KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ, mức phân đạm bón đến tăng trưởng, năng suất giống vừng đen hương sơn, vừng vàng diễn châu và dòng vừng NV10 trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 95 - 97)

- Theo dõi thường xuyên các công thức thí nghiệm và xác định tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ sâu hại của các giống dưới các mức phân bón đạm khác nhau.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Kết luận

1. Kết quả đánh giá bước đầu dòng vừng NV10 so với các giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu trên nền đất cát pha dưới các mức phân bón đạm và mật độ khác nhau tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho thấy:

Về chiều cao cây: Chiều cao cây đạt tối đa ở giống vừng đen Hương Sơn khi bón 30 kg N/ha, dòng vừng NV10 bón 60 kg N/ha và vừng vàng Diễn Châu bón 90 kg N/ha. Chiều cao cây của 3 giống vừng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê dưới 3 mật độ trồng.

Về số nhánh/cây: Dòng vừng NV10 hầu như không phân nhánh, 2 giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu có số nhánh/cây cao nhất ở mật độ M1 (35 x 10 cm) và 2 mức đạm tương ứng là 60 kg N/ha (vừng đen Hương Sơn), 90 kg N/ha (vừng vàng Diễn Châu).

Số lá/cây ở cả 3 dòng giống vừng đạt tối đa ở mật độ M2 (25 x 10 cm), ở mức đạm 30 kg N/ha đối với giống vừng đen Hương sơn và dòng vừng đen NV10, mức bón 90 kg N/ha đối với vừng vàng Diễn Châu.

Đường kính thân của các giống vừng đạt tối đa trong điều kiện không bón đạm (vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng đen NV10) hoặc bón một lượng hạt chế khoảng 30 kg/ha (giống vừng đen Hương Sơn). Khi trồng ở mật độ M2 (25 x 10 cm) các dòng, giống vừng thí nghiệm có đường kính thân đạt cao nhất.

Độ cao đóng quả thấp nhất ở giống vừng đen Hương Sơn khi không bón đạm, ở dòng NV10 và vừng vàng Diễn Châu là khi bón 90 kg N/ha. Mật độ trồng không ảnh hưởng đến chiều cao đóng quả của các dòng/giống vừng nghiên cứu.

2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất vừng chịu ảnh hưởng ở mức có ý nghĩa thống kê bởi 4 mức phân đạm là 0, 30, 60, 90 kg N/ha và 3 mật độ trồng M1, M2, M3 tương ứng với khoảng cách 35 x10 cm, 25 x 10 cm và 15 x10 cm.

Để đạt số quả/cây cao nhất nên áp dụng mức 60 kg N/ha, mật độ M1 (35 x1 10 cm) cho giống vừng đen Hương sơn và vừng vàng Diễn Châu, 30 kg N/ha, mật độ M2 (25 x10 cm) cho dòng vừng NV10.

Khối lượng 1000 hạt của giống vừng đen Hương Sơn đạt cao nhất khi bón 30 kg N/ha và ở mật độ M3. Việc bón đạm không ảnh hưởng nhiều đến khối lượng 1000 hạt của hai giống vừng (vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng đen NV10), chỉ tiêu này

chỉ chịu ảnh hưởng của mật độ trồng, khối lượng 1000 hạt cao nhất đạt được khi trồng ở mật độ M3 và M2.

Năng suất cá thể đạt cao nhất ở cả 3 dòng, giống vừng khi trồng ở mật độ M2 (25 x 10 cm), ở mức bón 30 kg N/ha cho giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu, mức bón 60 kg N/ha cho dòng NV10.

Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết đều đạt cao nhất khi trồng ở mật độ M3 (15 x 10 cm), ở mức bón 30 kg N/ha đối với giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu, mức bón 60 kg N/ha đối với dòng NV10.

3. Hàm lượng lipít và prôtêin của 3 dòng, giống vừng cũng chịu ảnh hưởng ở mức ý nghĩa thống kê bởi 4 mức phân đạm và 3 mật độ trồng áp dụng.

Đối với giống vừng đen Hương Sơn, hàm lượng lipít đạt cao nhất khi bón 30 kg N/ha hay khi trồng ở mật độ M3 (15 x 10 cm). Hàm lượng prôtêin cao nhất ở mức phân đạm 60 kg N/ha, mật độ M1 (35 x10 cm)

Đối với dòng NV10, hàm lượng lipít cao nhất ở công thức đối chứng, và ở mật độ M2 (25 x 10 cm). Hàm lượng prôtêin cao nhất khi bón 60 kg N/ha hay khi trồng ở mật độ M1 (35 x 10 cm).

Vừng vàng Diễn Châu đạt hàm lượng lipít và prôtêin cao nhất ở mức bón 90 kg N/ha và 2 mật độ trồng tương ứng là M1 (35 x10 cm), M2 (25 x 10 cm).

Đề nghị

1. Dòng vừng đen NV10 có những đặc điểm về hình thái và nông học phù hợp với điều kiện canh tác trên đất cát pha và có những đặc tính tốt gần giống với mô hình cây vừng lý tưởng được đưa ra bởi Ashri (1998). Với năng suất thực thu cao nhất đạt 15,36 tạ/ha ở mức bón phân đạm 60 kg/ha cho thấy đây là dòng có nhiều triển vọng và có thể phát triển thành giống mới. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của đạm và kali, lân, kali và các biện pháp kỹ thuật để tìm ra mức phân tối ưu đối với dòng vừng NV10 nhằm khuyến cáo cho bà con nông dân trồng dòng vừng mới này.

2. Giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu là những giống địa phương có khả năng thích nghi tốt với điều kiện gieo trồng cũng như thổ nhưỡng, thời tiết của vùng, đồng thời đây là những giống có hàm lượng lipít và prôtêin trong hạt tương đối cao. Cần có những biện pháp nhằm gìn giữ và phát triển hơn nữa các giống vừng này tại địa phương cũng như có các biện pháp chọn, tạo giống để có thể

kết hợp các đặc tính quý của 2 giống này với các giống vừng có năng suất cao hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ, mức phân đạm bón đến tăng trưởng, năng suất giống vừng đen hương sơn, vừng vàng diễn châu và dòng vừng NV10 trên đất cát pha huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 95 - 97)