Phân tích và đánh giá kết quả phát triển NNL tại KCN Amata 2.2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 57 - 60)

2 Điều chỉnh

2.2.3- Phân tích và đánh giá kết quả phát triển NNL tại KCN Amata 2.2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

2.2.3.1- Những kết quả đạt đƣợc

 Về mặt số lƣợng nguồn nhân lực

Đồng Nai là một tỉnh đông dân có vị trí thuận lợi về địa lý, hàng năm nguồn lao động tại chỗ tăng thêm từ 40.000 – 45.000 người (người tới tuổi lao động và người học trong các trường lớp tốt nghiệp). Với môi trường kinh tế phát triển, Đồng Nai thu hút rất nhiều lao động khắp nơi trong cả nước đến làm ăn sinh sống. Giai đoạn trước những năm 2000 số người tăng cơ học đến cả lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn sau năm 2000 chủ yếu tăng cơ học ở lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bình quân một năm tăng cơ học khoảng 15.000 – 20.000 người.

Nhìn chung dân số tăng tự nhiên và cơ học đều có độ tuổi dưới 30, chất lượng lao động tốt, có văn hóa, nhiều người đã qua đào tạo.

Các DN thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trong KCN Amata đã tạo và giải quyết việc làm cho nhiều người lao động trong các năm qua. Do tốc độ phát triển nhanh các KCN ở Đồng Nai, trong đó có KCN Amata, nên lao động trong các ngành công nghiệp (chế biến) tại KCN đã vươn lên chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng nguồn nhân lực trong năm 2010 (Năm 2006 ngành công nghiệp chế biến chỉ đứng thứ hai, sau ngành nông, lâm nghiệp).

Nhóm lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của các doanh nghiệp trong KCN Amata (83,97% lao động dưới 35 tuổi), nên tuổi đời làm việc và sự cống hiến của nguồn nhân lực sẽ còn nhiều và lâu dài.

Lao động nữ ở các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Amata nói riêng và ở các khu công nghiệp cũng như trong toàn tỉnh Đồng Nai nói chung, luôn có tỷ lệ cao và nhiều hơn so với lao động nam xét về mặt số lượng.

Do tốc độ phát triển khu công nghiệp ở Đồng Nai rất nhanh, nên số doanh nghiệp hình thành cũng tăng lên khá nhiều. Điều này dẫn đến nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn. Vì vậy từng người lao động tại chỗ (trong tỉnh Đồng Nai) đều có cơ hội rộng mở để tiếp cận và dễ dàng trong việc tìm kiếm một công việc cho bản thân. Tuy nhiên, khi nhu cầu nguồn nhân lực quá lớn mà nguồn nhân lực tại chỗ lại không đủ để cung ứng cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Đồng Nai nói chung, cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Amata nói riêng, phải chấp nhận việc thu hút và tuyển dụng, giải quyết việc làm cho số lượng lao động lớn nhập cư (ngoại tỉnh).

Những tác động của lao động nhập cư đối với thị trường lao động, số lượng nguồn nhân lực của Đồng Nai

Những năm qua, lao động nhập cư đến làm việc và cư trú tại Đồng Nai đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai, tạo cho thị trường lao động, số lượng nguồn nhân lực linh hoạt; mặt khác, lao động nhập cư cũng đã có những đóng góp đáng kể đối với quê hương và gia đình của họ.

Lực lượng lao động nhập cư có mặt hầu hết trong các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh nhà với tỷ lệ không nhỏ. Lao động nhập cư đã bổ sung đáng kể vào sự thiếu hụt lao động của Đồng Nai mà lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng được, cụ thể trong một số ngành như giày da, dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, xây dựng. Riêng ngành giày da, may mặc có kim ngạch xuất khẩu cao, có tỷ lệ lao động nhập cư làm việc rất lớn.

Từ đó cho thấy quá trình phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng ở Đồng Nai nói chung, khu công nghiệp Amata nói riêng, có một phần đóng góp của lực lượng lao động nhập cư.

 Về mặt chất lƣợng nguồn nhân lực

Số lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong KCN Amata có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học (THPT và THCS) khá cao (chiếm tỷ lệ 86,73%) khi so sánh với các địa phương, khu vực khác trong toàn tỉnh Đồng Nai.

Số lao động có trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật cao (tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) chiếm tỷ lệ cao nhất khi so sánh với tỷ lệ chung của các KCN và toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, số lao động không có nghề (chưa qua đào tạo) có tỷ lệ thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Đồng Nai.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh và trải đều, rộng khắp ở các địa bàn trong tỉnh Đồng Nai. Điều này giúp cho nguồn nhân lực trong tỉnh nhà có nhiều cơ hội tiếp cận, lựa chọn trong việc học nghề.

Với chủ trương xã hội hóa phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngoài công lập đã mạnh dạn đầu tư, thành lập cơ sở mới trong các năm qua. Kết quả, hiện tại cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm tỷ lệ cao, áp đảo trong tổng số cơ sở dạy nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh. Riêng tại TP. Biên Hòa, địa bàn KCN Amata tọa lạc, số cơ sở dạy nghề chiếm đa số (có 48/75 cơ sở dạy nghề toàn tỉnh Đồng Nai).

Các môn học, lĩnh vực nghề được các cơ sở dạy nghề chú trọng đào tạo rất phong phú, đa dạng, phát triển phù hợp theo xu thế chung của xã hội.

Số người học nghề tuyển mới và số người tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong các năm qua, liên tục tăng lên theo nhu cầu chung của doanh nghiệp.

Kỷ năng và kinh nghiệm làm việc của người lao động ngày càng được củng cố, dần nâng cao khi gia nhập vào đội ngũ lao động và tác phong làm việc công nghiệp của người nước ngoài.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, tất cả các DN trong KCN Amata được khảo sát đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động làm việc trong DN đúng theo quy định của Bộ luật Lao động (Xem phụ lục 2 – C22). Qua đó, có thể thấy sức khỏe của NNL nhìn chung (theo điều tra của ngành Y tế Đồng Nai) đạt yêu cầu làm việc tại các KCN Đồng Nai. Ngoài ra, mặc dù pháp luật không

quy định, nhưng vẫn có một số doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe đầu vào cho người lao động trước khi vào làm việc; tiến hành mua thêm bảo hiểm tai nạn (bảo hiểm không bắt buộc) 24/24 cho tất cả người lao động trong DN (Xem phụ lục 2 – C24). Song song đó, đa số các DN đều tổ chức cho người LĐ đi tham quan nghỉ mát, đi du lịch, nghỉ dưỡng sức định kỳ (Xem kết quả điều tra thực tế trong bảng 2.21).

Bảng 2.21- DN tổ chức cho ngƣời LĐ đi nghỉ mát, nghỉ dƣỡng sức

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn

Số trả lời Có 78 89,7 89,7 89,7

Không 9 10,3 10,3 100,0

Tổng cộng 87 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

Nguồn nhân lực được trang bị kiến thức về nội dung của Bộ luật Lao động trước khi vào làm việc tại DN qua các khóa học luật Lao động. Hơn nữa, trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động luôn được phổ cập các nội dung, quy định của doanh nghiệp có liên quan đến pháp luật về lao động như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy định về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, ngoài việc phổ biến các nội dung của pháp luật về lao động có liên quan trực tiếp đến quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn ban hành các thông báo, quy định kịp thời để quản lý nguồn nhân lực trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)