a) Môi trường pháp lý
Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải được pháp luật cho phép, nghiệp vụ thanh toán thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, môi trường pháp lý được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thẻ nói chung và nghiệp vụ thanh toán thẻ nói riêng. Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ và hiệu lực mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.
b) Môi trường kinh tế
Ở tầm vĩ mô, sự phát triển hoạt động thẻ cũng giống như các ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển sẽ dẫn tới thu nhập của người dân tăng, đời sống được cải thiện, và văn hoá giáo dục được nâng cao. Đây là tiền đề cần thiết cho sự phát triển dịch vụ thẻ nói chung và nghiệp thanh toán thẻ nói riêng. Ngược lại, việc mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng.
Ở tầm vi mô, sự phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ kéo theo nhu cầu thanh toán ngày càng gia tăng với yêu cầu đòi hỏi cao về sự tiện lợi, an toàn, hiệu quả và có khả năng đáp ứng việc thanh toán với khối lượng giao dịch lớn. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy dịch vụ thẻ ra đời và phát triển.
Như vậy, kinh tế phát triển là điều kiện quyết định cho sự phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng.
c) Môi trường khoa học công nghệ
Thẻ ra đời và phát triển đều dựa trên công nghệ thông tin hiện đại, Vì vậy, khoa học công nghệ là nhân tố không thể thiếu, quyết định đến sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán thẻ. Một quốc gia có môi trường khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho thanh toán thẻ phát triển.
Tác động của các nhân tố trên sẽ được xem xét thông qua việc đánh giá thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ tại
ngân hàng Công thương Việt Nam
2.1 Tổng quan về ngân nàng Công thương Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN, gọi tắt là Incombank) là một trong bốn NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam. NHCT VN chiếm hơn 25% thị phần toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35%.
NHCT chính thức thành lập vào năm 1996, cho đến nay đã có mạng lưới kinh doanh rộng khắp. Trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội (108 Trần Hưng Đạo), có văn phòng đại diện tại Tp HCM, gồm 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh và hơn 700 điểm giao dịch đặt tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, NHCT VN còn bao gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp, đó là các trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin và các đơn vị thành viên như: Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý và khai thác tài sản.
Là một trong những ngân hàng thương mại đi đầu trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động ngân hàng, nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, NHCT VN là ngân hàng đầu tiên xây dựng trang website nhằm cung cấp thông tin, các tiện ích, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho việc kinh doanh của NHCT và khách hàng. Ngoài ra, NHCT VN còn là một trong những thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính, tín dụng như: Indovina - Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn công thương, Công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC (Vietnam International Leasing Company Limited) – Công ty liên doanh cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam, và Công ty liên doanh bảo hiểm châu Á. Với xu hướng hội
nhập toàn cầu hoá và quốc tế hoá, NHCT VN hiện nay đang là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng châu Á, Hiệp hội phát hành và thanh toán thẻ Visa, Master, Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu. Cho đến nay, NHCT VN đã thiết lập quan hệ đại lý với 735 ngân hàng của 60 quốc gia trên toàn thế giới.
NHCT VN cung cấp danh mục dịch vụ tài chính ngân hàng như mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư, cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHCT VN
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT VN được trình bày trên Hình 2.1. Trong đó, đứng đầu là hội đồng quản trị, tiếp sau là các phòng, các ban và các trung tâm. Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng, ban tiêu biểu như sau:
2.1.2.1 Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
a) Chức năng
- Tham mưu cho tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn phù hợp với qui định của NHCT VN.
b) Nhiêm vụ
- Đầu mối tổ chức và chỉ đạo trong quan hệ với các doanh nghiệp lớn đang có giao dịch hoặc là khách hàng tiềm năng của NHCT VN. Thực hiện công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
- Quản lý, theo dõi, kiểm tra các hợp đồng tín dụng.
- Phối hợp với các phòng liên quan để đàm phán ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng.
- Tổng hợp báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của các doanh nghiệp để phục vụ công tác cho vay bảo lãnh có hiệu quả.
- Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng giảm miễn lãi khi được chủ tịch hội đồng triệu tập.
- Phối hợp với phòng quản lý tín dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách về nghiệp vụ tín dụng và các sản phẩm mới đối với doanh nghiệp lớn.
2.1.2.2 Phòng quản lý các liên doanh và công ty trực thuộc
a) Chức năng
- Là phòng tham mưu cho tổng giám đốc (TGĐ) và hội đồng quản trị (HĐQT) NHCT VN trong việc phát triển các dự án liên doanh, góp vốn, góp vốn cổ phần, công ty trực thuộc phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của NHCT VN.
- Thực hiện các biện pháp về quản lý vốn của NHCT tham gia vào các liên doanh, cấp vốn cho công ty trực thuộc theo đúng quy định của NHCT VN và pháp luật để đảm bảo an toàn, phát triển và đem lại hiệu quả cho NHCT.
b) Nhiêm vụ
- Nghiêm cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và tình hình kinh tế xã hội để tham mưu.
- Làm đầu mối trong quá trình xây dựng, thẩm định dự án, tham gia góp vốn mua cổ phần, xây dựng điều lệ, và hợp đồng của các liên doanh với NHCT.
- Nghiên cứu, thẩm định trình TGĐ về sử dụng nguồn vốn tự có của NHCT. - Nghiên cứu, thẩm định các khoản cho vay, gửi tiền, các hình thức đầu tư khác bằng nghiệp vụ kinh doanh của NHCT VN đối với các đơn vị liên doanh, công ty trực thuộc.
- Theo dõi hoạt động của các đơn vị liên doanh và công ty trực thuộc theo đúng thẩm quyền, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm.
- Trực tiếp kiểm tra phần vốn góp của NHCT và giám sát việc hạch toán về mua cổ phần, góp vốn liên doanh, vốn, lãi của từng công ty trực thuộc.
- Quản lý hồ sơ pháp lý của các đơn vị liên doanh, tổ chức kinh tế NHCT tham gia góp vốn, mua cổ phần và công ty trực thuộc.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng, ban của NHCT VN
2.1.2.3 Phòng quản trị
a) Chức năng
Là phòng tham mưu giúp TGĐ trong việc mua sắm, quản lý, bảo quản trang thiết bị, bảo dưỡng phương tiện đi lại, thực hiện công tác quản trị, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tài sản tại trụ sở chinh NHCT VN, các cơ sở thuộc trụ sở chính và các đơn vị trong toàn NHCT, quản lý nhà ăn tại trụ sở.
b) Nhiêm vụ
- Tổ chức thực hiện công tác quản trị tại trụ sở chính, lập kế hoạch trình duyệt và thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn phòng phục vụ hoạt động tại trụ sở chính.
- Tổ chức công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sủa chữa định kỳ hoặc đột xuất các phương tiện đi lại.
- Tổ chức thực hiện bảo vệ an toàn tài sản, an ninh trật tự tại trụ sở chính, tổ chức thực hiên công tác y tế.
- Kiểm tra thực hiện các qui định về đảm bảo an toàn tài sản và kiểm tra trực tiếp khi có yêu cầu.
Ngoài ra còn rất nhiều phòng, ban khác có chức năng và nhiệm vụ riêng, chúng tôi không trình bày chi tiết ở đây.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT VN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của NHCT VN đã có những bước phát triển khả quan, luôn vượt các chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.
Sau 18 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT VN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phục vụ và góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; không ngừng vươn lên, khẳng định là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam - có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh; phát triển đồng đều các hoạt động kinh doanh trong phạm vi trong nước và quốc
tế; nhanh chóng áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo có uy tín với khách hàng.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, chủ trương đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính, ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT VN trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT VN đến năm 2010 là “Xây dựng NHCT VN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.
Tình hình hoạt động của NHCT VN thể hiện ở các mặt như là hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn, và lợi nhuận của NHCT. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn các hoạt động này.
2.1.3.1 Hoạt động cho vay
Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn cán bộ công nhân viên trong nghành, hoạt động tín dụng của NHCT VN đã đạt được một số kết quả khả đáng quan; được thể hiện qua các số liệu đưa ra trên Hình 2.2.
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn dư nợ cho vay của NHCT VN (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT VN).
Từ năm 2002 đến năm 2005, hiệu quả hoạt động tín dụng của các năm sau luôn cao hơn so với năm trước. Năm 2005, dư nợ cho vay nền kinh tế là 73 nghìn tỷ VNĐ, tăng 55,3% so với năm 2002 về số tương đối, và 26 nghìn tỷ VNĐ về số tuyệt đối. Rõ ràng là việc tăng trưởng dư nợ cho vay đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào biểu đồ biến đổi của dư nợ theo các năm ta thấy những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, năm sau so với năm trước tăng không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh đáp ứng đủ điều kiện tín dụng của NHCT không nhiều, lãi suất cho vay có biến động tăng nên khách hàng tìm đến các nguồn vốn khác - nhất là một số khách hàng lớn…
Hoạt động huy động vốn của NHCT VN đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của NHCT
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động NHCT VN (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT VN).
vẫn tăng trưởng đều qua các năm, thể hiện qua biểu đồ diễn biến tăng trưởng theo các năm, Hình 2.3.
Trong 2005, tổng vốn huy động là 106 nghìn tỷ VNĐ, tăng 26,2% so với năm 2004 và 78,15% so với năm 2002. Có được kết quả này là do NHCT VN đã có những chủ trương chính sách trong công tác huy động vốn hợp lý, thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn, chính sách lãi suất mềm dẻo đảm bảo quyền lợi cho khác hàng. Đồng thời triển khai nhiều hình thức huy động vốn như phát hành kỳ phiếu ghi danh, tiết kiệm dự thưởng với nhiều giải thưởng lớn (trị giá lên tới hàng tỷ đồng), tiết kiệm bậc thang với lãi suất tăng theo giá trị tiền gửi,... Bằng những cố gắng và nỗ lực, NHCT VN đã đạt được những thành công trong công tác huy động vốn , đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý
trong các nguồn ngắn, trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
2.1.3.3 Lợi nhuận của ngân hàng Công thương
Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của NHCT VN (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT VN).
Trong những năm qua, NHCT VN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoat động kinh doanh, lợi nhuận ròng năm sau cao hơn năm trước, điều này có thể theo dõi số liệu trình bày trên Hình 2.4.
Chúng ta có thể thấy rằng trong năm 2005, lợi nhuận ròng của NHCT VN là 540 tỷ VNĐ, gấp hơn 2 lần so với năm 2004 và gấp 3 lần so với năm 2002. Những kết quả trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của NHCT trong những năm gần đây, xứng đáng là một trong bốn NHTM lớn nhất của Việt Nam.
2.2 Thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ tại NHCT VN2.2.1 Quá trình phát triển dịch vụ thẻ tại NHCT VN 2.2.1 Quá trình phát triển dịch vụ thẻ tại NHCT VN
Sau nhiều nỗ lực, năm 1997 NHCT VN bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ với tư cách là đại lý thanh toán thẻ Visa và Master của ngân hàng UOB (United Overseas Bank) Tp HCM. Vào thời điểm này thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu sôi động với sự tham gia của một số NHTM cổ phần trong và ngoài nước, nên việc mở rộng các CSCNT gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng các chính sách Marketing khéo léo và mềm dẻo, NHCT VN đã nỗ lực nhằm mở rộng mạng lưới CSCNT của mình, đáp ứng nhu cầu sử dụng và thanh toán thẻ tại một số tỉnh thành trọng điểm như Hà Nội, Tp HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Năm 1999 NHCT VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Visa, đồng thời trở thành NHTT thẻ tín dụng quốc tế.
Năm 2001, dựa trên những kết quả nghiên cứu thị trường, đồng thời mở rộng đầu tư công nghệ hiện đại, NHCT VN trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống thẻ ATM có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Vào cuối năm 2002, NHCT VN đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức MasterCard. Đây thực sự là một lợi thế quan trọng, quyết định việc NHCT VN chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard vào năm 2004, với 2 loại thẻ vàng và thẻ chuẩn. Cũng trong năm đó, NHCT VN phát hành thẻ Cashcard sử dụng công nghệ Chip, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Hiện nay, NHCT VN đang nỗ lực nhằm đa dạng hoá các loại thẻ ATM, tín dụng bằng cách liên kết với các Công ty hàng không, taxi, siêu thị, nhà hàng… Để đưa sản phẩm vào thị trường. Cũng trong thời gian này NHCT VN bắt đầu tiếp