Vấn đề duy trì và phát triển lễ hội truyền thống Việt Nam:

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 48 - 56)

Việt Nam là một đất nước mà trong suốt chiều dài lịch sử đã phải hứng chịu biết bao cuộc xâm lược của giặc ngoại bang. Nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đứng lên đấu tranh đánh tan giặc ngoại xâm, bảo vệ nền hòa bình của đất nước. Hậu quả của những cuộc chiến để lại trên đất Việt Nam vốn đã nghèo vì giặc giã liên miên là một nền kinh tế kiệt quệ, các di tích lịch sử bị tàn phá, thêm vào đó là những cố gắng cho sự đồng hóa giữa dân tộc Việt và Trung Quốc của nhà Hán đã làm không ít những lễ hội truyền thống của Việt Nam bị mai một. Các triều Vua thay nhau trị vì đất nước nhưng không kế thừa nền văn hóa của triều Vua trước mà lại cho đập phá hết để xây dựng cái mới. Điều này dẫn đến việc nền văn hóa của Việt Nam bị đứt đoạn, không được liên tục. Đó là một trong những lý do khiến việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống ở Việt Nam gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, lễ hội tại những địa phương miền Bắc khá phong phú như: tưởng nhớ đến thần “Thành Hoàng”, các vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu...; những lễ hội mang đậm nét của làng xã, địa phương như Lễ hát Quan họ (Hội Lim – Bắc Ninh), Hội Chùa Hương, Hội chọi trâu, Hội các làng nghề...; ở miền Trung còn lưu lại một số lễ hội truyền thống của Kinh thành Huế như Hội Hòn chén, lễ hội đua thuyền...; Nam Bộ ngày nay tuy ít hơn nhưng vẫn còn những ngày hội như Ooc – Om – Bóc, Hội đấu bò (Sóc Trăng)...; thế nhưng hình thái lễ hội ở nước ta phần lớn còn có dạng nguyên thủy của đình làng, nông thôn, mang tính “lễ” tưởng niệm nhiều hơn “hội”, mà các thủ tục tế lễ mang màu sắc tôn giáo rất đậm nét. Hình thái từ “lễ” biến thành “hội” chưa được mở rộng nếu không nói là thiếu sự tham gia của đông đảo quần chúng, sắc thái tạo nên không khí hội hè còn đơn giản mang tính phô diễn đơn điệu.

Đất nước Việt Nam không thiếu những truyền thuyết dân gian để xây dựng lễ hội nhưng rõ ràng việc nghiên cứu còn quá ít, nhất là trong lĩnh vực dân tộc học. Các ngày lễ truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước của chúng ta rất phong phú, tuy nhiên vẫn còn dừng lại ở những buổi kỷ niệm, mitting mang tính chính trị hơn là lễ hội, thiếu vắng sự chia sẻ và hân hoan của quần chúng. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần xây dựng thêm những hình thức lễ hội mới của toàn dân, trong đó phục hồi những giá trị văn hóa và sắc thái dân tộc trong từng thời kỳ dựng nước và giữ nước.

Việc giữ gìn những yếu tố văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, dù rằng nó đã được “luật hóa” ngót 10 năm nay. Vì vậy, tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong công việc giữ gìn di sản văn hóa truyền thống ở Nhật Bản, một quốc gia có nền văn hóa mang nhiều điểm khá tương đồng với Việt Nam, là công việc mang lại nhiều ý nghĩa. Chúng ta nên học hỏi những phương pháp bảo tồn lễ hội của Nhật Bản, chọn lọc và đưa vào áp dụng tùy vào tình hình thực tiễn về điều kiện văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội... của Việt Nam. Ví dụ như: nên có sự cách tân trong việc tổ chức lễ hội truyền thống Việt Nam nhằm thu hút được nhiều sự quan tâm và tham dự của đông đảo quần chúng nhân dân, biến những lễ hội chỉ mang tính hình thức thành những lễ hội thật sự để lại ấn tượng trong lòng người tham dự; nâng cao ý thức, tinh thần tự giác của người dân trong việc giữ

gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc; việc thành lập những tổ chức “bảo tồn văn hóa địa phương” tại các khu phố, quận, huyện... đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng thiết nghĩ là việc nên làm.

Trong năm 2000, chúng ta đã có những ngày hội lớn như Kỷ niệm Sài Gòn 300 năm, Festival Huế, 990 năm Thăng Long Hà Nội... Nhưng sau những ngày rộn ràng hô hào cho lễ hội đó, dư âm, dấu ấn của nó không đủ để người dân nhớ đến, dễ chìm vào lãng quên. Điều này cho thấy vấn đề lễ hội mang tính dân gian, hòa nhập vào quần chúng cần được xem xét lại từ hình thức đến nội dung tổ chức, từ ý nghĩa đến hình thái lễ hội.

Vấn đề giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là con người ở Việt Nam chưa được chú ý một cách đúng mức ở phương diện Nhà nước. Đã từng có câu chuyện về các nghệ nhân Nhã nhạc sau cuộc tôn vinh của UNESCO thì vẫn cứ quay trở lại với một nghề đi làm đám ma, đám hội để kiếm sống. Đó là chuyện đáng buồn ở một quốc gia luôn tự hào là giàu truyền thống như Việt Nam.

Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lại những lễ hội truyền thống của Việt Nam, Bộ văn hóa thể thao du lịch – Văn hóa dân tộc đã ban hành văn bản số 1738/BVHTTDL-VHDT, ngày 4-6, về việc hướng dẫn phục dựng, bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu dân tộc thiểu số năm 2009, có 11 lễ hộị truyền thống sẽ được phục dựng. Các lễ hội được ưu tiên phục dựng, bảo tồn trong năm nay chủ yếu là của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có lễ hội "Roóng poọc" của dân tộc Giáy, Lào Cai; lễ hội "Nàng Hai", Cao Bằng; lễ hội "Ăn trâu" (đâm trâu) của dân tộc Êđê, Phú Yên; đám cưới của người Dao Lô Gang, Thái Nguyên; lễ hội "Nghinh Ông", Kiên Giang, lễ Ariêu ping (lễ cúng nhà mồ), Quảng Trị; lễ "Cúng thần rừng" của dân tộc Mạ, Đăk Nông; lễ hội "Oóc- Om-Bóc" của dân tộc Khmer, Bạc Liêu... Đây là những lễ hội có từ lâu đời và đã thất truyền trong đời sống hiện đại, và việc ưu tiên phục dựng nhằm kịp thời lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa đa dạng phong phú của cộng đồng 54 dân tộc Việt. Cũng trong văn bản này, Bộ yêu cầu việc phục dựng các lễ hội truyền thống cần nghiên cứu kỹ lưỡng, hình thức tổ chức dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không nên tùy tiện lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc dân gian, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đáng chú ý nhất là công tác chuẩn bị cho đại lễ mừng Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Để chuẩn bị cho Đại lễ diễn ra trên toàn thành phố, việc xây dựng chương trình phục dựng 14 lễ hội trong Khu phố cổ cũng đang gấp rút ở những giai đoạn cuối cùng. Khu phố cổ Hà Nội hiện do quận Hoàn Kiếm trực tiếp quản lý, đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2004. Nơi đây tồn tại một quần thể kiến trúc có lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều lễ hội truyền thống chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc, được hình thành và phát triển theo sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội. Thiết thực chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và thực hiện hiệu quả chương trình 08-Ctr/TU của Thành ủy, đề án 02-ĐA/QU của quận ủy Hoàn Kiếm về phát triển văn hóa xã hội, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội thực hiện đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong Khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”, trước mắt sẽ tiến hành phục dựng 14 lễ hội tiêu biểu.

14 lễ hội được phục dựng là các lễ hội đặc trưng thuộc 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, 9 lễ hội truyền thống sẽ được tiến hành bảo tồn và nâng cấp gồm Lễ hội chùa Cầu Đông, đình Đức Môn (phố Hàng Đường, phường Hàng Đào); Lễ hội đình, chùa Vũ Thạch (phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền); Lễ hội đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm, phường Hàng buồm); Lễ hội đền Phù Ủng (phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống); Lễ hội đình Tú Thị (phố Yên Thái, phường Hàng Gai); Lễ hội Nguyên phi Ỷ Lan (ngõ Tam Thương, phường Hàng Gai); Lễ hội chùa Lý Triều Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống); Lễ hội đình Phả Trúc Lâm (phố Hàng Hành, phường Hàng Trống); Lễ hội đình Thanh Hà (ngõ Gạch, phường Đồng Xuân). Đây là những lễ hội đã được tổ chức hoạt động và diễn ra từ xa xưa. Ngày nay, do hoàn cảnh mới, các lễ hội này không còn được tiến hành đầy đủ hoạt động như sử sách đã ghi, chủ yếu chỉ tiến hành được phần lễ mà thiếu phần hội. Cụ thể, Lễ hội đình, chùa Vũ Thạch hàng năm mới tiến hành được Lễ Cầu mộng; Lễ hội chùa Lý Triều Quốc Sư cũng chỉ tổ chức được lễ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, chưa có phần hội. Các Lễ hội đền Phù Ủng, Lễ hội đình Thanh Hà ngoài lễ dâng hương có tổ chức được phần hội nhưng còn rất đơn điệu

với một hoạt động là hát văn hoặc rước mã. Các lễ hội sẽ được khôi phục trên nguyên tắc đảm bảo tính truyền thống, song vẫn có sự điều chỉnh để phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của khu phố cổ. Đặc biệt, việc khôi phục các lễ hội sẽ được gắn liền với tu bổ, tôn tạo di tích. Hiện tại, quận Hoàn Kiếm cũng đang khẩn trương tiến hành tu bổ hoàn thiện các di tích như đền Bạch Mã, đình Yên Thái, đình Nam Hương, tượng đài vua Lê, đình Kim Ngân… Trong đó, đình Kim Ngân đã được giải phóng mặt bằng, di chuyển 23 hộ dân và đang được tu bổ tổng thể. Đình Nam Hương đã thực hiện giải tỏa 4 hộ dân liền kề, mở rộng khuôn viên và đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục.

Một trong những tiêu chí quan trọng được đặt ra trong quá trình phục dựng là xây dựng những lễ hội mới, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân và sự phát triển của Khu phố cổ. Với tiêu chí này, 2 lễ hội hoàn toàn mới đã được đề xuất là Lễ hội vua Lê đăng quang và Lễ hội truyền thống Liên khu I. Đây là những lễ hội tôn vinh lịch sử, ca ngợi công lao to lớn của vua Lê Thái Tổ và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có chiến công của quân dân Liên khu I và Trung đoàn Thủ đô trong những ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946. Lễ hội vua Lê đăng quang được tổ chức tại đình Nam Hương và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm với định kỳ 5 năm 1 lần, gồm các hoạt động: Lễ dâng hương tại tượng đài vua Lê, đoàn rước theo nghi thức truyền thống xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hội trả gươm tại hồ Hoàn Kiếm, biểu diễn văn hoá nghệ thuật ở một số điểm sân khấu ngoài trời. Đặc biệt, vào trung tuần tháng 12 tới, trong dịp kỷ niệm ngày Toàn Quốc kháng chiến, lần đầu tiên, Lễ hội truyền thống Liên khu I sẽ được tổ chức với các hoạt động chính gồm dâng hương tưởng niệm Trần Hưng Đạo tại đền Ngọc Sơn và các anh hùng liệt sĩ tại tượng đài “Hà Nội – Mùa đông 1946”; giáo dục truyền thống qua việc tổ chức cho thanh thiếu niên, học sinh các trường trên địa bàn quận thăm Di tích Bác Hồ với nhân dân Thủ đô ở số 48 phố Hàng Ngang, các địa điểm diễn ra các trận chiến đấu ác liệt trong 60 ngày đêm, nghe các chiến sĩ Liên khu I kể chuyện. Trong đợt cao điểm, Lễ hội sẽ có các hoạt động nghệ thuật nổi bật, tái hiện lại không khí hào hùng của quân dân ta trong 60 ngày đêm lịch sử oanh liệt.

Bên cạnh đó, 3 lễ hội mới cũng chính thức được đưa vào danh sách phục dựng là Lễ hội Trung thu phố cổ, Lễ hội nghề Kim hoàn (phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) và Lễ hội Đông Y – Dược cổ truyền (phố Lãn Ông - Hàng Vải, phường Hàng Bồ). Trong

đó, Lễ hội Trung thu phố cổ là lễ hội dân gian được nâng cấp về cả quy mô và hình thức, đã được chú trọng triển khai tổ chức từ năm 2005 và đạt được những kết quả khả quan. Lễ hội nghề Kim hoàn tổ chức tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc dự kiến 3 năm 1 lần với lễ dâng hương tại đình; hội chợ, triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vàng bạc. Lễ hội Đông Y - Dược cổ truyền tổ chức hàng năm tại phố Lãn Ông – Hàng Vải cùng nhiều hoạt động như triển lãm, hội chợ và các hoạt động bổ trợ (thày thuốc nói chuyện, giới thiệu bài thuốc hay, châm cứu, bấm huyệt, tư vấn sức khỏe, biểu diễn võ thuật, khí công, dưỡng sinh…). Những lễ hội này được đánh giá cao về khả năng xã hội hóa với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, thương nhân...

Việc phục dựng và bảo tồn các lễ hội khu phố cổ Hà Nội là một chặng đường có nhiều khó khăn, nhất là khi hiện nay chưa có cơ quan chuyên môn nào nghiên cứu cụ thể các lễ hội truyền thống tại Khu phố cổ nhằm định hướng hoạt động và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Nhưng cũng vì thế, đây là một công trình mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội mà còn phát huy và gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá vô giá của Hà thành. Tất nhiên, những người thực hiện dự án này sẽ phải gánh vác một trọng trách lớn trong việc phục dựng các lễ hội kịp thời, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo nên những mùa lễ hội nghìn năm văn hiến lung linh sắc màu.

KẾT LUẬN

Báo hiếu đâu chỉ dừng lại ở những ngày "thắp đèn trời" kính nhớ, mà việc hiếu đạo còn dạy những người con báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Đạo làm con phải luôn ghi nhớ không phải tự nhiên ta được sinh ra và tự lớn khôn đến thế này. Có được như ngày này đều là nhờ biết bao công nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, biết bao đêm thức trắng lo âu bên giường mỗi khi ta ốm đau bệnh tật. Công ơn ấy to như trời biển, biết rằng chẳng bao giờ có thể trả hết, chỉ mong có thể bày tỏ được lòng biết ơn sâu sắc, đêm ngày phụng dưỡng cha mẹ, “ tối viếng sớm thăm", những ngày cha mẹ mắt mờ, tay kém, mắt con là mắt cha mẹ, tay con là bàn tay cha mẹ, đỡ nâng người. Chăm sóc cha mẹ miếng ăn, cái uống, như những khi ta còn thơ bé, cha mẹ ta đã chăm chút, bón mớm cho ta thế nào thì ta cũng cố chăm chút cha mẹ như vậy lúc tuổi chiều xế bóng.

Cũng giống như Việt Nam và một số nước ở phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có một ngày lễ báo hiếu cho ông bà cha mẹ, đó chính là ngày lễ Obon hay còn gọi là lễ Vu Lan của Nhật Bản.

Lễ hội Obon Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa Thần linh và con người, là sự hòa quyện giữa văn hóa bản địa và nền văn hóa ngoại lai, đã tạo nên một lễ hội Obon đa màu sắc. Sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau lại càng được thắt chặt hơn thể hiện qua lễ hội. Mọi người cùng nhau ca hát, cùng nhau vui chơi, cùng chung sức chung lòng rước những chiếc kiệu diễu hành qua những con phố tấp nập đông vui trong ngày lễ.

Đến với lễ hội Nhật Bản, đặc biệt là lễ hội Obon, bạn sẽ không còn nhận thấy những nét lo toan, mệt nhọc của những tháng ngày vất vả vì những lo toan bộn bề cho cuộc sống, thay vào đó là sự vui tươi, hứng khởi thể hiện rõ trên gương mặt của những

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 48 - 56)