0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thu nhập lãi ròng từ hoạt động TDDN /Tổng tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 80 -80 )

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra thu nhập ròng. Nó cho biết cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Qua bảng 11 ta thấy thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm. Năm 2009, 100 đồng tài sản sẽ

tạo ra được 1,5 đồng lợi nhuận, sang năm 2010 thì 100 đồng tài sản đã tạo ra

được 2,4 đồng thu nhập ròng, tăng 0,9 đồng so với năm 2009. Năm 2011 thì chỉ

với 100 đồng tài sản đã tạo ra được 4 đồng thu nhập ròng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã có những chính sách điều chỉnh hợp lý về chi phí nên đã cắt giảm

được bớt chi phí do đó làm cho thu nhập lãi ròng tăng lên đáng kể.

Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tín dụng và các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng doanh nghiệp cho thấy hiệu quả tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng đang có xu hướng tốt dần lên. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa những ưu điểm trên và khắc phục các mặt yếu kém để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

CHƯƠNG 5

BIN PHÁP NHM DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIU QU

HOT ĐỘNG TÍN DNG ĐỐI VI KHI

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIP

5.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA EXIMBANK AN GIANG

5.1.1. Phân tích điểm mạnh của Eximbank An Giang

Là một Ngân hàng thương mại cổ phần, với phương châm kinh doanh là “đi vay để cho vay”, EIB An Giang từ khi thành lập Chi nhánh đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng phát huy uy tín, từng bước hoàn thiện mình, tiếp tục phát triển, hướng tới trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Một số thành tựu mà Eximbank An Giang

đạt được trong giai đoạn 2009 – 2011 là:

Tổng nguồn vốn của Eximbank An Giang tăng lên đáng kể, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nguồn vốn huy động (tỷ trọng chiếm khoảng 50%) trong tổng nguồn vốn (Bảng 3), do các hình thức huy động vốn đã được Ngân hàng áp dụng khá linh hoạt và nguồn vốn đã không ngừng tăng lên cùng với sựđa dạng trong phương thức huy động vốn. Ngân hàng được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả, thực sự tạo niềm tin nơi khách hàng.

Điểm khác biệt so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn là về cơ cấu nguồn vốn huy động. Eximbank An Giang đa dạng về phương thức huy động như: huy

động tiền gửi bằng ngoại tệ, hình thức giữ hộ vàng, tiền gửi bằng nội tệ,... bởi thế

mạnh của Ngân hàng là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại hối. Bên cạnh đó nội tệ huy động cũng tăng lên đáng kể trong năm 2011 do lãi suất huy động tăng cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Thứ hai là sự khác biệt về cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Eximbank An Giang, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức chiếm phần lớn trong tổng vốn, chiếm từ 74% trở lên (Bảng 3) do được sự tín nhiệm của khách hàng, đặc biệt là các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng cùng với sự phục vụ tận tình và nhanh chóng của nhân viên Ngân hàng nên thu hút

ngày càng đông đảo nguồn vốn này. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trởđi thủ tục vay vốn rất đơn giản và nhanh chóng. Đây là một đặc điểm giúp Ngân hàng giữ chân các khách hàng quen thuộc.

Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh cũng đạt được kết quả khả quan qua 3 năm bởi doanh số cho vay tăng nhanh do nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cùng với quy trình thủ tục cho vay nhanh gọn của Ngân hàng, công tác thu nợ cũng có hiệu quả do có hệ số thu nợ khá tốt tăng từ

53,12% năm 2009 lên 102,36% vào năm 2010, và đạt 93,92% năm 2011 (Bảng 12). Tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 cũng tăng là do Ngân hàng đã tăng cường thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng.

Mặc dù lãi suất có xu hướng ngày càng tăng nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân vẫn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, có thể nói nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trong năm 2011 nhưng vẫn không đáp

ứng đủ cho nền kinh tế hiện nay, vốn huy động của Eximbank An Giang chỉ đáp

ứng khoảng 50% để cho vay (Bảng 3). Tuy nhiên, đó cũng là một điều khả quan trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng bởi nguồn vốn huy động được sử dụng hết một cách hiệu quả chứ không bị tồn đọng.

Công tác huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm đã đáp ứng phần nào kịp thời cho công tác cho vay của Ngân hàng, hỗ trợ nguồn vốn đắc lực cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và thu nợ là dấu hiệu đáng mừng và

đầy khả quan cho Eximbank An Giang. Để đạt điều đó nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Ban Giám đốc, các phòng ban,...và sự làm việc nhiệt tình, năng động và hiệu quả của từng cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

5.1.2. Phân tích điểm yếu của Eximbank An Giang

Đạt được những kết quả trên là nhờ sựđóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Một tập thể đoàn kết, ý thức trách nhiệm và quyết tâm tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Ngân hàng còn có khá nhiều

mặt hạn chế trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân vì chưa phát huy hết khả năng của mình tại địa bàn tiềm năng này.

Chi nhánh vẫn còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở khá nhiều chiếm 33% - 55% trong tổng nguồn vốn (Bảng 3), điều này cho thấy Ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn cho vay. Do đó, cần nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn và hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển để nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng hơn nữa.

Nợ quá hạn trong năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009, do Chi nhánh mới thành lập vào tháng 10/2008 nên trong năm 2009 Chi nhánh đang trong giai

đoạn tìm kiếm khách hàng và chú trọng vào việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh đến khách hàng nên tình hình phát vay chưa cao dẫn tới nợ quá hạn là 195 triệu đồng. Sang năm 2010 tình hình kinh doanh của Chi nhánh khá ổn định, khách hàng ngày càng nhiều làm cho doanh số cho vay tăng nhanh, do đó nợ quá hạn cũng tăng theo, đạt 10.375 triệu đồng. Đến năm 2011 tình hình cũng vẫn như

vậy và nợ quá hạn lên đến 16.909 triệu đồng (Bảng 10). Đây đúng là một vấn đề đáng lo lắng và cần sự quan tâm của cấp lãnh đạo Ngân hàng để xử lý các khoản nợ này.

Trần lãi suất huy động bị khống chế trước sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Hơn thế nữa, việc huy động vốn ngày càng khó khăn do sự phát triển của thị trường vốn, các Ngân hàng trong cùng địa bàn không ngừng mở Chi nhánh, phòng giao dịch mới cạnh tranh khách hàng với Eximbank An Giang.

Để thu hút khách hàng đến giao dịch nên Eximbank An Giang đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao nên lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng tương ứng. Điều này cũng ảnh hưởng một phần đến công tác cho vay của Ngân hàng.

Thêm vào đó, lãi suất cho vay tăng cao nên các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng.

Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán là hai phương thức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Ở đây, tiền gửi của TCTD và phát

hành giấy tờ có giá chưa được Ngân hàng chú trọng đầu tư.

Với phần mềm Korebanking mà Ngân hàng đem vào áp dụng đã mang lại những kết quảđáng ghi nhận trong việc quản lý và cũng như giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên do Korebanking là phần mềm quản lý dữ liệu tập trung thống nhất trong toàn hệ thống, nên có thể xảy ra tình trạng nghẽn mạch và bị chậm.

Còn thiếu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giao dịch của nhân viên.

Môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng chưa thực sự thoải mái vì không gian chật hẹp nên phần nào làm giảm năng suất công việc.

5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA EXIMBANK AN GIANG

5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn từ khối khách hàng doanh nghiệp 5.2.1.1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin 5.2.1.1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và hội nhập. Công nghệ thông tin chính là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, Eximbank Việt Nam nói chung và Eximbank An Giang nói riêng, với nội lực của mình đã cố gắng tập trung đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm, viễn thông, các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới để tạo cho khách hàng giao dịch thuận tiện nhất. Nhưng qua tìm hiểu và phân tích thì công nghệ

của Ngân hàng có một số mặt còn hạn chế, nên cần chú ý hơn ở những biện pháp sau:

- Đối với phần mềm Korebanking phải chủ trương có cách xử lý kịp thời khi tình huống nghẽn mạch xảy ra.

- Tăng cường công nghệ hỗ trợ việc quản lý thông tin khách hàng tốt hơn và quản lý rủi ro trong hoạt động. Đầu tư những trang thiết bị hiện đại hơn cho nhân viên tiến hành giao dịch một cửa.

- Triển khai sớm công nghệ thẻ chíp để bảo đảm sự an toàn và tiện lợi hơn cho khách hàng.

Đời sống ngày càng nâng cao thì càng đòi hỏi sự tiện nghi, nhanh chóng. Áp dụng những công nghệ mới chính là đòn bẩy giúp Ngân hàng có thể khẳng

định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

5.2.1.2. Phát huy nguồn lực con người

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng xem con người là nguồn lực quan trọng nhất. Ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ nên trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ của nhân viên là rất quan trọng. Nó tạo nên bản sắc văn hoá rất riêng cho mỗi Ngân hàng. Nền kinh tế ngày nay người ta còn gọi là “Nền kinh tế của sự cảm nhận”, ý muốn nói ngoài mua các sản phẩm thì người ta còn mua chính sự cảm nhận của họ qua cách phục vụ và môi trường phục vụ khi mua sản phẩm đó. Vì vậy để tạo sự hài lòng nơi khách hàng, Ngân hàng cần chú ý thêm một sốđiểm để tạo ra một môi trường làm việc tốt cho nhân viên của mình:

- Cần mạnh tay hơn về thay đổi chính sách về thu nhập đối với các vị trí cao cấp để thu hút nguồn nhân sự có chất lượng cao.

- Tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

- Đầu tư hơn cho ngân sách đào tạo và học tập các phương pháp đào tạo từ

nước ngoài.

- Những chỉ tiêu về huy động vốn cần giao cụ thể cho từng thành viên và có chếđộđãi thưởng đối với thành viên hoàn thành xuất sắc công việc.

- Ngân hàng cần tạo một môi trường làm việc thông qua các chính sách quản lý khoa học, rõ ràng và chế độ đãi ngộ tương xứng. Mà trước hết là triển khai nhanh chóng việc xây dựng xong cơ sở mới, vừa thuận tiện cho giao dịch vừa tốt cho năng suất làm việc của nhân viên.

5.2.1.3. Đa dạng hoá trong phương thức huy động vốn

Nhằm tăng cường nguồn vốn huy động tại chỗ, các Ngân hàng cần đa dạng hóa các phương thức huy động vốn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. EIB An

Giang cũng đã và đang áp dụng những phương thức huy động vốn như một Ngân hàng TMCP. Vậy những biện pháp cần được xem xét là:

- Nắm chắc phân khúc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xác định

đối tượng khách hàng truyền thống là các cá hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, Ngân hàng cần tập trung sức lực để phát triển chiều sâu hơn vào hệ thống khách hàng này. Tận dụng khoảng thời gian vài năm tới, khi phân khúc thị trường này còn nằm trong khả năng khai thác để đẩy mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nắm chắc phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Về phát hành giấy tờ có giá:

+ Cần được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi hơn nữa nhưng tác dụng của loại tiền gửi này đến người dân.

+ Áp dụng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng. + Đẩy mạnh nhiều chương trình khuyến mãi.

- Với tiền gửi của các TCTD:

+ Mở rộng mối quan hệ với nhiều Ngân hàng hơn nữa để tạo sự liên thông giữa các Ngân hàng, tiện lợi hơn cho khách hàng khi gửi và rút tiền.

Ngoài ra thị trường thẻ hiện là thị trường tiềm năng đối với các Ngân hàng, do đó cần tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán qua các cửa hàng, siêu thị, khách sạn,... đặc biệt phát huy vai trò của các loại thẻ quốc tế vì nhu cầu đi nước ngoài của người dân ngày càng tăng lên.

5.2.1.4. Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới

Cơ sở vật chất rất quan trọng, vì nó thể hiện tầm vóc, vị thế và uy tín của một Ngân hàng. Và sự thật là rất nhiều khách hàng đã căn cứ vào tầm vóc của trụ

sở, trang thiết bị sử dụng để đặt niềm tin vào Ngân hàng đó. Vì vậy, Ngân hàng cần lưu ý một sốđiểm sau:

Chú trọng trang bị các trang thiết bị hiện đại, ấn tượng đặc trưng riêng đối với Ngân hàng.

Về mạng lưới thì Ngân hàng cần tiếp tục duy trì định hướng phát triển, mở

rộng mạng lưới, hướng vào phân khúc của mình, để chủđộng mở rộng thị trường và chiếm thị phần đón đầu trong quá trình hội nhập. Đồng thời mở nhiều phòng giao dịch để huy động nhiều hơn vốn nhàn rỗi của khách hàng cá nhân và hỗ trợ đắc lực cho mảng dịch vụ bán lẻ, đặt thêm nhiều máy rút tiền tựđộng ATM để

thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng.

5.2.1.5. Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng

Thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

đó. Khi được nhiều khách hàng biết đến thì doanh nghiệp đó đã có những thành công bước đầu. Điều kế tiếp là khẳng định và củng cố niềm tin nơi khách hàng bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm, Ngân hàng cũng không ngoài những tiêu chí đó. Với Ngân hàng thì phải tạo cho khách hàng có được niềm tin tuyệt đối thì mới có thể tăng nguồn vốn huy động của mình. Một số biện pháp cần làm:

- Tăng cường quảng bá Ngân hàng mình thông qua các chương trình giới

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 80 -80 )

×