Xây dựng bảng tiêu chuẩn cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí nguồn nhân lực tại UBND huyện thống nhất (Trang 66 - 68)

- Lao động công nghiệp xây dựng % 23,5 31,

3.2.3.1. Xây dựng bảng tiêu chuẩn cán bộ

Căn cứ để xây dựng Bảng tiêu chuẩn nhân viên là dựa trên Bảng mô tả từng vị trí, chức danh công việc cụ thể và một số tiêu chuẩn năng lực chung giúp CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tổ chức, có xem xét đến các yếu tố về hoàn cảnh, môi trường và độ khó của công việc. Sau đây là những tiêu chuẩn cơ bản nhất mà một người CBCC cần phải đáp ứng khi thực hiện chức năng quản lý, điều hành:

- Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn quan trọng giúp lãnh đạo cân nhắc tuyển “đúng người, đúng việc”. Không thể phủ nhận rằng những kiến thức chuyên ngành đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong khả năng nắm bắt, lĩnh hội và giải quyết hợp lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý ngành.

- 67 -

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: xã hội ngày càng phát triển làm phát sinh những vấn đề phức tạp với độ khó ngày càng tăng. Vì vậy, CBCC phải có kỹ năng giải quyết vấn đề mới có thể đề xuất, kiến nghị những giải pháp mang tính khả thi mà ít tốn kém các nguồn lực trong đơn vị.

- Kỹ năng quản lý thông tin, quản lý thời gian: do đặc thù công việc của khối cơ quan hành chính nhà nước là chuyên xây dựng các chính sách quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô nên người CBCC phải có khả năng nhận biết, tìm kiếm, xác định và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. Thông thường, các chính sách về kinh tế - xã hội thường có “độ trễ” nhất định khi đưa vào áp dụng thực tế. Vì vậy ngoài kỹ năng quản lý thông tin, người cán bộ cần phải có thêm kỹ năng quản lý thời gian để tạo “dòng chảy” xuyên suốt cho mọi nỗ lực quản lý, điều hành xã hội.

- Kỹ năng giao tiếp và phối hợp trong công việc: Là khả năng truyền đạt hiệu quả những suy nghĩ và ý tưởng của mình, thu hút sự chú ý lắng nghe của người khác, từ đó mở ra những quan điểm và ý kiến của người khác. Sự phối hợp trong công việc hay khả năng làm việc nhóm là cách hiệu quả để tập trung trí tuệ của tập thể giúp cho công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn trước những khó khăn, thách thức của môi trường bên ngoài.

- Khả năng sáng kiến, sáng tạo: Đây là tiêu chuẩn thể hiện khả năng suy nghĩ và hành động của người CBCC. Thực tế công việc cho thấy người lãnh đạo luôn cần nhân viên của mình đưa ra những sáng kiến cải tiến phương thức làm việc, đáp ứng những thách thức nảy sinh trong môi trường cạnh tranh. Ngoài ra, tính sáng tạo còn giúp người CBCC có thể dễ dàng đảm nhận những nhiệm vụ mới và đạt được mục tiêu đề ra.

- Khả năng tin học, ngoại ngữ: thể hiện sự am hiểu về khoa học máy tính, có khả năng sử dụng thành thạo hệ thống phần mềm, hệ thống internet để bổ trợ tích cực cho quá trình xử lý và cập nhật thông tin. Khả năng ngoại ngữ là

- 68 -

một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng đội ngữ CBCC của thời kỳ hộp nhập sâu về kinh tế quốc tế.

- Khả năng tự phát triển bản thân: hiểu được những kỹ năng bản thân cần phải có và tận dụng điểm mạnh của mình làm tăng thêm giá trị cho công việc, liên tục xác định yêu cầu những kỹ năng cần phải bổ sung và cách để đạt được những kỹ năng đó. Đây là khả năng giúp người CBCC liên tục cải tiến và hoàn thiện bản thân.

Ngoài các tiêu chí cơ bản kể trên, khi xây dựng Bảng tiêu chuẩn cán bộ cho các chức danh lãnh đạo, đơn vị cần phải lưu ý thêm một số năng lực về quản lý như hoạch định, quản lí, sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng… Trong đó, một số năng lực quan trọng được đánh trọng số nhằm đảm bảo tính sàng lọc cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lí nguồn nhân lực tại UBND huyện thống nhất (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)