Nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cá tính con người tản đà trong thơ văn ông (Trang 53 - 58)

Hệ thống các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật trong văn chơng vô cùng đa dạng phong phú. Những nhà văn có bản lĩnh, có cá tính sẽ chọn cho mình một cách thể hiện riêng. Hồ Xuân Hơng với cá tính ngang tàng cùng biện tài vật dụng sáng tạo ngôn ngữ thuần Việt nên thờng hay sử dụng các tính từ mạnh nh: xanh leo lẻo, tối om om, đỏ lòm lòm… nhằm tạo sự đột phá về màu sắc trong không gian. Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát muốn thể hiện cái khí phách dọc ngang trời đất của mình nên thờng sử dụng các động từ mạnh : vẫy vùng, xẻ núi lấp sông… hoặc sử dụng các danh từ mang nghĩa bao quát, rộng lớn nh : giang sơn, trời đất, núi sông, vũ trụ …

- " Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc" . - " Giang sơn đành có cậy trông mình" - " Chí những mong xẻ núi lấp sông"

Đến Tản Đà, một đặc điểm rất độc đáo trong ngôn ngữ văn chơng của ông là : Tản Đà rất hay dùng đại từ để xng danh hoặc nêu đích danh tên mình:

- " Vùng đất Sơn Tây nảy một ông"

- "Vì ai cho tớ phải lênh đênh"

( Chơi Hoà Bình)

-" Ngời ta hơn tớ cái phong lu" - " Dạ, bẩm lạy Trời con xin tha Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở á Châu và Địa Cầu

Sông Đà núi Tả nớc Nam Việt …"

( Hầu trời)

Chính cách xng danh dứt khoát này đã khẳng định đợc cái t thế chủ động, tự tin của một cái tôi "ngông" độc đáo ở Tản Đà.

Một cảm nhận chung dễ thấy trong thơ Tản Đà thờng chủ yếu thiên về tâm trạng buồn. Ngay cả trong những lúc ngông, trong những cơn say vẫn ám ảnh đằng sau câu chữ cái mặc cảm lạc loài, cô đơn của một ngời suốt đời không tìm thấy ngời tri kỷ trong đời thực. Vì thế Tản Đà thờng dùng nhiều tính từ chỉ sắc thái cảm xúc: nhớ đằng đẵng, nhớ ra ngẩn vào ngơ, ngậm ngùi …Có thể nói trong văn thơ Tản Đà những từ ngữ nh : nhớ, thơng, trông mong, chờ đợi, sầu, t- ơng t…cứ lặp đi lặp lại với một mật độ dày đặc cùng với đại từ phiếm chỉ ai:

-" Ngồi buồn ta lại viết th chơi Viết bức th này gởi đến ai"

( Th trách ngời tình nhân không quen biết )

- " Cát đâu ai bốc tung trời

Sóng sông ai vỗ ? cây đồi ai rung"

(Hỏi gió)

- " Nào ai cố lý tha hơng Cảm thu ai có t lờng hỡi ai"

( Cảm thu, tiến thu)

Ngôn từ của Tản Đà rất gần gũi với ca dao : tuy mộc mạc giản dị nhng lại trong sáng, giàu cảm xúc và dễ đi vào hồn ngời. Tản Đà đa đến cho văn học Việt Nam " những vẫn thơ nhẹ nhàng, phất qua nh gió, những câu ca có duyên,

những đoạn phong dao mộc mạc …Ông có một giọng trôi chảy dễ dàng, lẫn với những mặn mà ý nghị, cái hài hớc của ông vừa bóng bẩy, vừa ngộ ngĩnh, điểm một thứ hóm nhè nhẹ, đặc biệt An Nam" ( Xuân Diệu - " công của thi sĩ Tản Đà .

Đọc phong dao của Tản Đà ta luôn bắt gặp cái tình tứ, cái duyên dáng của ca dao. Bằng sự am hiểu và thấm nhuần nghệ thuật thơ ca dân tộc, cùng với vốn kiến thức văn chơng bác học rất uyên thâm, Tản Đà đã làm cho thơ văn ông vừa có cái chất mộc mạc, duyên dáng của văn học dân gian vừa có cái tính đa nghĩa, sâu sắc của văn chơng bác học.

Trong những bài phong dao, Tản Đà sử dụng ngôn ngữ dân gian rất tài tình, không có một từ nào khó hiểu. Nó không còn cái thô mộc nh ca dao nữa, nhng nó vẫn giữ đợc nét hài hoà, cái hồn của ngời Việt dù đợc thể hiện bằng những thể loại của văn chơng bác học trau chuốt :

" Ngời ta có vợ có chồng Em nh con sáo trong lồng kêu mai

Má đào gìn giữ cho ai

Răng đen, đen quá cho hoài uổng công"

Chính vì nh vậy những vẫn thơ của Tản Đà cứ cất lên rồi nhẹ nhàng đi vào hồn ngời và ở lại bền lâu trong đó.

Tản Đà sử dụng ngôn từ không óng chuốt nhng rất dụng công và cẩn thận. Ông có thể cẩu thả, tuỳ tiện trong cuộc sống nhng lại rất thận trọng, chu đáo trong văn chơng, ngay cả đối với thơ dịch. Vì vậy những bài thơ của Tản Đà qua thời gian vẫn luôn tìm thấy bạn tri âm của mọi thế hệ độc giả.

3.3.2. Thể loại.

"Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm đợc hình thành tơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện về sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tợng đời sống đợc miêu tả và về tính chất của mối quan hệ, của nhà văn đối với các hiện tợng của đời sống ấy"

Sự lựa chọn của chủ thể sáng tạo về một thể loại văn học nào đó phù hợp với quá trình sáng tác của mình cũng chứng tỏ phong cách riêng biệt của nhà văn đó. Có nhà văn chỉ viết thành công ở một thể loại: Nam Cao thành công với truyện ngắn; Vũ Trọng Phụng thành công với tiểu thuyết và phóng sự; Nguyễn Tuân thành công với truyện ngắn và tuỳ bút…

Cá tính nhà văn cũng ảnh hởng và chi phối không nhỏ đến việc lựa chọn thể loại cho tác phẩm của ngời nghệ sĩ. Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú X- ơng vì cái ngông mà không thể chịu đợc sự ràng buộc khuôn phép trong thơ Đ- ờng luật của văn học trung đại, đã tìm đến với thể ca trù tự do nh một điều tất yếu. Nguyễn Tuân với cá "tôi " xê dịch giang hồ, đã chọn cho mình thể tuỳ bút phóng khoáng…

Tản Đà thử sức mình trên nhiều thể loại văn học : thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, các bài triết luận. ở thể nào cũng có những thành công nhất định.

Tản Đà sống phóng khoáng, ngông nghênh trong đời và trên trang văn, nên cũng không ngần ngại sử dụng các thể thơ có sẵn trong văn học trung đại theo ý muốn của mình. Nhà thơ đã cải tạo các thể thơ Đờng nh : Thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt …Tản Đà đã đa vào thơ Đờng sự sống đời thờng của con ngời với thứ ngôn ngữ quần chúng, Thơ Đờng giờ đây trong sáng tác của Tản Đà đã trở thành một thể loại văn học bình dân mang tính chất đại chúng.

Tản Đà sử dụng thơ Đờng thi để diễn tả mọi cung bậc tình cảm của mình, kể cả để : " Ghẹo ngời vu vơ", " Nhớ chị hàng cau", " Xem cô chài cá". Nhà thơ đa vào đó cái chất tinh nghịch, ỡm ờ, rất quen thuộc trong văn học dân gian. Thơ Đờng luật đến Tản Đà đã mất đi vẻ trang nghiêm đài các của một thể loại chỉ phù hợp với đời sống quý tộc cung đình để trở thành một thể loại văn học gần gũi, bình dân:

" Thầy đồ bến nọ khèo chân ngó Bác xã nhà đâu sốt ruột mong Cô cất lới lên bồng bỗng tếch

Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng !"

( Xem cô chài cá)

Những tình cảm riêng t, nhớ nhung, sầu muộn cũng đợc nhà thơ thể hiện rất thành công và xúc động trong các thể thơ Đờng :

" Quái lạ sao mình cứ nhớ nhau Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu Bốn phơng mây nớc ngời đôi ngả Hai chữ tơng t một gánh sầu"

( Tơng t)

Tản Đà còn sáng tạo ra một thể loại mới độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học. " Luận cô Kiều" là một tác phẩm thuộc thể loại phóng bút, tự do, không phải thơ cũng không phải văn xuôi:

" ới em Kiều ơi ! mời lăm năm trời!

Quan trải, tớng giặc trải, ba que xỏ lá trải, lái buôn, mờng mán trải, Bể trần chỉm nổi, kiếp hồng nhan nặng tội thế ru mà !"

( Luận cô Kiều)

Trong tất cả các thể loại văn học mà Tản Đà đã sử dụng, ông đặc biệt thành công ở các thể loại văn học dân tộc nh lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù, sẩm, từ khúc … nhất là thể loại lục bát và song thất lục bát. Đây là hai thể thơ dân tộc nên đã diễn tả rất thần tình tâm hồn của ngời Việt Nam. Kế thừa tinh hoa đó Tản Đà đã làm cho các thể song lục bát và song thất lục bát có thêm nhiều cách chuyển giọng, ngắt câu, nhịp điệu vừa linh hoạt, sáng tạo lại vừa giữ đợc cái nét tình tứ, duyên dáng, trữ tình rất đặc trng của thể loại này :

" Nớc non nặng một lời thề.

Nớc đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện ớc thề non

Nớc đi cha lại non còn đứng trông"

Cái khát vọng giang hồ - xê dịch của Tản Đà không thể diễn tả hết trong thơ. Chính vì vậy Tản Đà đã tìm đến với các thể loại truyện ký, tiểu thuyết để viết nên những tác phẩm đầu tiên của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam ( "Giấc mộng lớn", "Giấc mộng con I", " Giấc mộng con II" ) để có thể dễ dàng diễn tả đến tận cùng mọi cảm xúc suy nghĩ của mình mà không bị câu thúc, bó buộc trong bất cứ khuôn mẫu nào. Điều này cũng giải thích vì sao trong văn của Tản Đà đôi khi còn diễn đạt dài dòng, vòng vo cha sáng ý. Tuy nhiên với vị trí của một ngời mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại thì sự khiếm khuyết, thiếu sót là lẽ đơng nhiên. Những thiếu sót và khiếm khuyết mà Tản Đà đang mắc phải sẽ đợc những thế hệ sau bổ sung và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cá tính con người tản đà trong thơ văn ông (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w