Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ tập đọc luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 70)

8. Bố cục của đề tài

3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm

3.6.1. Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS

Chúng tôi đánh giá dựa trên:

+ HS thực hiện các bài tập của bài dạy. + Cách hiểu và trình bày về nghĩa của từ.

+ Khả năng huy động vốn từ và phân loại vốn từ. + Cách sử dụng từ trong câu.

Bảng 6: Mức độ nắm vốn từ của HS lớp 2

Lớp Thực hiện bài tập Hiểu nghĩa từ MRVT,

phân loại vốn từ Sử dụng từ

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

Thực nghiệm (35 HS) 7 26 2 0 15 14 6 0 6 26 3 0 11 16 8 0 Tỷ lệ (%) 20 74,3 5,7 0 42,9 40 17,1 0 17,1 74,3 8,6 0 31,4 45,7 22,9 0 Đối chứng (35 HS) 5 16 13 1 4 10 21 1 4 18 10 3 3 12 16 4 Tỷ lệ (%) 14,3 45,7 37,1 2,9 11,4 28,6 60 2,9 11,4 51,4 28,6 8,9 8,9 34,3 45,7 11,4

Kết quả thử nghiệm cho thấy, mức độ nắm vốn từ của HS lớp thử nghiệm cao hơn hẳn ở lớp đối chứng. Cụ thể là:

Ở lớp thử nghiệm, hầu hết các em đều thực hiện được các bài tập nhanh và đúng. Có 7 HS thực hiện rất nhanh và đúng tất cả các bài tập mà GV đưa ra, chiếm 16,6%. Hầu hết HS ở lớp thử nghiệm đều thực hiện tương đối đúng và nhanh

(chiếm 74,3%), chỉ có 2 HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 5,7%), đặc biệt không có HS nào thực hiện bài tập sai. Còn ở lớp đối chứng, vẫn có 1 HS (chiếm 2,9%) thực hiện sai, số HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 37,1%), nhiều hơn ở lớp thử nghiệm tới 31,4%.

Khi yêu cầu các em trình bày về nghĩa của từ, ở lớp thử nghiệm có 15 HS hiểu nghĩa từ và trình bày đủ, chính xác (chiếm 42,9%) trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 4 HS (chiếm 11,4%). Mặt khác, ở lớp đối chứng, số HS hiểu nghĩa từ lơ mơ rất nhiều (chiếm 60%), thậm chí có HS còn không hiểu nghĩa từ (chiếm 2,9%).

Khi HS thực hiện nhiệm vụ MRVT và phân loại quản lý vốn từ, ở lớp thử nghiệm có 6 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng (chiếm 17,1%). Số HS huy động vốn từ tương đối nhanh, phân loại vốn từ tương đối đúng chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 74,3%). Trong khi đó ở lớp đối chứng, có 4 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng, đặc biệt, tỷ lệ HS huy động vốn từ chậm, phân loại vốn từ chưa đúng (chiếm 8,9%).

Về sử dụng từ, số HS đạt loại tốt, khá, TB, ở lớp thử nghiệm đều cao hơn hẳn lớp đối chứng: 31,4%/8,9%, 45,7%/34,3%, ở lớp thử nghiệm không có HS loại yếu, còn ở lớp đối chứng có tới 4 HS sử dụng từ sai, ở mức độ yếu (chiếm 11,4%).

Như vậy, chúng ta có thể thấy, kết quả ở lớp thử nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

3.6.2. Hứng thú học tập của HS trong giờ học Tập đọc

Hứng thú học tập của HS hai lớp cũng có sự khác nhau rõ rệt. Nếu như ở lớp thử nghiệm, 100% HS tham gia tích cực vào bài học, hăng say, sôi nổi phát biểu xây dựng bài thì ở lớp đối chứng có đến 22 HS không chú ý vào bài học hoặc làm việc riêng (chiếm 62,9%). Điều đó chứng tỏ các biện pháp được sử dụng trong giờ học Tập đọc đã mang lại hiệu quả. HS thích làm các bài tập, hòa hứng với các trò chơi học tập, thảo luận nhóm sôi nổi tự mình khám phá ra từ mới, nắm nghĩa từ, sử dụng từ. vận dụng các biện pháp làm giàu vốn từ đã đề xuất vào bài học làm cho lớp học sôi nổi rất nhiều.

Ở các lớp đối chứng, GV không sử dụng các biện pháp dạy học tích cực như tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và tổ chức trò chơi học tập, không thiết kế thêm các bài tập giải nghĩa, không sử dụng phương pháp thi đua khen thưởng trong giờ Tập đọc… khiến cho HS không chú ý vào bài học, các em thấy mệt mỏi, giờ học ồn ào vì HS nói chuyện riêng.

Từ những phân tích kết quả thử nghiệm trên cho thấy, đề tài chúng tôi nghiên cứu là có căn cứ và nó thực sự quan trọng, cần thiết để phục vụ cho quá trình làm giàu vốn từ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ tập đọc luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w