Ngời đa tình trong đời và trong thơ văn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cá tính con người tản đà trong thơ văn ông (Trang 32 - 38)

Nói đến Tản Đà không thể không nhắc đến nét cá tính này. "Đa tình" là một trong ba đặc trng cơ bản nhất cấu thành bản ngã có tự hiệu Tản Đà. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Thiếu Sơn trong"Phê bình và cảo luận" (1933) đã khẳng định: "Cái đặc sắc trong con ngời tiên sinh là cái "tình", cái tình nặng, cái tình sâu, cái tình mộng huyễn, cái tình nên thơ, cái tình cùng với nớc non cây cỏ mà dung hoà hoạ vận, cái tình cùng với thế đạo nhân tâm mà nên giọng chua cay".

Nh thế "đa tình" không có nghĩa chỉ thiên về tình cảm yêu đơng mà nó còn bao gồm cả tình yêu đất nớc, tình yêu giống nòi, tình yêu thơng, sẻ chia, đồng cảm với mọi nỗi bất hạnh của con ngời trong đời sống. Chính bởi vậy ngời "đa tình" thờng đa cảm, dễ xúc động, "đa tình" nên phong tình, "đa tình" nên đa đoan. Ngời xa có câu "Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ" (Một mảnh tài tình vẫn luôn là cái vị của muôn đời) cũng là vì nh vậy.

Tản Đà xem đa tình nh một phẩm chất, một nét tính cách, một đặc trng trong con ngời ông. Nhà thơ tự xng mình là cái giống đa tình, thuộc loài tình chủng:

"Ngời đâu cũng giống đa tình Tởng là ai lại là mình với ta".

(Nói chuyện với ảnh)

Ông tự trào một cách hóm hỉnh vừa nh một lời tự trách, tự răn mình: "Cái giống yêu hoa cũng lạ đời

Mắt xanh cha lọt đã mê tơi Chim trời cá nớc duyên ai đó Vía dại hồn khôn dễ chết chơi"

Thế nhng ngay sau đó nhà thơ lại tha thứ ngay, bởi lẽ xa nay những ngời đã chót mang lấy cái gánh tài tình thì cũng đã vận vào mình cái cốt cách hào hoa đa tình của ngời nghệ sĩ. Cho nên:

"Cái mê vô ích là mê dại

Mê dại, mà mê mải chẳng thôi"

(Cái giống yêu hoa).

Lời tự phê , tự trách ấy bỗng chốc lại hoá ra một lời khẳng định: đã thuộc vào gen di truyền ngấm trong máu thịt thì làm sao dứt bỏ đợc, âu đó cũng là cái nghiệp, cái mệnh, cái số đào hoa mà tạo hoá đã dành sẵn cho Tản Đà.

Hiếm có một nhà thơ nào lại sống thật với mình trong thơ văn nh Tản Đà. Ông không dấu giếm một điều gì. Những rung động của tình cảm dù mãnh liệt hay mơ hồ mỗi khi đặt lên trang văn đều chân thực và xúc động. Tản Đà thành thực trong từng câu thơ, từng ý thơ, ông viết cái ông nghĩ, cái ông cảm đợc, ông diễn tả một cách hồn nhiên, vô t bằng một giọng thơ "dịu dàng" "trong trẻo" "nhẹ nhỏm", và duyên dáng lạ lùng. Nên ngay cả khi nhà thơ nhận mình là "ngông", là một "trích tiên", là "đa tình" chăng nữa, ngời đọc vẫn giành cho ông một tình cảm trìu mến. Cũng vì vậy không mấy ai ngạc nhiên khi nhận ra trong thơ Tản Đà cái cảm hứng phong tình trở thành một trong những phơng diện đặc trng của phong cách nhà thơ. Tản Đà thực thà đa vào tác phẩm mình những cảm xúc, những rung động của con tim. Cái "Tôi" trữ tình lãng mạn ấy cứ tự

nhiên và bình thản giãi bày những say đắm, hạnh phúc, đau khổ, chờ mong, t- ơng t, sầu não… của tâm hồn vào thơ văn nh đang giải bày với chính lòng mình.

Đến Tản Đà, khát vọng yêu đơng và tình yêu đôi lứa mới hiện lên với đầy đủ những cung bậc của sắc thái tình cảm."Tình yêu của Tản Đà đó là một thứ tình yêu rất đặc biệt, nó là thứ tình yêu đậm đà, lai láng, không bờ, không bến, có sức tràn lan, cần phải san sẻ" (Vũ Ngọc Phan). Tâm hồn đa cảm,phong tình của nhà thơ dễ rung động, dễ yêu thơng. Bất cứ một bóng hình nào lọt vào thế giới tình cảm mông lung của ông mà để lại trong nhà thơ chút kỷ niệm êm đềm ấm áp đều có thể trở thành đối tợng để nhà thơ yêu thơng , mong ngóng. Không cần phải đọc suốt bài thơ, chỉ cần nhìn qua đề bài cũng đủ nhận thấy ông nhiều thơng, dễ nhớ, dễ xúc cảm: ông cảm kích tấm lòng của ngời tặng"Rau sắn chùa Hơng", ông "Nhớ bạn Hà Nội", "Nhớ độc giả Nam Kỳ", "Nhớ bạn sông Th- ơng", ông nhớ những ngời quen biết và nhớ cả những ngời cha quen biết:

"Xa nhau xin hãy đợi chờ

Gần nhau rồi cũng sớm tra có ngày"

(Nhớ bạn Hà Nội).

Nhìn cuộc đời qua "lăng kính phong tình ân ái", do vậy màu sắc ái ân in màu lên tất cả: một cô hàng cau, một ngời đánh cá, một cô gái hái dâu, một ng- ời mua rợu, một khách qua đờng… tất thảy trong con mắt nhà thơ đều nh đang sống trong sự khao khát yêu đơng, trong sự chờ đợi, đều mời mọc, đều trách móc tình tứ, đều làm nảy lên những ý nghĩ vẩn vơ:

"Muốn nói chuyện chơi, không có chuyện Kìa đàn con sáo nó sang sông"

(Ghẹo ngời vu vơ)

Có thể nói, Tản Đà là ngời suốt đời đi tìm tri kỉ. Nhng bi kịch ở chỗ ông nhiều thơng, dễ nhớ là vậy song những bài thơ tình tha thiết nhất lại hết sức mơ hồ bí ẩn. Đối tợng trong thơ ông cứ chung chung, không cụ thể. Ngời nhớ rất nhiều, thơng rất nhiều, chờ đợi mong ngóng bao ngày tháng nhng rút cuộc lại không biết đang nhớ ai, đang thơng ai, đang chờ đợi ai. Ông nhớ "chị hàng

cau", nhớ "cô chài cá", ông có cả chùm thơ tình gửi cho "ngời tình nhân quen biết", "ngời tình nhân không quen biết" mà bài nào cũng thật xúc động, tha thiết, chân thành; bài nào cũng đợc cất lên từ sâu thẳm của con tim cứ nh một tình yêu đã thực sự sâu nặng mà để cho thi nhân suốt cuộc đời khắc khoải, ngóng trông trong hoài vọng:

"Mình ai chiếc bóng đêm thâu

Nỗi riêng, riêng một mối sầu mình ai" (Th đa ngời tình nhân có quen biết) "Ngồi buồn lấy giấy viết chơi Viết bức th này gửi đến ai Non nớc xa khơi tình bỡ ngỡ Ai tri âm đó nhận mà coi"

(Th đa ngời tình nhân không quen biết)

Chờ đợi mãi mà chẳng thấy hồi âm, nhà thơ buông lời trách móc, nhng ngay cả lời trách móc cũng thật vu vơ: trách ai? biết ai đâu để trách? cho nên bài thơ cứ gieo vào lòng ngời đọc một nỗi niềm khắc khoải, nghèn ngẹn trong hồn thơ của thi nhân mà ngời tri kỷ trong trời đất này vẫn "vắng tăm hơi":

'Ngồi buồn ta lại viết th chơi Viết bức th này lại trách ai Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ Để ai luống những nhớ ai hoài"

(Th lại trách ngời tình nhân không quen biết)

Không tìm đợc bạn tri âm trong cõi thực, Tản Đà đi tìm trong cõi mơ . Ông dựng dậy cả một thế giới ngời đẹp để yêu. Cuộc viễn du bằng trí tởng tợng vòng quanh thế giới trong "Giấc mộng con I" ông đã gặp đợc Chu Kiều Oanh, một cô gái Việt Nam trên đất Pháp để trở thành bạn tri âm tri kỷ. Cuộc viễn du lần thứ hai trong "Giấc mộng con II" ông đã đợc hội ngộ với các giai nhân mà lạ thay họ đều là những ngời có trần thế đợc thành tiên: Tây Thi, Dơng Quý Phi,

Chiêu Quân… đợc mời dự tiệc "Bồng lai" mà "Dự tiệc có hơn trăm ngời" chỉ có mình nhà thơ là không phải mỹ nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cuộc tao ngộ này, Tản Đà đợc nghe tiếng đàn tì bà của Chiêu Quân, đợc chiêm ngỡng điệu múa của Dơng Quý Phi , đợc thởng thức tiếng hát của Tây Thi và quan trọng hơn là thi nhân đợc bày tỏ nỗi niềm sâu kín của tâm hồn mình:

"Non nớc tan tành Giọt luỵ tràn năm canh Đêm năm canh

Luỵ năm canh Nỗi niềm non nớc Đố ai quên cho đành"

Vậy là ngay trong cõi mộng, niềm vui của Tản Đà cũng không trọn vẹn, mộng mà vẫn thực, vui sao cứ buồn. Tản Đà đâu chỉ mang mình tâm sự riêng tây mà còn canh cánh một "nỗi niềm non nớc". Cho nên tiệc"Bồng lai" dẫu có hàng trăm mỹ nữ nhng "đều là nhng mĩ nhân mĩ nhân khi quốc phá quân vong" nghĩa là cùng chung với thi nhân cái cảnh ngộ làm dân vơng quốc.

Đau lòng trớc cảnh nớc mất nhà tan, thơ Tản Đà cứ dâng lên nỗi niềm xót xa ngao ngán. Tản Đà mợn lời của ngời quá khứ, mợn hồn của "khách giang hồ" mà ký thác vào đó khối tâm sự của một ngời có cái tâm lớn với nớc với đời:

"Đời cha duyên kiếp ai xanh mắt Khách chẳng công danh cũng bạc đầu Cảnh cũ đòi phen thay chủ mới

Đờng xa khinh nỗi suốt đêm thâu"

(Khách giang hồ)

Tản Đà đang mong muốn có thể bồi lại '"Bức d đồ rách" cho nớc non: Nọ bớc d đồ đứng thử coi

Biết bao lúc mới công vờn vẻ Sao đến bây giờ rách tả tơi.

(Vịnh bức địa đồ rách)

Nhng rồi cũng ý thức đến đau đớn sự bất lực của bản thân mình nên: "Đành chịu ngồi trong rách tả tơi"

(Địa đồ rách thứ ba)

Tinh thần yêu nớc của Tản Đà tuy còn mơ hồ bàng bạc,thiếu đi cái khí thế chiến đấu quyết liệt trong thơ văn yêu nớc của thời kỳ "Đông Du", "Đông kinh nghĩa thục", nhng bằng những vần thơ rất chân thành và xúc động của mình, Tản Đà cũng góp phần giúp ngời dân Việt Nam ý thức đợc sâu sắc cái thảm cảnh nô lệ, mất nớc rất cần thiết lúc bấy giờ:

"Trông mây nớc bốn bề lặng ngắt Ngắm non sông tám mặt sầu treo Đờng xa gánh nặng xế chiều

Cơn giông biển lớn mái chèo thuyền nan Nghĩ thân thế mềm gan lắm lúc

Nhìn giang sơn tóc bạc nh chơi…."

(Th lại trách ngời tình nhân không quen biết).

Tâm hồn dễ xúc động, dễ đồng cảm của thi nhân rất nhạy cảm với những bất hạnh của con ngời trong cuộc sống. Ông thơng những kiếp "hồng nhan bạc mệnh", "tài tử giai nhân" bắt gặp một nấm mồ vô chủ bên đờng cũng khiến ông chạnh lòng mà bùi ngùi bao nỗi niềm cảm xúc. Ông đã đặt ra biết bao câu hỏi về ngời xấu số nằm dới mộ kia:nào kẻ cung đao, khách hồng nhan bậc tài danh, kẻ văn chơng, mà ngời nào cũng cùng chung cái cảnh "tài cao phận thấp".

"Hay là thuở trớc kẻ văn chơng Chen hội công danh nhỡ lạc đờng Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hơng …"

Tản Đà cũng rất nhạy cảm với những đổi thay của thiên hạ tạo vật. Chỉ một đợt gió thu làm rơi chiếc lá vàng cũng làm thi nhân "thơ thẩn".

"Trận gió thu phong rụng lá hồng Lá bay tởng bắc lá sang đông Hồng bay mấy lá năm hồ hết Thơ thẩn ai kia vẫn đứng không"

(Gió thu)

Nhà thơ có rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân nhng bài nào cũng thấm đẫm tậm trạng. Ngời chờ mong xuân đến để bày tỏ nỗi lòng: nào "Ngày xuân nhớ xuân nhớ xuân" nào "Xuân tứ", "Tân xuân cảm", "Sầu xuân", "Ngày xuân t- ơng t"…. Dờng nh cứ mỗi mùa xuân qua đi, tâm trạng nhà thơ càng trĩu nặng nỗi niềm cô đơn ,bơ vơ, lạc lõng.

"Lạnh lùng bốn bể âm th vắng Muốn trách tri âm luống những hờ"

(Sầu xuân)

"Công danh hai chữ mùi men nhạt Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ"

(Ngày xuân thơ rợu).

Tản Đà đã đa vào văn chơng của ông những tình cảm chân thành sâu sắc. Chính tâm hồn phóng khoáng , rộng mở lại nhạy cảm, giàu tình yêu thơng ấy đã giúp Tản Đà sáng tác nên những vần thơ bất hủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cá tính con người tản đà trong thơ văn ông (Trang 32 - 38)