Về kinh tế, văn hoá, giáo dục

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người thái ở nghệ an qua nghề dệt (Trang 37 - 40)

VI. Cấu trúc của luận văn

1.5.4. Về kinh tế, văn hoá, giáo dục

Về kinh tế

Cấy lúa nớc là nghề chính của ngời Thái. Ngời Thái, hay còn gọi là Tày

(Tày Mờng, Tày Dọ và Tày Chiềng). Tày có nghĩa là ngời cày ruộng. (Ngời Thái gọi ngời Kinh là “buôn”, chỉ ngời làm ngời buôn bán, khác với ngời cày ruộng). Từ lâu đời, ngời Thái đã thành thạo canh tác nông nghiệp lúa nớc, dùng sức kéo của trâu, bò để cày bừa, làm đất gieo mạ, cấy lúa.

Đồng bào Thái cũng có nhiều kinh nghiệm về trồng trọt trên cạn. Họ phát rẫy trồng ngô, khoai, sắn, đậu, vừng, lạc, bầu bí, cây bông, cây chàm, cây dâu. Bông, chàm và dâu là các loại cây đợc đồng bào Thái hết sức coi trọng, vì nó phục vụ cho nghề dệt may truyền thống của họ.

Ngời Thái chăn nuôi trâu bò để cày kéo, để cúng tế, bán đổi và giết thịt, nuôi ngựa để thồ, làm phơng tiện đi lại. Các loại gia cầm nh lợn, gà, chó, vịt, ngan là những con vật nuôi phổ biến trong từng gia đình ngời Thái. Trớc đây, ở nhiều nơi, đồng bào Thái nuôi tằm lấy sợi tơ làm chỉ thêu.

Nghề dệt của ngời Thái vốn là nghề thủ công, nghề phụ nhng nó lại phát triển đạt đến trình độ cao. Ngời Thái từ lâu đã trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm rất thành thạo, tinh vi. Đây là nghề gắn liền với ngời phụ nữ. Từ các cụ già đến những thiếu nữ mời tám, đôi mơi đều là những ngời thợ khéo léo và hết sức tài hoa. Tục ngữ Thái có câu “Nhinh hụ dệt phái, nhai hụ san hẻ, nhinh na” (Đàn

bà dệt vải, đàn ông đan chài, bắn nỏ), “Trời sinh con gái phải biết dệt vải, trời sinh con trai phải đi cày, bừa, chớ có đánh nhau”.

Sản phẩm của nghề dệt gồm chăn, màn, đệm, gối, quần áo, túi đeo, khăn piêu, dây lng... Hầu hết các cô gái Thái là những thợ dệt rất khéo léo. Ca dao Thái đã ca ngợi đôi bàn tay của các cô gái dệt vải:

Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đoá hoa vàng Ngời các bản, các mờng muốn khóc Đều ao ớc đợc em thêu khăn .

- Về văn hoá, giáo dục

Tiếng Thái thuộc ngữ hệ Tày - Thái, gần với các thứ tiếng Lào, Thái Lan. Ngời Thái có chữ viết từ thời cổ. Chữ Thái cổ là một nhánh của chữ Phạn (chữ cổ ấn Độ). Năm 1961, Nhà nớc chủ trơng xây dựng bộ chữ Thái La Tinh, nhng việc sử dụng chữ còn rất hạn chế.

Dân tộc Thái ở Nghệ An có nền văn học rất phong phú và đa dạng. Về văn học dân gian có hàng trăm truyền thuyết, truyện cổ, ngoài ra còn có kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca. Về văn học viết có hàng chục tác giả với hàng trăm tác phẩm có giá trị. Các làn điệu của nghệ thuật dân gian nh múa xoè, múa lăm vông, nhảy sạp, đánh cồng chiêng, khua luống cũng rất phát triển.

ở miền núi Nghệ An, hầu hết các xã của các huyện có ngời Thái đều có các cấp học mầm non, tiểu học và THCS. ở trung tâm các huyện có một đến hai tr- ờng THPT. Số học sinh ngời Thái chiếm tỉ lệ khá lớn và nhiều hơn so với các dân tộc thiểu số khác. Số ngời Thái học các trờng chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Ước tính có khoảng hơn 1500 ngời có trình độ đại học, trên 30 ngời có trình độ sau đại học.

Trên đây có thể coi là phần “dẫn nhập” của đề tài. Về các khái niệm chúng tôi chỉ mới sơ điểm, trích dẫn một số ý kiến của một số tác giả. Về các vấn đề thực tiễn liên quan đến dân tộc Thái cũng mới chỉ dừng lại ở những kiến thức khái quát ban đầu, nhằm định hớng cho các phần đợc trình bày ở hai chơng còn lại của luận văn.

Chơng 2: Nhận xét chung về các nhóm từ ngữ biểu thị nghề dệt của ngời Thái ở Nghệ An

Tiểu dẫn

Để có một số liệu một cách đầy đủ, chính xác về từ ngữ biểu thị nghề dệt của ngời Thái, chúng tôi tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ, những tiểu trờng nghĩa, từ đó tìm hiểu, khảo sát, thống kê các từ ngữ trong từng nhóm đó. ở mỗi nhóm, chúng tôi chỉ thống kê những tù ngữ biểu thị một cách sát nhất, có liên quan trực tiếp, diễn tả đúng đặc trng của hoạt động dệt. Chẳng hạn ở nhóm từ ngữ chỉ việc trồng dâu nuôi tằm, chúng tôi chỉ thống kê những từ nh : lá dâu, cây dâu, trồng dâu, hái dâu... còn những từ nh : hoa dâu, quả dâu... không thống kê vì những từ đó không phục vụ cho việc nuôi tằm. Tơng tự ở cây bông, những từ nh : lá bông, rễ bông, thân bông hoặc những từ nói về việc chăm bón bông... không đợc thống kê vì đó là những từ ngữ không có tính đặc trng liên quan đến nghề dệt.

Hệ tống từ ngữ khảo sát đợc, chúng tôi tiến hành xét trên các phơng diện: xét về nghĩa, xét về cấu tạo và về phản ánh. Về việc phiên âm, chúng tôi chủ yếu dựa vào cách phát âm của nhóm Thái Hàng Tổng (Tày Mờng)

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người thái ở nghệ an qua nghề dệt (Trang 37 - 40)

w