Phần hội trong lễ hội Obon

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)

5 Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Kinh Vu Lan Bồn [1(2008)]

2.4.Phần hội trong lễ hội Obon

Thu hút nhiều sự chú ý nhất trong lễ Obon chính là lễ hội pháo hoa được tổ chức khắp nơi ở Kyoto. Đặc biệt nhất là sự kiện lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp lễ Obon) vào giữa tháng 8. Sự kiện này thu hút rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và cầu nguyện. Trong sự kiện dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto. Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở 5 ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (大: Daimonji), Diệu (妙: Myo), Pháp (法: Hou), Thuyền (船形: Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji (

大文字), gần với chùa Vàng và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (とりい), có nghĩa là Cổng lên trời.

7 8 9

10

2.4.1. Lửa được đốt lên ở ngọn núi với chữ "Đại", “Pháp”, “Diệu” và đám lửa có hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời nhân Lễ Obon - đây cũng là biểu tượng du lịch nổi tiếng ở Kyoto có nghĩa là Cổng lên trời nhân Lễ Obon - đây cũng là biểu tượng du lịch nổi tiếng ở Kyoto

Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hội Obon sẽ được tổ chức ở chùa Yusenji dưới chân các ngọn núi. Đây là quang cảnh tuyệt vời của cố đô Kyoto trong mùa hè.

Trong mùa lễ Bon (Vu Lan), ngoài việc lo cúng lễ cầu siêu cho hương linh thân nhân quá cố, trao đổi tặng quà giữa các bà con, bạn bè, nhân công, chủ tiệm hay khách hàng ra; dân chúng Nhật còn tổ chức hội hè, múa hát tưng bừng khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, đồng bằng lên đến cao nguyên, đất liền cũng như hoang đảo. Tục lệ múa hát tập thể trong mùa Lễ Vu Lan, tiếng Nhật gọi là "BON-ODORI" (盆踊り). Tục lệ này bắt đầu có vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ XVII (1624-1643), khi các vị lãnh chúa thời phong kiến Nhật thường hay tổ chức các cuộc múa hát công cộng nhằm mục đích

7 Nguồn: http://www.kyoto-svvn.org/Upload/daimonji_anime.gif

8 Nguồn: http://www.kyoto-svvn.org/Upload/gozan04.jpg

9Nguồn: http:/ /www.kyoto-svvn.org/Upload/gozan03.jpg

duy trì sự đoàn kết, hòa hợp giữa hàng nông dân, thương gia và các tướng quân (Samurai). Về sau, nó dần dần bị ảnh hưởng của Phật giáo, bằng sự tin tưởng của dân chúng rằng, hằng năm vào dịp lễ Bon, các oan hồn của những người chết thường hay trở về, hầu mong gặp lại, và chung vui trong vài ngày với bà con, bạn bè của họ đang còn sống ở thế gian. Do đó, người dân Nhật thích tổ chức múa hát để đón rước, chào mừng khi các vong hồn đó trở về thăm gia đình.

Một phần của tài liệu Lễ hội obon nhật bản báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 39)