Lễ thả lồng đèn

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 35 - 36)

5 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1(2008)]

2.3.5.Lễ thả lồng đèn

Nguồn: 伊藤久美、Warabe 伊藤久美わらべ絵の世界、文芸社ビジュアルアート、2007

Đặc biệt tại chùa Quan Âm (観音: Kannon) ở Asakusa, trong thành phố Tokyo, vào ngày 15 tháng 8 dương lịch, lễ phóng đăng hay lồng đèn được chùa tổ chức gần cầu Kototoi, bên cạnh sông Sumida để làm lễ cầu siêu cho các vong hồn các nạn nhân bị chết đuối hay những chiến sĩ trận vong trong quá khứ. Hàng trăm lồng đèn vuông bằng giấy thắp sáng, được nhiều Phật tử từ các nơi xa mang về dự lễ, thả xuống sông trôi theo dòng nước, trong khi chư Tăng Nhật tụng kinh cầu nguyện.

Tại thành phố Miyazu ở tỉnh Kyoto, dân chúng tin rằng các vong hồn đến từ biển cả, và sẽ trở về biển cả. Vì vậy, để giúp cho những hương linh được vãng sanh về thế giới cực lạc hạnh phúc hơn, vào đêm Vu Lan, 16 tháng 8 dương lịch, người ta làm lễ cầu siêu và phóng đăng (lồng đèn) tại bãi biển trong vùng có chư Tăng chú nguyện. Vào dịp này, dân chúng địa phương cũng tổ chức đốt pháo bông trên một chiếc tàu thủy đậu gần bờ. Hơn một giờ sau, toàn bãi biển rực đỏ với hàng ngàn chiếc lồng đèn được đốt cháy sáng, giữa lúc thiên hạ lũ lượt kéo nhau ra về.

Các địa phương thuộc vùng đảo Shikoku (四国) lại có nghi lễ Obon khá đặc biệt. Thay vì sử dụng đèn Bon Chouchin như các địa phương khác, người dân nơi đây sử dụng một cây tre cao khoảng 2 mét, chặt các cành lá, chỉ để lại ba cành phía gần ngọn.

Phía trên ngọn tre, người ta dùng một cái phễu bằng kim loại, phía bên trong bỏ một miếng nhựa thông rồi đôt cháy, cũng hàm ý là dẫn đường cho người quá cố về nhà. Ngoài ra, trong ba ngày lễ Bon, họ bày một chiếc bàn tam cấp, phía trên cùng đặt bài vị của ông bà, tổ tiên; hai bậc dưới cùng được trải lá chuối để bày các lễ vật. Lễ vật thường là bánh gạo nhân đậu đỏ, kẹo, hoa quả.

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 35 - 36)