Phẩm vật dâng cúng trong lễ Bon

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 33)

5 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1(2008)]

2.3.3.Phẩm vật dâng cúng trong lễ Bon

Nguồn: http://www25.big.or.jp/~tenzo/blogimg/H21/0810-12.jpg

Vào chiều tối ngày 13, người ta tấp nập đổ dồn về viếng thăm các nghĩa trang được thiết lập tại hàng trăm ngàn ngôi chùa địa phương trong thành phố, quận huyện, làng xã để thắp hương mời ông bà tổ tiên về nhà. Trên bàn thờ, người ta để những chiếc đèn lồng đã được thắp sáng (盆提灯 Bon Chouchin); trong sân và trước cổng nhà, người ta chất thành những đống cỏ và vỏ cây (おがら: Ogara) đốt sáng lên hàm ý dẫn đường

cho vong hồn biết lối trở về nhà để sum họp cùng con cháu và hưởng phẩm vật cúng dường. Có nhiều địa phương còn dăng những chiếc đèn lồng dọc con đường từ nghĩa trang về đến nhà của mình (trong trường hợp mộ phần của thân nhân ở gần nhà). Ánh sáng chập chờn, lung linh tỏa ra từ những chiếc lồng đèn được khách thập phương, trước khi ra về, để lại trên mộ phần thân nhân ở các nghĩa trang, hòa lẫn với khói hương nghi ngút quyện vào không gian trong đêm khuya tĩnh mịch ở chốn thiền môn, đã tạo nên cho mọi người Nhật cái ý nghĩ như được cảm thông, sống gần gũi trở lại trong giây phút của mùa Vu Lan, với các hương hồn của những bà con, bạn bè vừa mới qua đời hay đã mất từ lâu.

Tại các vùng thôn quê, nhất là ở miền núi, người ta cầm đuốc thay lồng đèn, đến viếng nghĩa trang các chùa, để hướng dẫn, rước các vong linh về nhà. Trước nhà nào cũng có treo lồng đèn để tiếp đón các hương hồn đó. Đôi lúc tại nhiều nơi, vị gia chủ đốt lửa và nói chuyện, qua ánh sáng chập chờn, với các vong hồn, xem họ như những người đang còn sống thực sự ở thế gian này.

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 33)