Hiện trạng về trí lực của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 44 - 52)

2 Điều chỉnh

2.2.2.1-Hiện trạng về trí lực của nguồn nhân lực

 Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (đa số) trong tổng số NNL làm việc tại các DN trong KCN Amata. Qua điều tra thực tế, hầu hết các DN trong KCN Amata đều có khuynh hướng ưu tiên tuyển chọn LĐPT có trình độ học vấn cao nhất (tốt nghiệp THPT), không muốn tuyển lao động có trình độ học vấn thấp.

Kết quả điều tra thực tế trong bảng 2.11 cho thấy trình độ học vấn của LĐPT mà 70/87 doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn nhất đó là tốt nghiệp THPT. Chỉ có 3/87 doanh nghiệp chấp nhận tuyển lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học; và 14/87 doanh nghiệp chấp nhận tuyển lao động có trình độ tốt nghiệp THCS.

Bảng 2.11- Trình độ học vấn của LĐPT mà DN cần tuyển nhất Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm cộng dồn Số trả lời Tốt nghiệp THPT 70 80,5 80,5 80,5 Tốt nghiệp THCS 14 16,1 16,1 96,6 Tốt nghiệp tiểu học 3 3,4 3,4 100,0 Tổng cộng 87 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

Tuy nhiên, theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai, đến cuối năm 2010, trình độ học vấn của nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động tại KCN Amata, các KCN Đồng Nai và toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai lại có kết quả đi theo chiều hướng ngược lại với mong muốn của các DN. Cụ thể như sau:

Khu công nghiệp Amata có: 25.657 người, trong đó:

 Chưa biết chữ: 0 người, tỷ lệ: 0,00%

 Chưa tốt nghiệp tiểu học: 389 người, tỷ lệ: 1,52%  Tốt nghiệp tiểu học: 3.011 người, tỷ lệ: 11,73%  Tốt nghiệp trung học cơ sở: 11.642 người, tỷ lệ: 45,38%  Tổt nghiệp trung học phổ thông: 10.615 người, tỷ lệ: 41,37%

Các khu công nghiệp Đồng Nai có: 375.267 người, trong đó:

 Chưa biết chữ: 1.862 người, tỷ lệ: 0,50%  Chưa tốt nghiệp tiểu học: 17.306 người, tỷ lệ: 4,61%  Tốt nghiệp tiểu học: 37.596 người, tỷ lệ: 10,01%  Tốt nghiệp trung học cơ sở: 168.826 người, tỷ lệ: 44,99%  Tổt nghiệp trung học phổ thông: 149.677 người, tỷ lệ: 39,89%

Toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai có: 682.871 người, trong đó:  Chưa biết chữ: 5.332 người, tỷ lệ: 0,78%  Chưa tốt nghiệp tiểu học: 38.961 người, tỷ lệ: 5,71%  Tốt nghiệp tiểu học: 76.440 người, tỷ lệ: 11,19%  Tốt nghiệp trung học cơ sở: 317.500 người, tỷ lệ: 46,49%  Tổt nghiệp trung học phổ thông: 244.638 người, tỷ lệ: 35,83% Với tỷ lệ người chưa biết chữ là 0%, và người chưa tốt nghiệp tiểu học là 1,52%, nên nhìn chung, nguồn nhân lực tại KCN Amata có trình độ học vấn cao hơn khi so sánh với mặt bằng chung của NNL ở các DN hoạt động tại các địa bàn khác trong tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trung học phổ thông làm việc trong các doanh nghiệp tại KCN Amata cũng chiếm tỷ lệ cao (41,37%) khi so sánh với các DN tại các KCN (39,89%) và toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai (35,83%).

Phụ lục 11 cho thấy rõ trình độ học vấn của NNL thuộc các loại hình DN hoạt động trong KCN Amata, các KCN ĐN và toàn tỉnh Đồng Nai;

Biểu đồ 2.4 minh họa trình độ học vấn của NNL trong các DN hoạt động tại KCN Amata.

 Trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Đến ngày 31/12/2010, theo số liệu từ Sở Lao động - TBXH Đồng Nai, trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật của NNL tại KCN Amata, các KCN và toàn tỉnh ĐN như sau:

Khu công nghiệp Amata có: 25.657 người, trong đó:

 Không có nghề (chưa qua đào tạo): 10.673 người, tỷ lệ: 41,60%  Công nhân kỷ thuật chưa có bằng: 6.844 người, tỷ lệ: 26,68%  Công nhân kỷ thuật có bằng: 3.839 người, tỷ lệ: 14,96%  Trung cấp, cao đẳng: 2.592 người, tỷ lệ: 10,10%  Đại học trở lên: 1.709 người, tỷ lệ: 6,66%

Các khu công nghiệp Đồng Nai có: 375.267 người, trong đó:

 Không có nghề (chưa qua đào tạo): 153.779 người, tỷ lệ: 40,98%  Công nhân kỷ thuật chưa có bằng: 103.763 người, tỷ lệ: 27,65%  Công nhân kỷ thuật có bằng: 57.334 người, tỷ lệ: 15,28%  Trung cấp, cao đẳng: 37.377 người, tỷ lệ: 9,96%  Đại học trở lên: 23.014 người, tỷ lệ: 6,13%

Toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai có: 682.871 người, trong đó:

 Không có nghề (chưa qua đào tạo): 306.321 người, tỷ lệ: 44,86%  Công nhân kỷ thuật chưa có bằng: 167.444 người, tỷ lệ: 24,52%  Công nhân kỷ thuật có bằng: 103.006 người, tỷ lệ: 15,08%  Trung cấp, cao đẳng: 65.755 người, tỷ lệ: 9,63%  Đại học trở lên: 40.345 người, tỷ lệ: 5,91% Theo số liệu trên, NNL tại các DN hoạt động trong KCN Amata nói chung có trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật “nhỉnh” hơn khi so sánh với mặt bằng chung của NNL ở các DN hoạt động tại các địa bàn khác trong tỉnh Đồng Nai.

Với tỷ lệ là 16,76%, người có tay nghề, chuyên môn cao (từ trung cấp, cao đẳng; đại học trở lên) làm việc tại các DN trong KCN Amata cao hơn so với các KCN Đồng Nai (tỷ lệ là 16,09%) và toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai (tỷ lệ là 15,54%).

Ngoài ra, đối với lao động không có nghề (chưa qua đào tạo), mặc dù tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trong KCN Amata có tỷ lệ cao hơn so với với tỷ lệ của

các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN Đồng Nai (41,60% so với 40,98%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều khi so sánh với tỷ lệ chung của các doanh nghiệp hoạt động trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai (tỷ lệ là 44,86%). Từ số liệu thực tế trên, có thể thấy rằng NNL ở các DN trong KCN Amata nói riêng và các KCN Đồng Nai nói chung, có trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với mặt bằng chung của các DN trên địa bàn toàn tỉnh ĐN.

Trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực thuộc các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong KCN Amata, các KCN Đồng Nai và toàn tỉnh Đồng Nai được minh họa trong phụ lục 12.

 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực

Một là, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

Thực hiện những chính sách do nhà nước ban hành nhằm tăng cường số lượng và chất lượng cơ sở dạy nghề, từ năm 2006-2010 Đồng Nai đã thành lập 30 cơ sở dạy nghề mới. Bên cạnh đó, có 20 cơ sở dạy nghề giải thể do không đủ khả năng cạnh tranh hoặc không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để hoạt động dạy nghề. Tính đến 31/12/2010, Đồng Nai có tất cả là 75 cơ sở dạy nghề, trong đó có 23 cơ sở dạy nghề công lập, 52 cơ sở ngoài công lập (tư thục và các tổ chức khác có dạy nghề).

Trong số 23 cơ sở dạy nghề công lập có: 9 trường dạy nghề; 2 trường THCN; 2 trường cao đẳng nghề; và 10 trung tâm dạy nghề của nhà nước.

Trong số 52 cơ sở dạy nghề ngoài công lập có: 5 trường dạy nghề dân lập; 13 công ty, đơn vị có dạy nghề; và 34 cơ sở dạy nghề tư thục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, chủ trương xã hội hóa đã khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư mở cơ sở dạy nghề. Vì vậy, tỷ lệ cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm hơn 69% tổng số cơ sở dạy nghề hiện có trong toàn tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.12 cho biết tổng số cơ sở dạy nghề trong tỉnh Đồng Nai phân theo địa bàn cấp hành chính (thành phố, thị xã, huyện) tính đến ngày 31/12/2010;

Phụ lục 10 minh họa danh sách các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đơn vị: Cơ sở Công lập Tƣ thục và tổ chức khác có dạy nghề 1 Thành phố Biên Hòa 48 10 38 2 Huyện Vĩnh Cửu 3 3 0 3 Huyện Trảng Bom 5 2 3 4 Huyện Thống Nhất 1 1 0 5 Huyện Xuân Lộc 5 1 4 6 Thị xã Long Khánh 3 1 2 7 Huyện Tân Phú 2 1 1 8 Huyện Cẩm Mỹ 1 1 0 9 Huyện Định Quán 2 1 1 10 Huyện Long Thành 4 2 2 11 Huyện Nhơn Trạch 1 0 1 75 23 52

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai)

Bảng 2.12: Tổng số cơ sở dạy nghề phân theo địa bàn trong tỉnh Đồng Nai (Tính đến ngày 31/12/2010)

Stt Địa bàn

Tổng số cơ sở dạy nghề

Trong đó cơ sở dạy nghề thuộc

Tổng cộng

Các ngành nghề mà các cơ sở dạy nghề thường tập trung đào tạo rất đa dạng như: cơ khí sửa chữa, cắt gọt kim loại (tiện, phay, bào), công nghệ ô tô, công nghệ hàn, may thiết kế thời trang, may công nghiệp, quản trị mạng máy tính, lập trình máy tính, điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, điện công nghiệp, kỷ thuật lạnh và điều hòa không khí (điện lạnh), cơ điện tử, hóa thực phẩm, công nghệ hóa, kế toán DN, nghiệp vụ khai báo thuế, khai báo hải quan, thư ký quản trị văn phòng, vẽ và thiết kế trên máy tính, quản lý DN vừa và nhỏ, .v.v…

Hai là, tuyển mới (người học nghề)

Trong 5 năm qua (2006-2010) trên địa bàn ĐN có 280.382 người được tuyển mới đào tạo nghề, trong đó hệ dài hạn (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) là 55.316 người, đào tạo hệ nghề ngắn hạn (Sơ cấp nghề) là 225.066 người. Số liệu cụ thể được minh họa trong bảng 2.13

Đơn vị: Người Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề (Hệ dài hạn) Sơ cấp nghề (Hệ ngắn hạn) 2006 51.700 9.908 41.792 2007 54.200 10.500 43.700 2008 57.582 10.708 46.874 2009 55.900 10.200 45.700 2010 61.000 14.000 47.000 Cộng 280.382 55.316 225.066

Bảng 2.13: Số ngƣời đƣợc tuyển mới đào tạo nghề trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm Tuyển mới

Trong đó

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai)

Ba là, kết quả tốt nghiệp

Trong 5 năm qua (2006-2010) toàn tỉnh có 241.172 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề, trong đó: hệ dài hạn (CĐ nghề, Trung cấp nghề) 26.753 người và hệ ngắn hạn (Sơ cấp nghề) 214.419 người. Minh họa số liệu trong bảng 2.14

Đơn vị: Người Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề (Hệ dài hạn) Sơ cấp nghề (Hệ ngắn hạn) 2006 41.540 7.360 34.180 2007 47.519 4.181 43.338 2008 49.246 3.764 45.482 2009 51.653 6.353 45.300 2010 51.214 5.095 46.119 Cộng 241.172 26.753 214.419

Bảng 2.14: Số ngƣời đƣợc đào tạo nghề đã tốt nghiệp trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm Tốt nghiệp

Trong đó

Mặc dù số người tuyển mới và số người tốt nghiệp đào tạo nghề trong 5 qua tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ĐN có kết quả nhìn chung năm sau cao hơn năm trước (xét về mặt số lượng), nhưng qua điều tra thực tế tại các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Amata về tần suất tuyển được lao động đã qua đào tạo nghề phù hợp, đáp ứng với yêu cầu doanh nghiệp, thì kết quả đạt được tương đối thấp, không tương xứng với kết quả đào tạo nghề thực tế. Với 4 cấp độ trả lời: Thường xuyên – Thỉnh thoảng – Hiếm khi – Chưa bao giờ, kết quả ghi nhận được là:

Câu trả lời cùng ý kiến của phần lớn các doanh nghiệp là chỉ “thỉnh

thoảng” tuyển được lao động đã qua đào nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đối

với lao động phổ thông (68/87 doanh nghiệp trả lời) và lao động có trình độ là CNKT, TCCN (66/87 doanh nghiệp trả lời).

Trong khi đó, đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, thì cho kết quả khả quan hơn cũng trong cùng câu hỏi điều tra, vì đa số các doanh nghiệp (80/87 DN) trả lời mức độ “thường xuyên” tuyển được lao động đã qua đào nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Kết quả điều tra thực tế về tần suất tuyển được lao động đã qua đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp được minh họa cụ thể trong các bảng 2.15, 2.16 và bảng 2.17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.15: Tần suất tuyển đƣợc LĐPT đã qua đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của DN

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Số trả lời Thường xuyên 15 17,2 17,2 17,2

Thỉnh thoảng 68 78,2 78,2 95,4

Hiếm khi 3 3,4 3,4 98,9

Chưa bao giờ 1 1,1 1,1 100,0

Tổng cộng 87 100,0 100,0

Bảng 2.16: Tần suất tuyển đƣợc CNKT, TCCN đã qua đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu DN

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Số trả lời Thường xuyên 21 24,1 24,1 24,1

Thỉnh thoảng 66 75,9 75,9 100,0

Tổng cộng 87 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

Bảng 2.17: Tần suất tuyển đƣợc lao động từ CĐ, ĐH trở lên có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu DN

Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Số trả lời Thường xuyên 80 92,0 92,0 92,0

Thỉnh thoảng 7 8,0 8,0 100,0

Tổng cộng 87 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 5/2011)

Xuất phát từ việc lao động mặc dù đã qua đào tạo nghề nhưng không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo nghề cho người lao động (bao gồm lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp) ngay sau khi người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.

Phụ lục 2 (C13.1 và C13.2) sẽ cho thấy kết quả từ điều tra thực tế đối với vấn đề đào tạo nghề cho lao động mới vào làm việc tại DN.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 44 - 52)