Câu thơ 5 tiếng

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát hình thức câu thơ việt nam (trên tư liệu thơ ca dân gian, thơ đường luật, thơ mới) (Trang 51 - 53)

“Chim đáy nớc/ cá lờ đờ lặn

2.3.3.Câu thơ 5 tiếng

Thể thơ năm tiếng vốn đã phổ biến trong thơ ca dân gian (lối hát dặm Nghệ Tĩnh ) và thơ Đờng luật.

Đến phong trào thơ mới một số nhà thơ đã sử dụng hình thức câu thơ này để sáng tác. Những bài thơ năm từ nh: Ông đồ của Vũ Đình Liên, Tình quê (Hàn Mạc Tử) Chùa Hơng (Nguyễn Nhợc Pháp), Tiếng thu của Lu Trọng L, Viễn khách của Xuân Diệu...là những bài thơ có giá trị.

Thơ năm từ trong thơ mới không cô đúc một cách gò bó nh ngũ ngôn Đờng luật, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý thiết tha hơn. Thanh điệu ở đây nhịp nhàng và lối ở đây nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiều vần bằng cũng nh cách sắp xếp hài hoà giữa tiết tấu và thanh điệu.

Lu Trọng L, trong bài Tiếng thu khi định gợi lên qua khung cảnh mùa thu một nỗi buồn man mác, đã phân chia khổ thơ một cách tự do theo kiểu mệnh đề nghi vấn, phù hợp với sự láy ý của điệu thơ, tạo cho bài thơ có một tính chất điệp khúc nội tại đặc sắc, bài thơ gồm ba khổ. Khổ 1: hai câu, khổ 2, ba câu, khổ 3, bốn câu.

Em không nghe mùa thu Dới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng ngời cô phụ?

Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô.

Bài thơ là một sự hài hoà mờ ảo của âm thanh, màu sắc, từ ngữ, của những cấu trúc sóng đôi, của kết cấu bài thơ, tất cả tạo thành một bản nhạc mơ hồ, rung động và bí ẩn nh một huyền thoại.

Hoặc có tác giả dùng nhịp thơ dồn dập, thắt lại, chuyển về một tình cảm, xoáy sâu vào một tâm trạng thiết tha.

Ví dụ:

Dầu ai không mong đợi Dầu ai không lắng nghe Tiếng buồn trong sơng đục . Tiếng buồn trong luỹ tre Dới trời thu man mác Bàn bạc khắp sơn khê Dầu ai trên bờ liễu Dầu ai dới cành lê...

(Gái quê - Hàn Mạc Tử) Vần thơ của thể 5 tiếng này cũng nhiều biến hoá linh hoạt chứ không gò bó nh câu thơ ngũ ngôn Đờng luật:

Vần liên tiếp theo lối tứ tuyệt.

Đêm hôm ấy em mừng

Mùi trầm hơng bay lừng

Em nằm nghe tiếng mõ. Rồi chim kêu trong rừng.

(Chùa hơng - Nguyễn Nhợc Pháp) Vần ôm nhau:

Giời hết một mùa đông

Gió bên thềm thổi mãi

Qua rồi mùa ân ái

Đàn sếu đã sang sông

(Một mùa đông - Lu Trọng L) Vần liên tiếp gieo từng cặp một.

Để mặc anh đau khổ ái ân giờ tận số Khép chặt đôi cánh song! Khép cả một tấm lòng. (Một mùa đông - Lu Trọng L Vần gián cách: Mây lạc hình xa xôi

Gió than niềm trách móc

Mây ôi và gió ôi! Chớ nên làm họ khóc.

(Viễn khách - Xuân Diệu) Nhịp điệu câu thơ cũng rất linh hoạt: có khi 3/2 có khi 2/3; có khi 3/1/1,... có khi trộn lẫn cả ba cách ngắt nhịp trên.

Ví dụ:

Sau núi oản/Gà/ Xôi. Bao nhiêu là/khỉ ngồi Tới núi/con voi phục Có đủ cả/đầu/đuôi ...

Đờng mây đá/cheo leo. Hoa đỏ/tím/vàng leo...

(Chùa hơng - Nguyễn Nhợc Pháp)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát hình thức câu thơ việt nam (trên tư liệu thơ ca dân gian, thơ đường luật, thơ mới) (Trang 51 - 53)