6. Bố cục của luận văn
2.1.3. Chăn nuô i
Chăn nuôi , đây cũng là một trong những loại hình kinh tế đóng vai trò quan trong trong đời sống kinh tế của đồng bào ngời Thổ, với địa hình đồi núi bán sơn địa, thuận lợi cho việc chăn nuôi rất nhiều loại gia súc gia cầm.
Từ 1975 - 1995. chăn nuôi đối với đồng bào thì chỉ mang lợi ích phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của các gia đình. Mang tính chất manh mún bởi vì nguồn vốn cho chăn nuối đối với đồng không có cho nên không có khả năng nhân rộng vật nuôi. Và việc chăn nuôi đồng bào chỉ dựa vào thiên nhiên vì vật nuôi của mọi gia đình chỉ thả rông không có chuồng trại nếu có thì chỉ tạm bợ, nên đàn vật nuôi của đồng bào không đủ sức chống chọi với dịch bệnh, nên hiệu quả kinh tế không cao nên không đợc đồng bào chú trọng.
Ngoài ra, nguồn thức ăn cho vật nuôi cũng là một vẫn đề của đồng bào. Trong khi những năm 1975- 1980 nguồn thức ăn cho trâu bò thì dựa vào thiên nhiên và nguồn thức ăn này đối với đồng bào thì rất rẵn, còn nguồn lơng thực thực phẩm phục vụ cho gia đình không đủ thì việc cung ứng nguồn thức ăn cho gia cầm là điều không thể. Cho nên nó hạn chế rất nhiều trong việc chăn nuôi trong những năm trớc 1995.
Từ năm 1995 -2007 thì việc chăn nuôi đã trở thành nguồn thu nhập lớn của đồng bào đứng thứ hai sau trồng trọt, bởi vì nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng khi cuộc sống của đồng bào ngày càng thay đổi. Việc chăn nuôi ngày càng đợc chú trọng trong nhân dân, còn đối với chính quyền cấp huyện, xã đã tạo điều kiện, tổ chức nhiều lớp học về kỹ thuật chăn nuôi cho đồng bào và cho đồng bào tham quan một số mô hình kinh tế chăn nuôi giỏi ở trong huyện và ở một huyện lân cận để đồng bào học hỏi kinh nghiêm chăn nuôi, để chuyển đổi hoặc nhân rộng mô hình
kinh tế chăn nuôi. Đặc biệt đồng bào đã tự chủ đợc nguồn vỗn trông chăn nuôi bên canh đồng bào còn đợc hỗ trợ vỗn từ quỹ tín dụng của chính quyền cấp xã hơn 80% đồng bào đợc hỗ trợ vỗn chăn nuôi. Nguồn thức ăn của gia súc gia cầm cũng đợc đồng bào chuẩn bị chu đáo để cung ứng cho đàn vật nuôi, cụ thể chúng ta có thể thấy ở xóm Bục xã Nghĩa Phúc đồng bào đã trồng đợc hơn 273 ha cỏ voi phục vụ cho trâu bò, bình quân một nhà từ 500m2 - 1ha cỏ voi.
Chuồng trại đợc xây dựng kiên cố, khoa học đợc đặt cách xa gia đình, hợp vệ sinh. Công tác vệ sinh chuồng trại đợc chú trọng, tránh đợc bệnh dịch cho vật nuôi, vật nuôi đủ sức chống chọi với mọi dịch bệnh. Hàng năm vật nuôi đợc cán bộ thú y tiêm phòng đến hơn 65,2%.
Nhìn chung trong chăn nuôi đồng bào bắt đầu có sự chuyển biến trong ph- ơng thức cũng nh trong cách nhìn nhận về chăn nuôi. Và hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi đã giúp cho đồng bào ngày càng chú trọng, chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập thứ hai cho đồng bào.