Nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lƣợng 3.2.2.1 Về trí lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 83 - 88)

n Năm Dâ số ĐN thực tế ( y) Thời gia ( x) x2 xy

3.2.2- Nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lƣợng 3.2.2.1 Về trí lực

3.2.2.1- Về trí lực

 Nâng cao trình độ học vấn nguồn nhân lực

Để doanh nghiệp có được nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, thỏa mãn được yêu cầu của DN, song song với việc xã hội hóa giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông theo tầm vĩ mô do nhà nước thực hiện, cơ quan quản lý địa phương cần phối hợp với các DN hoạt động trong KCN Amata để có những hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao trình độ học vấn của người lao động.

Giải pháp cho vấn đề này, trước tiên ngành LĐ và ngành giáo dục - đào tạo địa phương cần kết hợp với các DN ở KCN Amata, đặc biệt là các DN sử dụng nhiều LĐ, dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề cho người LĐ. Ngành Giáo dục – đào tạo có thể mở các lớp học văn hóa luân chuyển theo ca làm việc của người LĐ (vì phần lớn LĐPT phải làm việc theo chế độ ca tại các DN, nên họ không thể tham dự các lớp học bổ túc văn hóa được tổ chức định kỳ vào ban đêm, như các lớp

học thường hay được tổ chức của TT Giáo dục thường xuyên). Địa điểm học có thể được chọn ở các trường gần KCN Amata, hoặc ngay tại DN có nhu cầu đào tạo.

Tiếp theo, cần có những chính sách khuyến khích DN tạo điều kiện cho cá nhân người lao động được tham gia vào các khóa học văn hóa ngoài giờ làm việc. Từ đó, DN sẽ tạo động lực để thúc đẩy người lao động nhận thức được ích lợi của việc nâng cao trình độ học vấn thông qua việc có những chính sàch tài trợ, khen thưởng khuyến khích kịp thời; thực hiện chương trình học bổng hoặc phụ cấp lương cho người lao động theo bằng cấp, trình độ học vấn. Thực hiện điều này sẽ đạt được lợi ích kép: cho bản thân người lao động và cũng cho chính doanh nghiệp khi nguồn nhân lực nâng cao được trình độ học vấn và kiến thức hiểu biết.

 Nâng cao trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuậtcho NNL

Song song với việc nâng cao trình độ học vấn, cần phải thực hiện nâng cao trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Lao động đã qua đào tạo từ các trường lớp luôn là nhu cầu thật sự của các DN hoạt động trong KCN, vì số lượng lao động mặc dù có trình độ học vấn cao, nhưng chưa có tay nghề được DN tuyển dụng là để đào tạo tại chỗ trong quá trình sản xuất, nhằm tạo ra lao động lành nghề, phục vụ lại công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh việc tự đào tạo, DN cần tổ chức tái đào tạo định kỳ, hướng dẫn cho người LĐ thêm nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài về nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Cần phát huy các chương trình tổ chức thi tay nghề, nâng bậc nghề song song với nâng bậc lương kịp thời cho người lao động tại các DN có vốn ĐTNN trong KCN. Tổ chức thi đua và thực hiện 2 “cùng”: văn hóa cao, tay nghề giỏi để ngoài việc động viên người lao động thấy được ích lợi cho bản thân họ, thì DN cũng có thể giữ chân, duy trì nguồn nhân lực phục vụ lâu dài và sử dụng lại chính những kiến thức, tay nghề mà người lao động đã được đào tạo.

Tương tự như giải pháp nâng cao trình độ học vấn của NNL, ngành Lao động – TBXH và ngành Giáo dục – đào tạo phối hợp cùng DN hoạt động trong KCN Amata có thể mở các lớp học nghề luân chuyển theo ca làm việc của người lao động. Qua đó, có thể lồng ghép việc học văn hóa và học nghề theo phương thức “2 trong 1” và cách chọn địa điểm học nghề cũng như cách chọn địa điểm học văn hóa.

Đi đôi với việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, DN cần tổ chức dạy tiếng nước ngoài cho người LĐ để vừa tạo điều kiện giao tiếp phục vụ công việc, còn có thể thắt chặt sự hiểu biết, giao lưu văn hóa từ đó nâng cao sức cạnh tranh đào tạo NNL để hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, cần tuyên truyền và vận động người lao động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo, qua đó giúp họ nhận thấy rằng, để thành đạt thì có thể bằng nhiều con đường khác nhau: có thể học đại học, cao đẳng hoặc cũng có thể học nghề và trở thành một người công nhân có tay nghề cao, giỏi.

Tận dụng triệt để giải pháp này, có thể giải quyết được 3 vấn đề: vừa nâng cao trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật cho NNL; vừa tạo ra và cung cấp người lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp; và đồng thời cũng vừa tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ tận dụng thời gian tuổi đời còn trẻ, để khai thác và nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, đáp ứng yêu cầu xã hội và trình độ lành nghề cho người lao động công nghiệp ngay hiện tại và trong tương lai.

 Giải pháp nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo và sử dụng lao động là mối quan hệ chặt chẽ. Đào tạo chất lượng cao sẽ thúc đẩy sử dụng lao động và sản xuất, kinh doanh phát triển. Ngược lại, sử dụng lao động có hiệu quả thúc đẩy phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng, hỗ trợ đào tạo phát triển. Để tạo sự gắn kết đào tạo và việc làm theo nhu cầu xã hội nhằm phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng, cần phải có một quá trình với nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Các giải pháp cần áp dụng là:

Các cơ sở đào tạo nghề phục vụ cho nguồn nhân lực tại khu công nghiệp, cụ thể là trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi cũng như Trung tâm Đào tạo - Cung ứng lao động kỹ thuật trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, phải chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Cơ sở đào tạo cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến nội dung, chương trình đào tạo. Bổ sung, sửa đổi lại giáo trình, giáo án của các cơ sở dạy nghề theo những yêu cầu của mục tiêu đào tạo đề ra.

Đổi mới phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành và cơ sở thực tập. Phải đặt người học vào vị trí trung tâm, tăng cường trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau, để hình thành nên mối quan hệ nhiều chiều, tạo tính chủ động, sáng tạo, tự tin và khả năng quyết tâm rèn luyện của người học. Qua đó, vừa phát triển được khả năng tư duy, kiến thức và năng lực tự học, tự sáng tạo cũng như tác phong nghề nghiệp cho người học.

Các cơ sở đào tạo nghề cần tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng thông qua việc mời những chuyên gia, nhà kỹ thuật của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN làm giảng viên, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước cấp thêm biên chế, quỹ lương để tuyển dụng thêm giáo viên có chuyên môn tốt. Mặt khác, phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên thông qua cộng tác với các doanh nghiệp để đưa giáo viên và học sinh xuống thực tập, hoặc tìm kiếm các đề tài nghiên cứu khoa học để giáo viên nghiên cứu và thực hiện; khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu và tự đi học thông qua việc cơ sở sẽ tạo điều kiện về mặt thời gian, thậm chí cả kinh phí.

Cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo cần phải tăng cường công tác đánh giá chất lượng học sinh một cách nghiêm túc, đặc biệt là các cơ sở đào tạo dân lập, bởi chất lượng học sinh chính là yếu tố quan trọng để tạo ra, nâng cao và duy trì uy tín, thương hiệu của cơ sở đào tạo trên thị trường lao động.

Xây dựng chương trình đào tạo dạy nghề cho lực lượng lao động theo nhu cầu phát triển của khu công nghiệp phù hợp yêu cầu về trình độ, công nghệ, các phương pháp công nghệ và phương pháp quản lý lao động của từng loại hình doanh nghiệp trong khu công nghiệp (theo ngành, theo nhóm mặt hàng, theo quốc tịch nước đầu tư).

Tăng cường quan hệ chặt chẽ với các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học vệ tinh và Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai để cung và cầu về lao động thỏa mãn nhau về số lượng, chủng loại và cấp độ. Quan hệ này cần được cụ thể hóa bằng một kế hoạch dài hạn để khâu tuyển chọn và đào tạo lao động cho khu công nghiệp được chủ động và có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng cơ chế liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề của KCN, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ĐN với các DN trong KCN để đảm bảo đào tạo nghề bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng cho lao động gắn với yêu cầu chỗ làm việc. Khuyến khích các DN tổ chức các hình thức đào tạo tại chỗ gắn vừa học nghề, vừa làm việc tại DN.

Đào tạo và đào tạo bổ sung kiến thức cho đội ngũ nhân sự đang làm công tác quản lý lao động, chú trọng đặc biệt đối với nhân sự quản lý lao động trong các doanh nghiệp.

Từng bước hoàn thiện Trung tâm Đào tạo - Cung ứng LĐ kỹ thuật thuộc Ban Quản lý các KCN Đồng Nai với các nhiệm vụ chính:

 Khảo sát nhu cầu lao động, nhu cầu đào tạo. Dự báo và thông tin về lao động, việc làm – đào tạo nghề trong khu công nghiệp.

 Làm cầu nối và phối hợp trực tiếp với trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi, cũng như các trường đào tạo nghề vệ tinh khác trong tỉnh để tổ chức, đào tạo, dạy nghề và cung ứng lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và lao động trí thức cho khu công nghiệp.

 Thực hiện các chương trình chuyển giao công nghệ, tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao, lao động các ngành nghề mới cho khu công nghiệp.

 Tư vấn và thực hiện các dịch vụ công về pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động trong khu công nghiệp.

Đối với các trường Cao đẳng, Đại học, trung học chuyên nghiệp vệ tinh trong tỉnh ĐN, cần hoàn thiện chuẩn mực quốc gia về trường, lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống. Phân bố hợp lý các trường đào tạo, các cấp trình độ trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai.

Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và liên thông giữa các trình độ theo quy định nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ học nghề của NNL, đồng thời chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động, đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất, cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khỏe, kỷ luật

lao động, tác phong công nghiệp và các phẩm chất khác để đáp ứng được thị trường lao động trong KCN, trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài.

Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, dạy nghề của nhà nước, của tư nhân và quốc tế, hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật.

Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. Quan tâm xây dựng hệ thống trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trường cao đẳng dạy nghề, trong đó có các trường đạt tiêu chuẩn khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)