thành

3.1 Củng cố chế độ phong kiến.

Học hành thành đạt thông qua khoa cử, kẻ sĩ tổng Võ Liệt, Thanh Ch- ơng đã đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào việc củng cổ chế độ phong kiến quốc gia Đại Việt, biểu hiện ở chỗ, họ từng giữ các chức vụ trong các triều đại phong kiến từ Lê Sơ đến Nguyễn và góp công đánh giặc giữ yên bờ cõi nớc nhà. Nhờ những đóng góp lớn lao đó mà tên tuổi của họ còn đợc lu danh sử sách. Những danh nhân của tổng Võ Liệt còn để lại tên tuổi cho đến hôm nay vì học hành thành thành đạt và làm quan trung thực ngay thẳng, tất cả họ đều có lòng “ Trung quân ái quốc” sâu nặng. Qua sử sách, th tịch cổ, và các gia phả gốc của các dòng họ trong tổng Võ Liệt chúng ta còn biết đến những gơng mặt tiêu biểu nh:

Phan Đà: là ngời có công giúp Lê Lợi trong sáu năm dẫy nghiệp ở Nghệ An. Ông là một tớng công giỏi từng làm tớng trấn giữ thành Bình Ngô ở Phuống bên bờ sông Lam…

Sau khi thiên hạ đại định lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi phong Phan Đà là phúc thần, cho lập đền thờ tạiVõ Liệt, xếp vào hạng quốc tế (quốc gia cúng tế), cho 18 mẫu ruộng và 18 lính túc trực thờng xuyên để lo việc cúng tế. Tục ấy duy trì suốt vơng triều nhà Lê, sang nhà nguyễn mới gần đây mới bỏ. Hiện tại đền còn lu giữ nhều câu đối trong đó có câu:

Nghệ An quốc tế tứ linh từ chi đệ tam, y cổ sùng hồng minh hữu thạch/ Minh Mệnh kỷ hợi vạn t niên chi nhị thập, tùng kim thế thế ngất nh sơn

( Đền linh thứ ba trong bốn ngôi đền ở Nghệ An- quốc tế thờ (nhà nớc thờ), đợc tôn sùng ghi vào bia đá; Đền năm kỷ hợi thứ 20 Minh Mệnh(1839) đợc ghi nhận, vị thế của đền lớn tựa núi non ).

Tiến sĩ Phan Nhân Tờng ông sinh năm 1514 mất năm 1576. Sống trong mộtgiai đoạn lích sử có nhiều biến động lớn, năm 1527 Mạc Đăng Dung cớp ngôi nhà Lê lên làm vua; năm 1533 những cựu thần nhà Lê phò Lê Ninh lên làm vua ở miền tây Thanh Hoá, tại hành điện Vạn Lại(Thanh Hoá), vua Lê mở ân khoa, ngài đậu Tiến sĩ (Khoa thi hội năm 1446 của nhà Lê tổ chức tại thành Vạn Lại (Thanh Hoá) không thấy th tịch nào nói đến nh ĐạiViệt sử kí toàn th, Lịch triều đăng khoa lục song nhiều gia phả ở Nghệ An nói rằng, khoa ấy lấy 25 ngời đỗ Tiến sĩ, riêng Nghệ An có 10 ngời trúng thởng .Đặc biệt hiện giờ tại đền thờ Phan Nhân Tơng ở Thanh Hà, vẫn còn lu giữ rất nhiều sắc phong có nội dung nh đã trình bày) . Sau khi đỗ Tiến sĩ, Ngài giữ nhiều chức quan, trải qua bốn triều vua: Lê Trang Tông(1533-1548), Lê Trung Tông(1549-1556), Lê Anh Tông(1557-1572), Lê Thế Tông(1573-1579). Ngài đợc thăng tới chức Giam sát ngự sử rồi Tri thẩm hình viện. Với các chức quan này ngài tỏ ra rất công minh, trừng trị nhiều kẻ tham ô nhũng nhiễu nhân dân.

Năm Bính Tý (1576), Mạc Kinh Điển đem quân dánh Thanh Hoá, Nguyễn Quyện đem quân cớp phá Nghệ An. Là một nho sĩ, thấy cảnh binh đao khói lửa, không tyhể ngồi yên nhìn máu chảy nhà tan, Ngài xin vua đợc làm tớng cầm quân ra trận. Ngài đã cùng Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan chỉ huy quân sĩ đánh mốt số trận. Nhng rồi trong một trận huyết chiến, Ngài đã bỏ mình ngoài chiến trờng

Thần hiệu của Phan Nhân Tờng là : “Lê Nguyên Hoà, Bính Ngọ Khoa, đệ tam giáp Tiến Sĩ, Trithẩm hình viện Phan tớng công; gia phong anh toán thông minh, chính trực, Bảo quốc đại vơng, truy tặng đoan túc dực bảo trung hng tôn nhân”. Trong “Lịch triều khoa bi kí” của tổng Võ Liệt có ghi: “Phan Nhân Tờng , Lê Nguyên Hoà thập tứ niên chế khoa đồng tiến sĩ, Tri thẩm hình viện, lịch triều sắc phong phúc thần”. Hiện nay đền thờ và nhà thờ dòng họ Ngài còn lu giữ 28 đạo sắc phong của các triều vua: Cảnh Hng, Cảnh Thịnh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định.

Lê Đình : Ngời xẫ Thanh Lĩnh thụ trúng thuỷ đội u binh( đội trởng lính thuỷ) bách bộ, phó thiên hộ chức Tráng tiết tớng quân.

Lê Đình Thức: Ngời xã Thanh Lĩnh là cháu của Lê Đình đã giữ đến chức Trung lang hình bộ t bắc điển .Học vị : Kỳ thi hội khoa Mậu Thân đậu Phó bảng

Công vụ: Trung lang tớng, chỉ huy quân tiên phong, dẹp giặc tặị mặt trận Thái Nguyên tử trận

Hàm: Tứ phẩm văn giai

Đặc phong: Trung thuận đại phu

Chức vụ: Trung lang hình bộ t bắc điển

Tử trận anh dũng ngày 5/3/1863, trận Suối bạc , làng Yên, Tự Đức năm thứ 17

Tôn Đăng Thờng: Xã Võ Liệt làm đến chức Tri châu, Bố chánh , Quảng Bình

Tôn Trấn : Xã Võ Liệt đỗ Mậu lâm lang, đợc chức Thiếu khanh hiển Quang điện tiền nên thờng gọi là ông già Thiếu Khanh

Tôn Huy Diệm: con trrởng của cụ Tôn Đức Tiến (Lỗ Xuyên) xã Võ Liệt làm quan đến chức Tri phủ Hoài Nhân đợc đợc thăng hàm Thị độc nội các.

Tôn Huy Tuấn : xã võ liệt ông là em của Tôn Huy Diệm đợc bổ làm Huấn đạo huyện Nghi Xuân (1868)

Tôn Huy Thân : xã Võ Liệt ông là em của Tôn Huy Diêm ,Tôn huy Tuấn đã làm đến chức Phụng nghi đại phu, đợc thăng Viên ngoại lang, làm quan đốc cơ thuyền

Tôn Huy Định : sau khi đỗ cử nhân đợc chức Văn lâm lang, Hàn lâm viện tu soạn, quyền tri huyện Thạch Hà

(cả bốn anh em họ Tôn đều đỗ Cử nhân và đã từng lam quan dới triều Nguyễn)

Phan Sỹ Thục (là con trai thứ hai của ông Phan Sĩ Cung và là đời thứ 15 của dòng họ Phan ở tổng Võ Lịêt dòng trung tôn). Hiện nay gia phả của dòng họ còn ghi rõ: “Phan Sĩ Thục sinh năm Nhâm ngọ 1822, đỗ tú tài

khoa Canh tý 1840, đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ 1846, đỗ tiến sỹ khoa Kỷ dậu 1849.

Năm Tự Đức thứ hai đợc bổ dụng làm tri phủ Kiến thuỵ

Năm Tự Đức thứ 9 1858 đợc điều về Kinh thăng Lại bộ Lang trung, thuyên bổ Bố chánh Quảng Ngãi hàm Hồng lô tự khanh, sung chức chánh sứ nhà Thanh, sau về lĩnh chức Tuần vũ Quảng Trị.

Năm Tự đức thứ 28(1875) thăng chức Hình bộ Thị lang, sau bị biếm cáo bệnh về quê.

Năm tự Thành Thái thứ nhất1889, phục dụng Đốc học Nghệ An hàm Quang lộc Tự Khanh. Ông mất năm 1892 thọ 70 tuổi. Ông là ngời biên soạn gia phả họ Phan năm ất Sửu1865 và chỉnh biên năm Đinh sửu 1877 ” Trong sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, chủ biên Phạm Đức Thành Dũng- Vĩnh Cao NXB Thuận Hoá Huế,2000 tr501,502,503 có ghi:

“Năm Bính Ngọ (1846), 25 tuổi thi đỗ Cử nhân; đến năm Kỷ Dậu (1849), 28 tuổi đõ Tiến sĩ. Ông làm quan hơn 40 năm mà vẫn nhà tranh vách đất, gạo không đầy nồi, áo quần vải vóc không mấy khi d dật, nhng vẫn thản nhiên. Có ngời hỏi ông: “Làm quan mà để vợ con đói rét thế ? .” Ông đem lời của cha ông mà nói: “ ở đời nên đợc nhân dân yêu mến, không để cho

nhân dân ghét. Làm quan phải thanh liêm, đừng để thẹn cái tiếng khoa bảng. Chớ đừng vì cha mẹ già , nhà nghèo, mà đổi tiết tháo. vì thế trọn đời này tôi chẳng dám trái lời trên”.

Trong họ tộc của ông còn lu truyền về ông nhiều giai thoại văn chơng đặc sắc, đặc biệt là trong chuyến đi sứ nhà Thanh mà ông đợc giao trọng trách Chánh sứ. Lần ấy, trong những buổi toạ đàm văn chơng thi phú, các quan chức nhà Thanh tỏ ra khinh thờng sứ giả Việt Nam. Khi men rợu đã

ngấm, quan thiên triều ngợi ca những nhân vật lịch sử của họ, đắc chí nhất là đối với hai nhân vật một quá say một quá tỉnh, tức Lu Linh và Khuất Nguyên. Mợn men rợu ông khí khái ứng khẩu bài:

Trờng tuý mai Lu Linh Độc ẩm trầm Khuất Bình An nam nhân ẩm tửu Vô tuý diệt vô tinh.

Tạm dịch:

Say dài rồi cũng chốn Lu Linh,

Tỉnh một mình rồi cũng nhấn chìm Khuất Bình(tức Khuất Nguyên)

Ngời An Nam ta uống rợu

Không say (nh Lu Linh ) cũng không tỉnh (nh Khuất Bình).

Bài thơ vừa khí phách, vừa hào hùng, lại đập tan niềm kiêu hãnh bao đời của quan quân Mãn Thanh. Tuy quan chức thiên triều bầm gan tím ruột, nhng phải ngậm đắng nuốt cay khen bài thơ hay.”

Hiện nay, trên quê hơng ông vẫn còn bia đá ghi rõ công trạng của ông( chúng tôi đã trình bày ở phần trên)

Phan Sĩ Kiện (con trai trởng của Phan Sĩ Thục- đời thứ 16). ông sinh năm Tân Hợi 1851. Ông tinh thông Hán học, đậu Cử nhân năm 1884 (sách Khoa bảng Nghệ An ghi sai tên, thế thứ), đợc ban tặng Hàn lâm Đại chiếu. Ông mất năm Quý Sửu(1913)

Phan Sĩ Bật (con trai thứ hai của Phan Sĩ Thục- đời thứ 16). ông đậu cử nhân năm Giáp Thân 1884. bà là Đặng Thị Luyến, con ông Thám hoa ở Hà Tĩnh. Ông bà sinh hạ ba lần nhng con đều mất sớm. Ông mất sớm, bà không lấy chồng khác nên đợc triều đình Khải Định ban sắc Tiết hạnh khả phong.

Phan Sĩ Ngạc (con trai thứ ba của Phan Sĩ Thục- đời thứ 16). Ông sinh năm Tân Dậu (1861), mất năm Kỷ Mão (1939), đậu Cử nhân Hán học năm (1894), từng đợc phong thị độc học sĩ và giữ chức Tri Phủ.

Phan Sĩ Cơ (con trai thứ t của Phan Sĩ Thục- đời thứ 16).Ông sinh năm Nhâm Tuất 1862 và mất năm Mậu Thìn 1928, thi đậu Cử nhân Hán học năm 1903, đợc phong Thị giảng học, từng giữ chức Tri huyện.

Phan Sĩ Tập (con trai thứ năm của Phan Sĩ Thục- đời thứ 16), còn có tên là Bằng. Ông sinh năm ất sửu 1865 và mất năm Nhâm Thân 1932, đậu Cử nhân Hán học năm 1912, từng giữ chức Tri phủ. Bà là Lê Thị Dung, sinh năm Kỷ Tỵ 1869 và mất năm ất Dậu 1945, là con gái án sát tỉnh Sơn Tây, quê ở Hơng Khê, Hà Tĩnh.

Phan Sĩ Trừ. Ông là con trai của ông Phan Sĩ Kiện, tên thờng dùng là nuôi. Ông sinh năm Tân Tỵ 1881, mất năm Tân Ty 1941. Ông tinh thông Hán học và đã từng trúng cử tam trờng, thông dịch lý, hiểu biết về địa lý và thuật số nhng chuyên tâm về nghề bốc thuốc và chữa bệnh, đợc hởng Tập ấm Hàn lâm Kiểm bộ nên thờng gọi là ông Kiểm Nuôi.

Phan Sĩ Bàng ông là con trai đầu của ông Phan Sĩ Ngạc. Ông sinh năm Kỷ Sửu, đậu Phó Bảng năm 1913, từng làm đốc học trờng quốc học Vinh, kiểm giáo trờng quốc học Huế, Tri huyện Thanh Chơng ( 3 htáng). Bà là Lê Thị Vòng, sinh năm Canh Dần (1890), là con gái Ngự sử Tiến sĩ họ Lê, quê ở xã Nam Trung huyện Nam Đàn.

Phan Sĩ An. ông là con trai của ôgnPhan Sĩ Ngạc. Ông sinh năm Đinh Mùi 1907. Ông sinh sống ở quê nhà chuyên tâm nghề dạy học, từng là hiêu trởng trờng tiểu học Thanh Tân.

Phan Sĩ Thao. Ông là con trai đầu của ông Phan Sĩ Tập, (sách khoa bảng Nghệ an ghi ông là con của Phan Sĩ Bàng là không chính xác) còn có tên gọi là Tiệu. Ông sinhnăm Canh Dần 1890, mất năm Kỷ Sửu 1949, đậu Cử nhân Hán học năm 1915 , từng giữ chức án sát tỉnh Hà tĩnh, tỉnh Thanh Hoá.

Phan Sĩ Nhi. Ông là con trai thứ hai của ông Phan Sĩ Tập . Ông thi đậu tú tài Hán học nhng mất sớm khi cha có vợ.

Phan Sĩ Nh. Ông là con trai thứ ba của ông Phan Sĩ Tập. Ông sinh năm Mậu Tuất 1898, mất năm ất Mùi 1955. ông từng học Hán văn và Quốc văn ở Quốc tử Giám và trờng Hậu bổ, từng giữ chức Thừa phán lục sự, Tri huyện An Khê tỉnh Bình Định (3 tháng).

Trên đây là những khảo cứu mang tính khái quát, chắc rằng còn nhiều điểm cần bổ sung chẳng hạn nh tổng hợp số liệu con cháu của dòng họ Phan đậu đạt trong khoảng thời gian từ 1807- 1919, nhng ở mức độ của đề tài, và khả năng có hạn của bản thân chúng tôi chỉ làm rõ một sổ điểm cốt lõi nh số ngời đỗ và đỗ đại khoa và dã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dới các triều đại phong kiến góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam . Đồng thời góp phần khảo đính lại những điểm không chính xác về một số nhân vật mà một số sách đã nêu.

Một phần của tài liệu Các dòng họ khoa bảng ở tổng võ liệt thanh chương nghệ an (1807 1919) (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w