0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nhảy múa trong lễ hội Obon

Một phần của tài liệu LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 39 -43 )

5 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1(2008)]

2.4.2. Nhảy múa trong lễ hội Obon

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Bon_Festival

Ngày nay, tục lệ nhảy múa, ca hát trong ngày lễ Bon, đã trở thành quá phổ biến, và ngày vui nhất trong năm, đối với dân chúng Nhật ở thành thị cũng như thôn quê. Hơn

2.4.3. Nhảy múa trong lễ hội Obon

nữa, tại Nhật, vào hai tháng 7 và 8 dương lịch, khí trời rất nóng, nên có dịp ra ngoài múa nhảy, tránh cái nóng bức ngồi trong phòng ở nhà, là điều thật vô cùng thích thú, nhất là đối với lớp người trẻ, thanh thiếu niên nam nữ. Những cuộc múa hát này nơi nào cũng được, phần nhiều tại khuôn viên các đền, chùa, hoặc ở ngoài đường, hay trong công viên của thành phố. Cũng có thể thực hiện nơi sân trường học, trong vườn sau nhà của mình, hay ngay cả bãi đậu xe công cộng.

Người ta chỉ cần dựng lên ở giữa khoảng đất trống một cái giàn gỗ nhỏ hình tứ giác, cao từ 3 đến 4 thước tây, và đặt trên nền của giàn đó một chiếc trống lớn để đánh hòa nhịp theo với những bản nhạc mở băng ghi âm, hoặc bằng nhạc sống. Trường hợp sàn gỗ của giàn này khá rộng, đủ chỗ cho một ban nhạc và ban vũ địa phương trình diễn trên đó để hướng dẫn quần chúng đứng xung quanh ở dưới nhảy hát theo thì càng tốt. Tham dự các cuộc nhảy múa trong ngày lễ Bon (Bon Dance), nữ giới, quý cô trẻ cũng như các bà, thường thích mặc y phục cổ truyền của Nhật Bản, đó là loại áo KIMONO dệt bằng vải mỏng, đặc biệt dùng cho mùa hè, trên áo có thêu bông hoa nhiều màu sắc rực rỡ.

Người nhảy, phải theo nhịp điệu của tiếng trống, giọng hát của ca sĩ, và âm nhạc gồm có ống sáo và đàn ba giây (tiếng Nhật gọi là Shamisen:三味線). Về cách nhảy, có khi người ta nhảy một mình, từng nhóm hay tập thể. Vừa nhảy, họ vừa hát, vỗ tay, dậm chân, khi mau khi chậm, tùy theo tiếng trống và âm nhạc; mọi thứ đều hòa điệu với nhau, nhịp nhàng, khiến cho người ngoài dự xem vô cùng thích thú, hào hứng, khó lòng đứng yên mà không nhảy vào nhập cuộc được. Những bài hát, nghệ sĩ thường dùng để hát trong các buổi vũ Bon này, phần lớn là những bài dân ca nổi tiếng. Nếu muốn được tham dự vào các điệu nhảy Bon, nên tìm tới viếng thăm các ngôi chùa danh tiếng ở trong hay ngoại ô các thành phố lớn tại Nhật như Tokyo (Đông Kinh), Kyoto, Osaka và Nara... vì tại những nơi này, các cuộc vũ Bon, phần nhiều được tổ chức liên tiếp trong ba ngày, thu hút rất đông người đến tham dự, đa số là các giới trẻ. Cuộc vũ, nhiều nơi, có thể kéo dài suốt đêm. Dân chúng khi nhảy múa tập thể, vì quá vui, và hình như họ không còn biết mệt là gì, cứ nhảy múa theo hết bài dân ca này đến bài dân ca khác.

Phần lớn các vũ khúc phổ biến nhất mà dân chúng thích nhảy trong ngày hội lớn Bon, là những vũ điệu dân gian, pha lẫn tôn giáo, được các ban vũ danh tiếng Nhật

Bản trình diễn vào dịp lễ Bon tại các thành phố như Kosi, tỉnh (Nagamo); Tokushima (tỉnh Tokushima) và ở đảo Sado thuộc tỉnh Niigata vào các ngày 14, 15, 16 tháng 8 dương lịch. Ngoài ra, các nơi khác có tổ chức múa hát trong ngày lễ Bon như tại thành phố Miyazu (tỉnh Kyoto) vào ngày 16 tháng 8 và ở đền Omiya tại thành phố Yamaca, (tỉnh Kumamoto) tổ chức vào các ngày từ 15 đến 17 tháng 8 dương lịch.

Múa thường do các hiệp hội tự quản ở địa phương hay hội những thương gia dàn dựng. Người ta tổ chức đám nhảy múa với ban nhạc sống hoặc nhạc ghi âm ở trong những khu đặc biệt của đền, chùa và vận động những người xung quanh tham gia. Nhạc Bon xưa kia vốn không ồn ã như bây giờ, nó là nghi thức trang nghiêm an ủi các vong hồn, nhất là linh hồn những người mới chết và những hồn ma đói trở về gia đình trong dịp lễ Bon.

Thông thường điệu nhảy Bon được tổ chức vào buổi tối vì người ta quan niệm đêm tối là thời gian của các vong hồn. Những người tham gia đám nhảy thường có trang phục khá đặc biệt. Họ đội mũ rơm trùm đầu, quấn khăn vải quanh đầu và buộc dưới cổ. Đàn ông lại mặc quần áo đàn bà trông rất kỳ dị. Người ta làm như vậy vì cho rằng điệu múa Bon là để an ủi linh hồn những người chết, nếu để sơ sảy điều gì thì rất có thể làm cho những vong hồn phật ý và gây tai ách cho họ. Chính vì vậy họ phải cố tình ăn mặc thật khác thường để các vong hồn không còn nhận ra họ là ai.

Trước đây điệu nhảy Bon bị kiểm soát chặt chẽ và bị hạn chế trong nhiều năm, nhất là vào đầu thời Minh Trị. Nguyên do là với trang phục khác thường, nhiều người tham gai nhảy múa cảm thấy hoàn toàn tự do và vũ điệu Bon đã trở thành cơ hội tuyệt vời để thể hiện những cảm giác tính dục bị dồn nén trong cuộc sống ngày thường – một biểu hiện được coi như vi phạm đạo đức. Sự hạn chế từ phía chính quyền đó đã làm các điệu nhảy bị mai một. Sau chiến tranh thế giới II, các điệu múa Bon được phục hồi trở lại. Tuy nhiên bản chất của nó không còn như trước đây nữa. Những điệu nhảy vốn yên lặng để an ủi linh hồn người chết đã biến thành những biểu hiện vui nhộn, ầm ĩ như được thấy hiện nay.

Nói tóm lại, ngày lễ Bon hay Vu Lan tại Nhật, là dịp nhắc nhở mọi người con Phật nghĩ đến việc lo báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ hiện còn sống và cầu siêu cho cha mẹ đã qua đời. Ngoài ý nghĩa tôn giáo ra, ngày Hội lớn Bon còn thể hiện nếp sống văn hóa dồi dào phong phú của dân tộc Nhật. Thật vậy, ngày lễ Bon tại Nhật ngày nay, đã

trở thành một ngày Đại Hội, ngày vui nhất trong năm của toàn thể dân chúng, chứ không riêng gì Phật tử; ngày của cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, chủ thợ, thầy trò... đều gặp mặt chung vui, sum vầy, qua những cuộc múa hát tập thể ngoài trời, tại đền chùa, đường phố, công viên và khắp mọi nơi toàn nước Nhật.

Một phần của tài liệu LỄ HỘI OBON NHẬT BẢN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 39 -43 )

×