Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU CÔNG NGHIỆP AMATA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

KHU CÔNG NGHIỆP AMATA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 3.1- Định hƣớng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp Amata đến năm 2020

3.1.1- Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực

Phát triển NNL phải xuất phát từ yêu cầu đào tạo NNL phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực. Ngoài ra, phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ về NNL giữa các bậc học ở các vùng, miền của đất nước.

Phát triển thị trường lao động trong tỉnh Đồng Nai thành một thị trường có chất lượng cao, hiệu quả khi nguồn lao động được phân bổ đúng, phù hợp, hướng tới cơ cấu hợp lý, hiện đại, có nhiều việc làm bền vững.

Phát triển nguồn nhân lực đồng thời phải đảm bảo an sinh tốt hơn cho người lao động về thu nhập, về tính bền vững. Hỗ trợ cho người lao động khi mới bước vào thị trường, người lao động bị mất việc làm, lao động là đối tượng đặc thù, để họ có thể tiếp cận việc làm, có việc làm đầy đủ và nâng cao thu nhập.

Nâng cao chất lượng NNL thông qua đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của xã hội. Đảm bảo sự tự do lựa chọn việc làm và tự do di chuyển lao động tìm việc làm, xóa bỏ các rào cản về hành chính chia cắt thị trường lao động.

Chú trọng phát triển NNL vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, gắn đào tạo với sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao từ các địa phương, các trường đào tạo, có thể từ nước ngoài về làm việc tại khu công nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Song song đó, khuyến khích các doanh nghiệp hiện hữu gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động, di dời đi nơi khác hoặc cải tiến, nâng cao trình độ công nghệ nhằm bảo vệ mội trường bền vững và phù hợp với sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao.

Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát huy trình độ và năng lực trong lĩnh vực mà họ đảm nhận, tạo môi trường làm việc để người lao động có cơ hội thể hiện năng lực của mình, được thăng tiến, có thu nhập cao và ổn định; góp phần tạo nền móng cho ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Giữ vững an ninh, trật tự và đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong KCN nhằm đảm bảo cho KCN phát triển bền vững và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp Amata trên cả 2 mặt: số lượng và chất lượng cũng đồng nghĩa với việc đáp ứng một trong 3 chức năng của công tác quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp là: Thu hút nguồn nhân lực – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – Duy trì nguồn nhân lực. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp và quản trị nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Amata. Từ đó, nguồn nhân lực phát triển có tính cạnh tranh và linh hoạt dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực và tạo điều kiện để người lao động phát huy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động cá nhân cũng như xã hội.

3.1.2- Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 3.1.2.1- Mục tiêu tổng quát 3.1.2.1- Mục tiêu tổng quát

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đầy đủ, hiệu quả, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và bảo đảm công bằng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020, tạo tiền đề cho nhân lực tỉnh nhà trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2.2- Mục tiêu cụ thể

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp hoạt động tại KCN Amata là 69% (năm 2015) và 79% (năm 2020), nguồn nhân lực có kỷ năng nghề nghiệp cao.

Tỷ lệ NNL có trình độ học vấn nâng cao hơn. Năm 2015: THPT (62%); THCS (32%); Tiểu học (6%). Năm 2020: THPT (82%); THCS (18%).

Nguồn nhân lực có tính tự lực, năng động, thể lực tốt, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc.

Nguồn nhân lực hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử (kỷ năng làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, …) và đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với lao động trong xã hội công nghiệp.

Nguồn nhân lực có cơ cấu trình độ, ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nghề cho nguồn nhân lực được tiên tiến, đa dạng; cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong cả nước.

3.1.3- Dự báo nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 3.1.3.1- Dự báo về cung lao động 3.1.3.1- Dự báo về cung lao động

Chọn công thức tính dự báo cho 10 năm tới (2011-2020): áp dụng phương pháp dự báo định lượng (dài hạn) bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Mô hình này có công thức: Y = ax + b với,

a = nƩxy – ƩxƩy

và b = Ʃxy - ƩxƩxy nƩx2 – (Ʃx)2 nƩx2 – (Ʃx)2 Trong đó: y: Biến phụ thuộc cần dự báo (dân số, lao động)

x: Biến độc lập (Thời gian)

a: Độ dốc của đường xu hướng; b: Tung độ gốc n: Số lượng quan sát (Số năm quan sát thực tế) Ta thiết lập được bảng tính bao gồm các dữ liệu sau:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho khu công nghiệp amata tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)