Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25 - 29)

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu

động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.

Nhìn vào bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có:

Các khoản nợ phải trả người bán. Các khoản ứng trước của người mua. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Các khoản phải trả công nhân viên. Các khoản phải trả khác.

Vay ngắn hạn từ ngân hàng.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được. Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp

quyết định, trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định.

2.1.2.2. Phương thức cho vay

Hiện nay trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay. Hai phương thức cho vay ngắn hạn được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Cho vay theo món: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng thương mại và khách hàng xác

định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất

định.

a. Cho vay theo món

Đặc điểm của loại cho vay này là khách hàng xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó. Như vậy nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay thì khách hàng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể. Cách thức phát tiền vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện như sau:

Phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, ngân hàng phát dần tiền vay theo yêu cầu của khách hàng, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ

số tiền vay vào tài khoản tiền vay.

Thu nợ và lãi: Theo phương thức cho vay này, nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Khi đến ngày trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động lập giấy trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ trích tiền gửi của khách hàng

để thu nợ. Còn tiền lãi ngân hàng sẽ thu sau khi tính toán trên số dưổn định, theo công thức.

Phạm vi áp dụng: Cho vay từng lần theo món được áp dụng trong các trường hợp sau:

Khách hàng vay không thường xuyên.

Khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng.

Thường yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm.

Ưu nhược điểm: Cho vay theo món có những ưu nhược điểm là ngân hàng chủ động sử dụng vốn, thu lãi cao. Nhược điểm của nó là thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, khách hàng không chủđộng được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao do vào một thời điểm khách hàng vừa có số nợ trên tài khoản cho vay vừa có số dư trên tài khoản tiền gửi.

b. Cho vay theo hạn mức tín dụng

Đặc điểm cơ bản của loại hình cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để cho vay nhiều món vay. Cụ thể khách hàng nộp hồ sơ vay vốn một lần vào đầu quý, dù trong quý khách hàng có nhiều món vay cũng chỉ cần làm một hồ sơ duy nhất. Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, trong hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng có nghĩa là vào một thời

điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi

đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.

Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp một bộ hồ sơ xin vay mới.

Phát tiền vay: ngân hàng sẽ căn cứ vào bản kê chứng từ xin vay của khách để

giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp.

Thu nợ: việc thu nợ theo tài khoản cho vay luân chuyển, nghĩa là toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ của khách hàng được dùng ưu tiên để trả nợ vay, khi đó về mặt kế toán ngân hàng ghi có vào tài khoản cho vay luân chuyển và như vậy dư nợ của khách hàng sẽ giảm. Nếu tài khoản cho vay luân chuyển có dư

nợ bằng không (bên nợ tài khoản cho vay luân chuyển phản ánh số tiền khách hàng đã vay) tức là vào thời điểm đó khách hàng đã trả hết nợ ngân hàng. Khi đó

nếu có tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ hoặc thu khác thì ngân hàng sẽ chuyển vào bên có tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Thu lãi: Cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số. Nếu hạn mức tín dụng vẫn còn, ngân hàng sẽ thu lãi bằng cách ghi nợ tài khoản cho vay luân chuyển. Nếu hạn mức tín dụng đã hết thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi.

Phạm vi áp dụng: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.

Nhận xét: cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu điểm sau: (1) Thủ tục

đơn giản, (2) Khách hàng chủđộng được vốn vay, (3) Lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Tuy nhiên loại vay này có nhược điểm là: (1) Ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh, (2) Thu nhập lãi cho vay thấp.

Cách xác định hạn mức tín dụng: Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và trên cơ sở

khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Có như vậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn cho vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, không vì thế mà xác định hạn mức tín dụng quá khắc khe khiến không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

Căn cứđể xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế

Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu

Tài sản lưu động Nợ phải trả

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Nợ ngắn hạn

Chứng khoán ngắn hạn Phải trả cho người bán Khoản phải thu Phải trả cho công nhân viên Hàng tồn kho Phải trả khác

Tài sản lưu động khác Vay ngắn hạn ngân hàng Tài sản cốđịnh ròng Nợ dài hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn Vốn chủ sở hữu

Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu

Dựa vào kế hoạch tài chính này nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng từng bước như sau:

1. Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản. 2. Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn. 3. Xác định hạn mức tín dụng theo công thức:

(a)Hạn mức tín dụng = (b) Nhu cầu vốn lưu động dùng cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch – (c) Nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn tự có – (d) Nguồn vốn ngắn hạn coi như tự có – (e) Nguồn ngắn hạn khác.

(b)= Tổng chi phí sản xuất kinh doanh (hoặc doanh thu theo giá vốn) kỳ kế

hoạch / Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

(c)= Chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn và tài sản ngắn hạn

(d)= Chênh lệch đánh giá lại tài sản (tăng giá) + quỹđầu tư phát triển + quỹ

dự trữ + lợi nhuận chưa phân phối + chênh lệch tỷ giá + quỹ khen thưởng phúc lợi + nguồn kinh phí sự nghiệp

(e)= Vay ngắn hạn ngân hàng khác + phát hành trái phiếu ngắn hạn

2.1.3. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp 2.1.3.1. Mục đích của cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)