Đặc trng văn hoá của ngời Thái ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người thái ở nghệ an qua nghề dệt (Trang 74)

VI. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đặc trng văn hoá của ngời Thái ở Nghệ An

3.2.1. Trong đời sống hằng ngày

Trang phục của ngời Thái trong lao động và sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là những bộ đã cũ. Cách may, thêu cũng đơn giản, gọn gàng, dễ sử dụng khi lao động. Điều này thấy rõ nhất là ở ngời phụ nữ. Khi làm việc trên nơng rẫy hay d- ới đồng ruộng, ngời phụ nữ Thái mặc váy theo lối quấn hai hoặc ba lần cạp váy cho gọn gàng. Họ mặc áo cánh không có viền cổ hay hoa văn. Khi làm việc trong nhà, họ mặc váy dài tới mắt cá chân. ở ngời phụ nữ cao tuổi lại mặc đầu cạp váy quá ngực, thắt dây lng (giống phụ nữ Mờng) . Dây lng không trang trí, khăn đội đầu cũng đơn giản, đen hoặc xanh chàm quấn gọn gàng.

Mặc dù ngời phụ nữ Thái làm ra nhiều váy, áo, khăn rất đẹp nhng họ không bao giờ mặc trong ngày thờng và khi làm việc. Họ quan niệm nếu con gái lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt, váy áo đẹp là ngời lời biếng, không chịu lao động, thích làm dáng. Những ngời con gái nh thế thờng bị mọi ngời chê cời, phê phán. Trẻ em từ lúc biết đi đã đợc các bà mẹ cho mặc những bộ váy áo phỏng theo kiểu váy ngời lớn nhng hoa văn đơn giản. Từ 10-12 tuổi các em gái đã bắt đầu làm quen với khung dệt và công việc dệt thêu. Vì vậy, càng lớn, các em càng có ý thức về việc lựa chọn quần áo cho mình cho phù hợp với lứa tuổi và từng lĩnh vực đời sống cụ thể.

3.2.2. Trong phục trong hội hè, lễ, Tết

Đối với nữ giới, hội hè, lễ Tết là dịp để các cô đợc trng diện những bộ y phục đẹp nhất, mới nhất, yêu thích nhất do chính đôi tay khéo léo của họ làm

nên. Họ quan niệm rằng trong dịp hội hè, lễ, Tết, nếu ngời con gái không có bộ váy áo mới, đẹp đẽ sẽ bị ngời khác chê cời, bị coi là ngời lời biếng, không có ý thức trong việc góp vui, làm đẹp cho lễ hội. Vì thế, họ không đợc ngời khác coi trọng.

Trớc đây, trong các dịp lễ, Tết, phụ nữ Thái thờng mặc một loại áo giống nh áo choàng, màu đỏ, trắng, xanh lá cây hoặc tím. Đẹp nhất là chiếc áo cánh màu xanh lá cây hoặc màu tím với hai ống tay dới màu đỏ tơi. Hiện nay trong dịp lễ hội, phụ nữ Thái lại mặc áo may bằng vải công nghiệp nhiều màu, còn váy là vải bông tự dệt có thêu hoa văn rất sặc sỡ.

Cùng với bộ áo váy đẹp, khăn đội đầu cũng đợc chọn cái đẹp nhất. Sự khác biệt giữa bộ trang phục ngày thờng và trang phục lễ hội là rất rõ nét. Điều đó đã thể hiện quan niệm và ý thức về vẻ đẹp của ngời phụ nữ Thái. Đó cũng là một nét đẹp không chỉ ở ngoại hình mà còn là nét đẹp trong cách ứng xử đối với những giá trị truyền thống cũng nh vẻ đẹp của bản thân mỗi ngời. Mặt khác nó cũng phản ánh trình độ, nếp sống văn hoá của ngời Thái ở Nghệ An.

3.2.3. Trang phục trong lễ cới, hỏi

Ngày cới là một ngày rất đặc biệt trong cuộc đời của mỗi ngời. Cũng nh các dân tộc khác, trong ngày cới, cô dâu, chú rể ngời Thái đều mặc những bộ áo quần đẹp nhất, ý nghĩa nhất, đặc biệt là cô dâu. Cô dâu tự chọn cho mình bộ váy áo thật đẹp, đợc dệt thật công phu khi về nhà chồng. Cô dâu nhóm Thái Đen

(Tày Thanh) chọn cho mình chiếc áo ngắn (xửa tin), màu đen với hai cánh tay dới màu xanh. Chiếc váy truyền thống có cạp váy màu đỏ mặc cao ngang ngực và dây lng màu trắng. Còn cô dây Tày Mờng (Thái Trắng) và cô dâu Tày Mời

(Thái Đen) lại mặc bên trong một chiếc áo cộc (xứa Tày) và bên ngoài là hai chiếc áo dài màu đen và màu trắng. Trong ngày cới, cô dâu đợc bới tóc và đội khăn đen (khăn đăm) và khăn thêu (khăn tải). Đây là dấu hiệu nổi bật và quan trọng nhất để phân biệt với ngời phụ nữ đã có chồng. Chiếc khăn đen sẽ gắn liền với cô gái kể từ ngày cới, thể hiện nét truyền thống, nền nếp gia phong và sự lễ độ chuyên chính của mình.

Trong ngày cới, quan niệm về hạnh phúc đợc ngời Thái lấy con số 2 làm chuẩn: Đón hoặc nhận dâu vào lúc hai giờ, cô dâu mặc hai chiếc áo dài, dùng hai chiếc khăn tải, đeo hai đôi hoa tai, dùng hai cái độn tóc, cài hai chiếc trâm... Nghi thức liên quan đến trang phục cũng rất đợc quan tâm. Lễ đeo vòng cho cô dâu và chú rể nh sau: Hai họ nhà trai và nhà gái ngồi xung quanh một chiếc mâm có thắp hai cây nến, bày đủ các món ăn, rợu để cúng ma. Mọi ngời tiếp nối nhau buộc vào tay cô dâu và chú rể những sợi dây đỏ hoặc đen tết vào nhau rồi chúc mừng vợ chồng mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn thịnh vợng. Những sợi dây đó không bao giờ đợc tháo bỏ, trừ khi chúng bị đứt hoặc tự mất. Tiếp đó, chú rể tặng cô dâu hai chiếc vòng cổ, hai đôi vòng tay bằng bạc, hai chiếc váy, hai chiếc dây lng. Còn cha mẹ bên vợ tặng chủ rể một nén bạc và một tấm lụa, đồng thời tặng cho con gái của mình rất nhiều váy, áo, chăn, đệm và đồ trang sức bằng bạc. Nếu là nhà giàu thì tặng cả một dây xà tích bạc.

Khi về nhà chồng, cô dâu sẽ tặng cho các cụ (nếu còn sống) một đôi đệm ngồi, tặng bố mẹ chồng đệm, chăn, gối, quần áo do cô dâu tự làm từ trớc. Đó là thành quả lao động của mình nhằm bày tỏ lòng biết ơn những ngời đã sinh thành nuôi dỡng ngời chồng của mình. Ngợc lại cô dâu cũng đợc cha mẹ chồng tặng khăn, áo, váy và đồ trang sức bằng bạc. Đối với nhóm Thái Hàng Tổng, mẹ chồng tặng cho cô dâu bộ váy đỏ (xửa luồm). Bộ váy này cô dâu cất giữ và chỉ mặc khi bố mẹ chồng qua đời, sau đó truyền lại cho con cháu của mình.

Có thể nói, tập tục cới hỏi của ngời Thái ở miền Tây Nghệ An rất công phu và tốn kém từ lúc chuẩn bị đến khi lễ cới diễn ra. Trong đó trang phục đợc coi là một giá trị rất lớn, một thứ “của nổi” mà ngời con gái mang về bên nhà chồng. Số lợng váy, áo, chăn, gối, nệm là một chuẩn mực, thớc đo tấm lòng thành kính của cô dâu đối với nhà chồng. Đồng thời nó cũng thể hiện sự giàu sang của một đám cới và của hai họ. Trang phục trong ngày cới đợc xem nh một yếu tố cơ bản trong quan niệm về hạnh phúc lứa đôi, tạo nên một nét văn hoá độc đáo. Nói cách khác, trang phục và những lễ vật trong ngày cới đợc coi là một “vật

3.2.4. Trang phục trong lễ tang ma

Tang ma là một trong những việc rất đợc coi trọng của ngời Thái. Họ quan niệm rằng ngời chết sẽ có ảnh hởng đến sự thịnh vợng của cuộc sống con cháu. Vì thế, họ rất coi trọng việc tổ chức lễ tang và thờ cúng. Sự chuẩn bị quần, áo, khăn tang phải khác ngày thờng.

Khi có ngời chết, ngời trong gia đình đánh trống hoặc chiêng thông báo với dân làng, họ hàng gần xa biết. Tiếp đó, ngời nhà treo bảy hoặc chín là cờ trớc cổng nh một tín hiệu thông báo gia đình có ngời qua đời. Những lá cờ này đợc làm bằng vải thổ cẩm tự dệt. Khi ngời thân của ngời chết đã có mặt đầy đủ, đầu tiên là việc chuẩn bị trang phục cho ngời chết và cả ngời chịu tang.

Ngời chết sau khi đợc rửa ráy cẩn thận sẽ đợc mặc một bộ đồ đẹp nhất. Ng- ời ta không mặc màu đen, màu trắng hoặc màu đỏ cho ngời chết. Bộ áo quần này do các cụ già hoặc con cháu dâu may sẵn từ trớc. Ngời chết, nếu là nữ thì đ- ợc đặt nằm trên bốn tấm vải trắng, tấm trên là vải tơ tằm, ba tấm dới là vải bông trắng. Phía trên ngời chết phủ năm tấm vải, trong đó có một tấm vải thổ cẩm nền trắng thêu hoa văn màu đen, một tấm tơ tằm và ba tấm vải bông. Nếu ngời chết là đàn ông thì đợc phủ bảy tấm vải và nhất thiết phải có tấm vải thổ cẩm thêu hoa văn ở trên cùng. Đầu ngời chết đợc phủ một tấm khăn trắng. Sau khi đặt ngời chết vào quan tài và đậy nắp, ngời ta phủ lên quan tài nhiều tấm vải trắng. Trên cùng bao giờ cũng phải là một tấm thổ cẩm đẹp nhất, thêu hoa văn công phu nhất. Quan tài đợc đặt trong một chiếc màn màu đen, xung quanh màn treo những chiếc khăn thêu rất đẹp. Ngời Thái quan niệm rằng, khi trở về với cõi ma, nếu ngời chết đợc nhận thật đầy đủ áo quần đẹp, con cháu sẽ đợc phù hộ, làm ăn thịnh vợng.

Đối với những ngời chịu tang, khi đa tang cũng phải mặc áo quần theo qui định. Con trai của ngời chết mặc áo trắng, chít khăn trắng, thắt dây lng trắng, áo sổ gấu, cài nút dây vải và thêu một miếng vải trắng xẻ đuôi én gắn ở phía sau l- ng, gọi là “bớ khó”. Cháu ruột của ngời chết cũng mặc áo trắng và chít khăn trắng. Con rể mặc đồ trắng, khăn và dây lng cũng màu trắng, làm nhiệm vụ

phục dịch trong đám ma. Đối với phụ nữ không phân biệt vợ, con hay cháu, tất cả đều mặc áo trắng sổ gấu, đầu quấn khăn trắng hoặc để tóc xoã trần, không đ- ợc đeo đồ trang sức. Đối với những ngời bậc trên của ngời quá cố không phải mặc áo tang. Đàn ông chỉ chít khăn trắng, đàn bà thì xoã tóc. Tất cả quần, áo, khăn, dây lng của ngời chịu tang đều bằng vải bông thổ cẩm màu trắng, do ngời nhà hoặc họ hàng của ngời chết mang đến.

Đối với nhóm Thái Trắng (Tày Mờng), các chàng rể của dòng họ chỉ chít khăn trắng, còn các cô dâu thì mặc áo chui đầu màu đỏ (trừ con dâu của ngời quá cố).

Dây lng của phụ nữ trong đám tang là màu đỏ, thêu hoa văn ở hai đầu, khăn đội đầu thêu hoa văn và đính chùm tua ngũ sắc. Khi ngời chết còn nằm trong nhà, hàng ngày cúng cơm, con dâu phải mặc trang phục này để tỏ lòng hiếu nghĩa. Khi cúng cơm xong thì mặc quần áo bình thờng nhng phải mặc trái (trong ra ngoài).

Đối với thầy Mo, khi hành lễ mặc áo dài, màu đen. Trên thân áo, ngời ta thêu rất nhiều hình con ác thú hoặc các động vật linh thiêng nh rồng, rắn, rít, chim phợng hoàng, đặc biệt là những con vật vô hình trong vũ trụ. Những con vật này tợng trng cho sức mạnh và sự huyền bí, cao siêu của thầy. Thầy mo có thể đi lại thông giao giữa đất trời, giao dịch với các Then trong quá trình dẫn hồn ngời chết về với tổ tiên trên trời.

Đối với ngời ngoài dòng họ, khi đến viếng, mặc áo bình thờng. Riêng phụ nữ để đầu trần, không đội khăn, gọi là “ngời đầu đen ,” khác với “ngời đầu trắng” trong dòng họ, vì phải đội khăn trắng.

Sau khi chôn cất, mọi ngời trong nhà và anh em họ hàng phải để tang ngời quá cố. Trong thời gian để tang, mọi ngời trong nhà phải mặc áo màu trắng, phía sau lng áo gắn một mảnh vải hình đuôi én. Phụ nữ không đợc mặc váy thêu hoa văn.

Trang phục của ngời Thái, đặc biệt là trang phục của nữ giới mang một nét độc đáo riêng ở miền núi Nghệ An. Nó là một thành tố có tính khác biệt so với các dân tộc khác trên địa bàn. Trang phục không chỉ đảm nhận chức năng làm đẹp và bảo vệ cơ thể trong môi trờng sống mà nó còn mang chức năng xã hội sâu sắc. Trang phục tham gia sâu vào những hoạt động tinh thần của con ngời trong cộng đồng. Việc sử dụng trang phục của ngời Thái ở Nghệ An đã đạt đến một trình độ cao, thể hiện qua nếp sống, cách lựa chọn, xử lí trong các mặt của đời sống Sinh hoạt hằng ngày, lễ hội, đình đám, ma chay... Nói cách khác, trang phục là bằng chứng văn hoá sinh động, cao hơn nữa là sự biểu hiện một nền văn minh của ngời Thái ở thời kì “tiền công nghiệp” mà không một dân tộc thiểu số nào đạt đợc. Đó là những gá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần của ngời Thái mà chúng tôi đã ghi nhận đợc qua việc tìm hiểu về trang phục của họ. Nói một cách cụ thể hơn, qua việc tìm hiểu trang phục của ngời Thái ở Nghệ An, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Trang phục ngời Thái phản ánh rõ nét đặc điểm của dân c làm nông nghiệp trồng trọt. Nó là kết quả của sự chinh phục, tìm tòi các nguyên liệu trong tự nhiên, đặc biệt, bằng sự khéo léo của đôi bàn tay ngời phụ nữ, họ đã tạo ra những sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp vừa tôn lên vẻ đẹp độc đáo cho dân tộc của họ.

- Qua hệ thống trang phục, chúng ta thấy đợc những quan niệm thẩm mĩ, đạo đức và cách ứng xử đẹp đẽ của riêng mỗi ngời Thái đối với cộng đồng, đối với chính mình. Mọi sinh hoạt văn hóa - xã hội, tín ngỡng đều có sự tham gia của trang phục, nhiều khi đến nghiêm ngặt.

- Trang phục là sự phát triển về trình độ thẩm mĩ của con ngời. Các hoa văn, đờng nét đợc tạo ra rất độc đáo bởi cách xử lí, bố trí tài hoa tinh tế, khiến nó mang một nét đẹp hiếm có. Việc tạo ra hệ thống hoa văn cũng phản ánh mối quan hệ hài hoà với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An.

Kết luận

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp không phải là vấn đề mới. Từ trớc đến nay, vấn đề này đã đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có những tác giả đề cập đến những nét đại cơng, nhng cũng có những ngời đi sâu vào vốn từ ngữ của từng ngành nghề cụ thể. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này, đầu tiên phải kể đến các tác giả: Đỗ Hữu Châu - “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Hoàng Thị Châu -

Tiếng Việt trên các miền đất n

ớc”, Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh -

Văn hoá ng

ời Việt qua vốn từ vựng nghề cá”, Phạm Việt Hùng - “Về từ vựng chỉ nghề gốm”, Võ Thị Quế - “Tên gọi bộ phận của cái cày qua một số thổ ngữ Thanh Hoá”. Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đại học, cao đẳng cũng đề cập đến vấn đề này một cách cụ thể hơn nh: Nguyễn Viết Nhị, Trần Thị Ngọc Long, Nguyễn Đăng Ngọc, Bùi Thị Thu Dung, Lơng Vĩnh An...

Nh vậy, cái thuận lợi của chúng tôi ở đây là đã có những lối mòn của những tác giả đi trớc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, đó là việc điều tra, khảo sát vốn từ ngữ của dân tộc Thái trong nghề dệt. Nghề dệt may của ngời Thái đã có từ lâu đời nhng việc tiếp xúc những ngời làm nghề này để tìm hiểu vốn từ ngữ liên quan không phải dễ dàng do sự khác biệt về ngôn ngữ. Mặt khác, phạm vi không gian của nghề thủ công này bị hạn chế, nên việc tìm hiểu ngôn ngữ và những nét văn hoá liên quan sẽ không đầy đủ và phong phú. Tuy nhiên, sau nhiền cố gắng để hoàn thành luận văn này, chúng tôi cũng rút ra đợc những nhận xét khái quát sau đây về ngôn ngữ - văn hoá của ngời Thái ở Nghệ An qua nghề dệt:

1. Số lợng từ ngữ biểu thị nghề dệt của ngời Thái không nhiều (183 từ) nhng việc tìm hiểu, thống kê trên đây mang ý nghĩa không nhỏ vào việc nghiên cứu ngôn ngữ Thái nói chung. Nghiên cứu ngôn ngữ Thái qua nghề dệt tạo cơ sở cho việc xây dựng cuốn từ điển tiếng Thái một cách hoàn thiện hơn.

2. Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá qua nghề dệt còn có ý nghĩa tôn vinh, bảo tồn nghề độc quyền này của ngời Thái trớc sức ép của sự phát triển công nghệ,

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người thái ở nghệ an qua nghề dệt (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w