HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 27 -CKTKN (Trang 47 - 54)

II. Đồ dùng dạy – học:

b.HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ

TÌM HIỂU BÀI:

* LUYỆN ĐỌC:

-Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc).

-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài như : tuồng như , khản đặc , náu , bối rối , kính cẩn .

-Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng ở các cụm từ .

+ YC HS luyện đọc theo cặp . - Gọi 2 HS đọc cả bài .

-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:

* Đọc diễn cảm cả bài theo đúng diễn biến trong truyện :

- Đoạn 1 : gồm 2 câu đầu đọc với giọng khoan thai , từ câu 3 chuyển giọng đọc hồi hộp , tò mò .

- Đoạn 2 và 3 ( sẻ già bé nhỏ đối đầu với cho săn ) - giọng đọc hồi hộp căng thẳng nhấn giọng các từ ngữ gợi tả hình ảnh sẻ già gan góc , lao xuống cứu con bất chấp hiểm nguy :

lao xuống , dựng ngược , rít lên , tuyệt vọng , thảm thiết , lao đến , phủ kín ,

-Quan sát .

- Bức tranh vẽ hình ảnh một con chó săn đang lao vào tấn công một con chim sẻ con và gặp sự liều lĩnh , dũng cảm chống trả quyết liệt của một con chim sẻ mẹ , phía sau có một người đang đứng nhìn . + Lắng nghe.

-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: +Đoạn 1: Tôi đi dọc lối vào vườn ... đến rơi từ trên tổ xuống .

+Đoạn 2 : Con chó chậm rãi lại gần … đến đầy răng của con chó .

+Đoạn 3 : Sẻ già lao đến cứu con ... đến cuốn nó xuống đất .

+Đoạn 4 : Con chó của tôi dừng lại và lùi ... đến lòng đầy thán phục .

+Đoạn 5 : Đoạn còn lại .

+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng . + Luyện đọc theo cặp . - 2 HS đọc cả bài . + Lắng nghe .

hung dữ , khản đặc , khổng lồ , hi sinh , cuốn nó , .. .

- Đoạn 4 và 5 ( sự ngưỡng mộ của tác giả trước hành động của sẻ già ) đọc chậm rãi, thán phục , nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bối rối của chó săn , sự thán phục của con người : lùi bối rối , đầy thán phục , kính cẩn nghiêng mình , bé bỏng , dũng cảm , tình yêu .

* TÌM HIỂU BÀI:

-Yêu cầu HS đọc đoạn1 trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Trên đường đi con chó thấy gì ? Nó định làm gì ?

+Đoạn 1 cho em biết điều gì?

-Ghi ý chính đoạn 1 .

-Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con con chó dừng lại và lùi ?

+ Em hiểu "khản đặc " có nghĩa là gì ?

+ Đoạn này có nội dung chính là gì? -Ghi ý chính của đoạn 2 . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Yêu cầu 1 HS đoạn 3 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào ?

+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?

-Ghi ý chính của đoạn 3 .

-Yêu cầu 1 HS đoạn 4 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu

" Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất " là sức mạnh gì ?

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Trên đường đi , con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống . Nó chậm rãi tiến lại gần con sẻ non .

+ Nói về con chó gặp con sẻ non rơi từ trên tổ xuống .

- 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.

+ Đột ngột một con sẻ già lao từ trên cây xuống đất cứu con . Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại ) .

+ Khản đặc ý nói giọng bị khàn không nghe rõ .

- Nói lên hành động dũng cảm của sẻ già cứu trẻ non .

-2 HS nhắc lại.

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.

- Con sẻ mẹ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó : lông dựng ngược , miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết ; nhảy lại hai , ba bước về phía cái mỏm há rộng đầy răng của con chó ; lao đến cứu con , lấy thân mình phủ kín sẻ con .. .

- Miêu tả hình ảnh dũng cảm quyết liệt cứu con của sẻ già .

- HS nhắc lại .

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp .

+ Tiếp nối nhau phát biểu :

- Đó là sức mạnh của tình mẹ con dù nguy hiểm nó vẫn lao xuống vì thương con .

- Đó là một sức mạnh tự nhiên khi sẻ già thấy con mình bị nguy hiểm đã lao xuống cứu con

- Sức mạnh xuất phát từ lòng thương con khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con .

-Yêu cầu 1 HS đoạn 5 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Vì sao tác giả lại bày tỏ lòng kính phục của mình đối với con chim sẻ bé nhỏ ?

-Ý nghĩa của bài này nói lên điều gì?

-Ghi ý chính của bài.

* Đọc diễn cảm:

-Gọi 5HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của câu truyện . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.

-Giới thiệu các câu cần luyện đọc diễn cảm .

Bỗng / từ trên cây cao gần đó , một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó . Lông sẻ già dựng ngược , miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết . nó nhảy hai , ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó .

Sẻ già lao đến cứu con , lấy thân mình phủ kín sẻ con . Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc . Trước mắt nó con chó như con quỷ khổng lồ . Nó sẽ hi sinh . Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất .

-Yêu cầu HS đọc từng đoạn .

-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm bài văn .

-Nhận xét và cho điểm từng HS .

3. Củng cố – dặn dò:

-Hỏi: Bài văn này cho chúng ta biết điều gì?

-Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài.

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp .

- Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng khiến cho con người phải cảm phục .

-Ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu con của sẻ già .

- 2 HS nhắc lại .

-5 HS tiếp nối nhau đọc theo hình thức phân vai .

-Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)

-HS luyện đọc trong nhóm 2 HS .

+ Lắng nghe .

+ Tiếp nối thi đọc từng đoạn theo hình thức tiếp nối .

-2 đến 3 HS thi đọc đọc diễn cảm cả bài . + HS cả lớp . KHOA HỌC NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG I/ Mục tiêu:

Giúp HS :

- Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có như cầu về nhiệt khác nhau . . + Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất .

- Biết một số cách để chống nóng , chống rét cho người , động vật , thực vật . II/ Đồ dùng dạy- học:

+ Tranh minh hoạ trang 108 , 109 SGK

-Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo . - Phiếu câu hỏi cho các nhóm HS .

- 4 tấm thẻ có ghi A , B , C , D . III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết ?

- Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt ? Cho ví dụ ?

- Tại sao chúng ta phải tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt ? Nêu một số việc làm thiwts thực để tiết kiệm nguồn nhiệt ?

-GV nhận xét và cho điểm HS.

+ Thu phiếu bài tập hôm trước đã giao về nhà

Hỏi : Muốn biết vật nào đó nóng hay lạnh ta làm gì ?

* Giới thiệu bài:

- Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người và Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận của tạo hoá , là nguồn nhiệt quan trọng nhất , không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên Trái Đất . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó .

* Hoạt động 1:

TRÒ CHƠI : CUỘC THI " HÀNH TRÌNH VĂN HOÁ "

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS kê bàn ghế để cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng .

- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm . - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm suy nghĩ và trả lời .

- Yêu cầu 1 HS đọc to lần lượt từng câu

-HS trả lời.

-Muốn biết vật nào đó nóng hay lạnh ta có thể dùng tay để sờ hoặc dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật đó .

-HS lắng nghe.

+ Lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi . + HS thực hành thảo luận theo nhóm thống nhất và đưa tấm bảng có ghi sẵn các chữ .

- 1 HS đọc câu hỏi :

- Hỏi : - Bạn hãy kể tên 3 loại cây , con vật sống được ở xứ lạnh .

hỏi .

- Các đội có nhiệm vụ đưa ra ý A, B , C, D

- Yêu cầu giải thích ngắn gọn tại sao lại chọn ý đó .

- Mỗi câu trả lời đúng cho 5 điểm trả lời sai bị trừ 1 điểm .

a/ - Cây xương rồng , cây thông , hoa tu - líp .Con gấu Bắc Cực , Hải âu , cừu b/ - Cây bạch dương , cây thông , cây bạch đàn .Con chim én , Chim cánh cụt , Gấu trúc

c / - Cây bạch dương , cây thông , hoa tu - líp Con gấu Bắc Cực , chim cánh cụt , cừu

- Hỏi : - Bạn hãy kể tên 3 loại cây , con vật sống được ở xứ nóng ?

a/ - Cây xương rồng , cây thông , phi lao .Con lạc đà , lợn , voi .

b/ - Cây cỏ tranh , cây thông , cây phi lao Con cáo , voi , lạc đà

c / - Cây bạch đàn , cây thông , cây bạch dương . Con cáo , chó sói , lạc đà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỏi : - Em chọn ý nào cho ý sau : Thực vật phong phú , phát triển xanh tốt quanh năm đang sống ở vùng có khí hậu :

a) Sa mạc b) Nhiệt đới c) Ôn đới d) Hàn đới . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Thực vật phong phú nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu :

a) Sa mạc b) Nhiệt đới c) Ôn đới d) Hàn đới . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Vùng có nhiều động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu :

a) Sa mạc b) Nhiệt đới c) Ôn đới d) Hàn đới . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Vùng có ít động vật và thực vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu :

a) Sa mạc và ôn đới . b) Sa mạc và nhiệt đới.

c) Hàn đới và Ôn đới . d) Sa mạc và Hàn đới

- Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ :

a) 00C b) Trên 00C c) Dưới 00C d) Dưới 100C . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Một số động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ :

+ Ban giám khảo tổng kết điểm , công bố đội chiến thắng .

- GV khen ngợi nhóm có số điểm cao nhất .

* Hoạt động 2:

VAI TRÒ CỦA NHIỆT ĐỐI VỚI SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT .

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm đôi .

- GV Hỏi :

+Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trái Đất không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời sưởi ấm ?

+ GV kết luận : Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm , gió sẽ ngừng thổi . Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá . Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng , không có mưa . Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết không có sự sống . * Hoạt động 3: CÁCH CHỐNG NÓNG , CHỐNG RÉT CHO NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT , THỰC VẬT .

- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm - Yêu cầu HS chia thành 6 nhóm . Cứ 2 nhóm thảo luận 1 nội dung .

- Nêu cách chống nóng chống rét cho :

+ Người .

c) Âm 2 00C d) Âm 400C . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật , thực vật :

a) Sự lớn lên b) Sự sinh sản. c) Sự phân bố . d) Tất cả các hoạt động trên

- Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Mối loại động vật , thực vật có nhu cầu về nhiệt :

a) Giống nhau. b) Khác nhau . - Hỏi : - Bạn chọn ý nào cho ý sau : Sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp cho con người động , thực vật phải :

a) Tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể . b) Có những biện pháp nhân tạo để khắc phục

c) Cả 2 biện pháp trên . - Bình chọn nhóm thắng cuộc .

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận , ghi các ý kiến đã thống nhất vào giấy .

+ Tiếp nối các nhóm trình bày :

- Nếu Trái Đất không đưị¬c Mặt Trời sưởi ấm thì :

+ Gió sẽ ngừng thổi .

+Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng.

+ Không có mưa . + Không có sự sống .

+ Lắng nghe .

+ Động vật . + Thực vật .

+ Yêu cầu HS các nhóm tiếp nối nhau báo cáo .

+ Nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt

3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : + Hỏi

+Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trái Đất không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời sưởi ấm ?

-GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau .

-Học thuộc mục bạn cần biết trong SGK .

+ Tiến hành thảo luận và ghi vào phiếu . + Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu nhóm bạn .

+ Thực hiện theo yêu cầu .

-HS cả lớp .

Kĩ thuật :

LẮP XE NÔI (2 tiết ) I/ Mục tiêu:

-HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.

-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.

II/ Đồ dùng dạy- học: -Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.

-Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III/ Hoạt động dạy- học:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.

3.Dạy bài mới:

a)Giới thiệu bài: Lắp xe nôi và nêu mục tiêu bài học.

b)Hướng dẫn cách làm:

* Hoạt động 1:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 27 -CKTKN (Trang 47 - 54)