C. Hiệu quả của giải pháp:
3.2.4.1 Giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển A Mục tiêu:
A. Mục tiêu:
Với hạn chế về nguồn nhân lực, kinh nghiệm, các hoạt động nghiên cứu phát triển trong thời gian qua chưa được chủ động, chỉ thực hiện khi có yêu cầu của khách hàng về dịch vụ mới do đó đã làm hiệu quả hoạt động không cao. Đây là nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của NhonTrachIP so với đối thủ chính là Sonadezi.
Trong thời điểm hiện nay, nhà đầu tư ngày càng chú trọng nhiều đến hoạt động hỗ trợ của chủ đầu tư, các dịch vụ trong KCN, nhất là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Vì vậy để thu hút được các khách hàng, tìm kiếm các cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường, NhonTrachIP cần quan tâm nhiều đến hoạt động nghiên cứu phát triển NhonTrachIP và hoạt động này phải được thực hiện ngay.
B. Giải pháp thực hiện:
Để khắc phục điểm yếu này NhonTrachIP cần thực hiện các giải pháp:
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển qua việc tách rời công việc nghiên cứu phát triển ra khỏi phòng Kinh doanh Tiếp thị, thành lập bộ phận mới để tạo tính chuyên nghiệp trong công việc.
Xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn tốt qua việc lựa chọn nhân viên đang làm việc tại NhonTrachIP đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc tuyển dụng nhân viên giỏi từ bên ngoài có kinh nghiệm kèm chế độ đãi ngộ hợp lý.
Phối hợp với phòng Kinh doanh Tiếp thị để tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Thường xuyên tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ mà các đối thủ cùng ngành đang thực hiện để xác định được nhu cầu của khách hàng cũng như đánh giá lại được điểm mạnh, điểm yếu các sản phẩm, dịch vụ mà NhonTrachIP đã có và những dịch vụ còn thiếu để từ đó đưa ra chiến lược phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ phục vụ trong KCN phù hợp.
C. Hiệu quả của giải pháp:
Nâng cao được năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ.
Tạo ra được nhiều dịch vụ phục vụ cho khách hàng hơn.
Góp phần tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho NhonTrachIP.