Phần nghi lễ trong lễ hội Obon:

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)

5 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1(2008)]

2.3. Phần nghi lễ trong lễ hội Obon:

Lễ Obon cơ bản diễn ra trong ba ngày: 13, 14 và 15 tháng 7 Dương lịch, có nơi là 15 tháng 8 Dương lịch. Dưới đây, tác giả sẽ trình bày cụ thể về nghi thức lễ trong lễ hội Bon.

Nhìn chung, trong nhà mỗi người Nhật vào ngày này thường có bàn thờ Phật. Trước đây, trong ngày lễ này, người ta lập bàn thờ Phật và bàn thờ linh hồn ông bà tổ tiên tách biệt nhau. Ngày nay do sự đơn giản hóa các nghi thức cúng lễ nên có nhiều địa phương đặt bàn thờ ông bàn tổ tiên chung với bàn thờ Phật. Tùy theo từng giáo phái mà cách thức dâng cúng có phần khác nhau, nhưng về cơ bản là có năm vật không thể thiếu khi dâng lên bàn thờ Phật, gọi là “Ngũ cung” (五供: Goku).

Thứ nhất là “hương” (nhang): Người ta tin rằng ông bà, tổ tiên ở thế giới bên kia sẽ cảm nhận được mùi hương mà quay trở về cùng con cháu. Khi cúng lễ Phật người ta thường dùng hương vòng, nhưng thường thì họ sử dụng hương cây dài. Lưu ý là không được dùng miệng để thổi tắt lửa mà phải dùng tay hoặc đồ dập lửa (như quạt cầm tay ウチワ: uchiwa).

Thứ hai là “hoa”: Họ dâng những bông hoa tượng trưng cho sự thanh khiết như là hoa sen, hay những bông hoa trong vườn nhà, những bông hoa của các loại rau củ mà người đã khuất thích lúc còn sống. Và phải chú ý thường xuyên thay nước cho hoa, không được để hoa khô héo.

Thứ ba là “nến”: Thắp sáng nến trước bàn thờ Phật tượng trưng cho sự tinh thông của Đức Phật. Khi nến cháy hết, không được dùng miệng để thổi tắt bởi người ta cho rằng hơi thở của con người không được sạch nên nếu làm vậy sẽ vô cùng thất lễ với Đức Phật.

Thứ tư là “nước sạch”: Dâng nước sạch với ý nghĩa làm thanh tịnh tâm hồn. Hàng ngày phải chú ý thay nước. Nếu là nước suối chảy từ nguồn ra thì càng tốt..

Thứ năm là “đồ ăn”: Dâng những món ăn như thường ngày gia đình vẫn dùng, nhưng phải dâng trước bữa ăn của cả nhà. Tránh dâng lên bàn thờ Phật những món ăn có mùi tanh như thịt bò và cá. Những món được dâng cúng không được để quá lâu, làm lễ xong thì phải hạ xuống.

Trên đây là những lễ vật cơ bản dâng trong ngày lễ Bon, và nhìn chung thì rất giống với cách thức dâng lễ cúng ở Việt Nam. Ngoài ra, tùy từng địa phương, từng giáo phái mà có sự khác biệt. Tiếp theo tác giả sẽ đi chi tiết vào nghi thức lễ của từng ngày trong lễ Bon.

Ngày 13: Lễ Bon bắt đầu vào ngày 13 tháng 7 dương lịch, được xem như khai điển

mùa Vu Lan Báo Hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Sáng ngày 13, tại phòng chính trong nhà, trước bàn thờ Phật (仏壇: Butsudan), người ta trải chiếu, bày một chiếc bàn nhỏ, trên đó đặt một bài vị bằng gỗ (位牌: Ihai), có ghi tên tuổi và pháp danh của những bà con đã mất trong gia đình. Mâm cơm cúng cho các vong hồn, ngoài những đĩa thức ăn đặc biệt cho người đã mất, gia chủ còn bày cúng thêm các thứ khác như khoai tây nấu với mè, một đĩa cà, bầu hay bí chiên, mì sợi, chè kê, canh bí ngô, canh dưa gang, trái cây và bánh kẹo. Ngoài ra, còn có món Mizu no Ko (水の子) được làm từ dưa leo và cà tím thái nhuyễn.

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)