- Theo dõi thường xuyên các công thức thí nghiệm và xác định tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ sâu hại của các giống dưới các mức phân bón đạm khác nhau.
3.2.1.3. Số lá trên cây của các dòng,giốngvừng
Số lá/cây là một chỉ tiêu hình thái phân biệt giữa các giống vừng. Ngay bản thân mỗi dòng, giống vừng, ngoài sự khác nhau về số lá/cây còn có sự khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và sự phân tầng của lá.
Bộ lá quyết định đến hiệu suất sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cho cây trồng thể hiện ở kích thước lá, góc lá, sự phân tầng, tuổi thọ bộ lá... Đối với cây trồng nói chung, đạm là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến bộ lá, qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng quang năng trong quang hợp.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm khác nhau đến số lá của giống vừng đen Hương Sơn, vừng vàng Diễn Châu và dòng vừng NV10 được thể hiện ở bảng 3.2, 3.5 và hình 3.3.
Bảng 3.5. Sự ảnh hưởng tương tác của đạm và giống đến số lá/cây các dòng, giống vừng
(Đơn vị tính: lá) Giống Mức đạm ĐHS NV10 VDC 0 33,97ª 40,93cd 35,93ab 30 40,87cd 49,30e 38,50abc 60 42,60cd 49,73e 40,13 bcd 90 43,77d 51,13e 43,63d
Ghi chú: Các giá trị có cùng chữ cái mũ không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác các công thức theo DUNCAN).
Hình 3.3. Số lá/cây của 3 dòng, giống vừng ở các mức đạm khác nhau Kết quả cho thấy trong các dòng, giống vừng nghiên cứu, dòng vừng NV10 có số lá/cây cao nhất, tiếp đến là giống vừng đen Hương Sơn và có số lá/cây thấp nhất là giống vừng vàng Diễn Châu. Cả 3 dòng, giống vừng đều có số lá cao nhất ở mức đạm 90 kg N/ha và thấp nhất ở mức 0 kg N/ha. Điều này chứng tỏ các mức phân đạm khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến số lá/cây. Có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 giữa các mức phân đạm đến số lá/cây của các dòng, giống vừng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của H.E. Shehu và cs., 2009 [39].
Sự khác nhau về số lượng lá/cây của các dòng giống vừng có tương quan tới chiều cao cây, sự phân nhánh và cấu trúc bộ lá vừng. Đối với dòng vừng NV10, mặc dù không có sự phân nhánh nhưng lại có chiều cao cây lớn (từ 95,86 – 112,27 cm) và có bộ lá phân thành 3 tầng rõ rệt. Lá ở tầng dưới cùng có kích thước lớn nhất, không xẻ thùy, lá ở tầng
Giống 35.0 DHS 37.5 VDC 40.0 42.5 45.0 s.e.d. 47.5 NV10 50.0 s.e.d. Phan_bon N2 Phan_bon N3 Phan_bon N4 Phan_bon N1 Lá/cây Giống
giữa có chiều rộng hẹp hơn lá tầng dưới và có xẻ thùy, và tầng trên là những lá nhỏ, dài, không xẻ thùy. Cấu trúc bộ lá thành 3 tầng như vậy giúp cho ánh sáng có thể xuyên xuống các tầng lá phía dưới nhiều hơn. Giống vừng đen Hương Sơn và vừng vàng Diễn Châu có số nhánh nhiều, tuy nhiên chiều cao cây lại thấp hơn dòng vừng NV10 dẫn đến số lá/cây thấp hơn.
Sự tương tác giữa đạm và giống ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến số lá/cây của các dòng, giống vừng. Có số lá thấp nhất là giống vừng đen Hương Sơn khi bón ở mức 0 kg N/ha (33,97 lá) và cao nhất là ở dòng vừng NV10 khi bón ở mức 90 kg N/ha (51,13 lá). Ở giống vừng đen Hương Sơn và dòng NV10, ảnh hưởng của các mức bón 30, 60, 90 kg N/ha đến số lá/cây là không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng lại sai khác có ý nghĩa so với số lá/cây ở mức bón 0 kg N/ha. Ở giống vừng vàng Diễn Châu, ảnh hưởng của mức bón 30 và 90 kg N/ha đến số lá/cây là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, để đạt số lá/cây cao nhất nên áp dụng mức bón 90 kg N/ha cho cả 3 dòng, giống vừng, nhưng để đảm bảo hiệu quả kinh tế nên áp dụng mức bón 30 kg N/ha cho giống vừng đen Hương Sơn và dòng NV10, 60 Kg N/ha cho giống vừng vàng Diễn Châu.