Hình ảnh làng quê xuất hiện nhiều trong văn học từ xa đến nay, từ ca dao đến văn học trung đại và đặc biệt trong phong trào Thơ mới, đề tài làng quê đợc các thi sĩ kế thừa và phát huy. Sự xuất hiện của hình ảnh làng quê hay khái quát hơn là khuynh hớng thơ ''chân quê'' trong trào lu thơ này là một hiện tợng tất yếu, hợp quy luật. Cũng nh trong nhiều lĩnh vực khác, khuynh hớng thơ ''chân quê'' là sản phẩm của xã hội giao thời, đó là sự tồn tại của những bài thơ tả cảnh đồng ruộng, làng xóm, quay về với truyền thống dân tộc bên cạnh những bài thơ viết về những đề tài mới lạ, với những thể loại tiếp thu từ phơng Tây và chịu ảnh hởng của nhiều trờng phái văn học khác nhau trên thế giới. Mặt khác xuất phát từ quan điểm thẩm mĩ của các nhà thơ, hầu hết họ đều đợc sinh ra và gắn bó với làng quê cho nên cảnh quê, ngời quê quá đỗi thân thiết trở thành máu thịt trong con ngời họ, đối với những nhà thơ này ca ngợi quê hơng, bảo vệ những giá trị truyền thống là vấn đề luôn đợc đặt lên hàng đầu. Làng quê Bắc Bộ với cây đa, mái đình, bến nớc, đêm trăng, mù ma lũ, bãi dâu, cổng làng, hội hè, đình đám…
đợc miêu tả rất chân thực nhng dạt dào cảm xúc qua những trang thơ Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Nhợc Pháp, Bàng Bá Lân, Trần Huyền Trân sự…
xuất hiện của khuynh hớng thơ ''chân quê'' chứng tỏ thơ mới vẫn luôn tìm cách gắn với truyền thống và không bay ra khỏi quỹ đạo của tình yêu quê hơng đất n- ớc.
Trong khuynh hớng thơ ''chân quê'' Anh Thơ là nhà thơ nữ có vị trí quan trọng, tập thơ "Bức tranh quê" của bà có nhiều đóng góp. Hình ảnh làng quê trong thơ Anh Thơ vừa có những nét chung giống với các nhà thơ khác vừa mang những nét độc đáo riêng, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ. Cũng viết về không gian làng quê với chợ quê, tết quê, hội quê, dòng sông, con đò, mái đình, ngôi chùa nh… ng với óc quan sát tinh tờng, khắc hoạ tỉ mĩ với ngòi bút tả chân quê sắc sảo, cảnh vật trong thơ Anh Thơ hiện lên một cách chân thực, giản dị, khách quan, ta hầu nh không thấy bóng dáng của cái Tôi tác giả. Đọc tác phẩm ngời đọc có cảm giác nh đang đợc chứng kiến trực tiếp bức tranh quê ấy. Tuy tả cảnh với ngòi bút lạnh lùng, khách quan nhng đằng sau những cảnh vật ấy là tấm lòng yêu mến tự hào của nhà thơ. "Bức tranh quê " đợc miêu tả theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, theo các thời khắc trong ngày và cảm nhận thời gian ở đây mang dấu ấn ca dao, đó là thời gian hiện tại, thời gian mà nhà thơ đang chứng kiến nó không mang tính cảm xúc. Thời gian trong thơ Anh Thơ đã
đợc không gian hoá. Yếu tố thời gian và không gian của ''Bức tranh quê" gắn bó mật thiết với nhau, thời gian là nền tảng để xây dựng không gian và ngời lại qua không gian ta có thể biết thời gian. Xuất hiện trong không gian, thời giân ấy là con ngời và cuộc sống chân quê góp phần làm cho "Bức tranh quê" đẹp hơn, đầy sức sống hơn. Con ngời quê với những phong tục tập quán tốt đẹp, với tinh thần lạc quan yêu cuộc sống, yêu lao động, sống hoà mình với thiên nhiên, yêu thơng đồng loại, với những trang phục giản dị: Yếm thắm, khăn mỏ quạ, áo nâu, quần chúc bâu đã để lại ấn t… ợng trong lòng ngời đọc về một làng quê Việt Nam truyền thống với những giá trị văn hoá tốt đẹp đáng đợc trân trọng, giữ gìn.
Tập thơ ''Bức tranh quê" là minh chứng chân thực cho lòng yêu quê hơng đất nớc và tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê của Anh Thơ. Tập thơ toát lên lòng tin yêu cuộc sống với những vần thơ rất đỗi tự nhiên, gần gũi với ngời dân lao động, nhà thơ đã tái hiện lại trong thơ hình ảnh làng quê Việt Nam ở mọi khía cạnh cuộc sống, lu giữ lại trong lòng mọi ngời những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Nhờ vậy Anh Thơ đã có đóng góp lớn vào nền thơ ca nớc nhà và có chỗ đứng vững chắc trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).