8. Bố cục của đề tài
2.1.3. Nguyên tắc hiệu quả
Các biện pháp đề xuất phải góp phần nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS lớp 2. Cụ thể, phải giúp HS nắm rõ nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, phân loại quản lý vốn từ, sử dụng từ để phục vụ cho nhu cầu học tập giao tiếp.
2.1.4. Nguyên tắc khả thi
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở vật chất, điều kiện dạy học làm giàu vốn từ thông qua giờ Tập đọc của nhà trường, kiến thức chung về vốn từ tiếng Việt của GV tiểu học. Đặc biệt, các biện pháp đề xuất phải dễ sử dụng và sử dụng được rộng rãi trong thực tế làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ tập đọc.
2.2. Các biện pháp đề xuất
2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS trong giờ Tập đọc hoạt động hiểu nghĩa từ của HS trong giờ Tập đọc
2.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, với tư cách là người nhận, người nghe hoặc người đọc, gặp một từ ngữ mà chúng ta không hiểu nghĩa, chúng ta không thể hiểu được đầy đủ ý người nói, người viết muốn diễn tả. Còn khi muốn nói hoặc viết để diễn đạt một ý nào đó, nếu không tìm được từ ngữ thích hợp hoặc không nắm được nghĩa của từ mình muốn sử dụng thì chúng ta sẽ không diễn đạt được trọn vẹn, rõ ràng điều mình muốn nói. Đối với HS nhỏ tuổi, muốn viết được
câu, đoạn hay, giàu cảm xúc, trước hết, các em phải nắm được nghĩa của từ để sử dụng phù hợp, đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hiểu nghĩa từ có vai trò rất quan trọng đối với HS trong quá trình làm giàu vốn từ. Tuy nhiên, trong thực tế, khi điều tra vốn từ của HS lớp 2, chúng tôi thấy vốn từ của HS còn nhiều hạn chế, đa số các em chỉ mới nắm nghĩa của từ một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chưa chính xác, vốn từ của HS còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Hầu hết các bài Tập đọc đều có các từ ngữ yêu cầu GV phải hướng dẫn HS tìm nghĩa của các từ đó.
Ví dụ: Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có các từ ngữ cần giải nghĩa là: Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
Bài “Ngôi trường mới” có các từ cần giải nghĩa là: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương.
2.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng bài tập giải nghĩa từ là sự vận dụng quan điểm giao tiếp vào trong quá trình giải nghĩa từ cho HS, đó là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện để nắm được nghĩa của từ trong bài học.
Sử dụng các bài tập giải nghĩa từ trong giờ học, HS sẽ hứng thú hơn với nhiệm vụ của mình. Nếu sử dụng các biện pháp khác, HS đóng vai trò là khách thể thụ động lĩnh hội nghĩa của từ, HS nghe GV (nếu GV sử dụng biện pháp giảng giải) hoặc các bạn khác trong lớp giải nghĩa từ (nếu GV sử dụng biện pháp đàm thoại) nên hiệu quả và nhớ nghĩa từ của HS không cao. Nếu sử dụng bài tập để hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ, HS đóng vai trò là chủ thể chủ động lĩnh hội tri thức, các em được tự mình tìm hiểu, khám phá ra nghĩa của từ nên hoạt động tìm hiểu nghĩa từ trở thành hoạt động thú vị của HS, các em cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ này. Mà đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng, khi các em đã hứng thú với một công việc, các em dễ dàng say mê công việc đó nên hiệu quả học tập lĩnh hội tri thức của HS sẽ cao hơn mức bình thường. Vì vậy, sử dụng bài tập giải nghĩa
từ sẽ tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả hiểu nghĩa từ cho HS lớp 2 tại giờ Tập đọc.
Hơn nữa, khi HS làm các bài tập giải nghĩa từ, sử dụng các biện pháp này, GV có thể hạn chế được tình trạng chỉ có một số HS được hoạt động với từ, các HS khác thụ động tiếp nhận, nghĩa của từ chỉ lướt qua trong trí nhớ của đa số HS. Quá trình tìm hiểu và ghi nhớ như vậy không phù hợp với với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng. HS muốn hiểu, muốn ghi nhớ, các em phải được thao tác, phải được hoạt động với từ và nghĩa của từ.
Quy trình thiết kế một bài tập gải nghĩa tương đối đơn giản, việc chuẩn bị để đưa bài tập vào bài học cũng không công phu và không tốn kém, GV có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình dạy của mình. Để thiết kế một bài tập, GV phải có từ và nghĩa của từ. Những điều kiện này có sẵn ở GV, nếu không sử dụng bài tập, GV vẫn phải có có từ và nghĩa của từ để dạy cho HS. GV có thể chuẩn bị bài tập vào bảng phụ, phiếu bài tập để hướng dẫn HS tìm hiếu nghĩa của từ trong giờ học.
Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng“Đầm ấm” có nghĩa là:
a) Đông vui b) Ấm áp
c) Gần gũi, thương yêu.
(“Bà cháu”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.87) Xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực háo hoạt động hiểu nghĩa từ góp phần làm giảm bớt tính trừu tượng của từ, nghĩa của từ sẽ hình thành đầy đủ hơn trong trí nhớ của HS. HS có điểm tựa cho việc ghi nhớ nên hiệu quả ghi nhớ nghĩa của từ sẽ cao hơn.
Khi thiết kế phiếu bài tập, GV phải thiết kế các bài tập trong đó có cả bài tập giải nghĩa từ, để cụ thể hóa nhiệm vụ HS phải thực hiện để hoàn thành bài tập. Ngoài ra, xây dựng bài tập giải nghĩa từ dùng trong giờ tập đọc, GV tiết kiệm được thời gian, đào sâu tri thức bài dạy.
Như vậy, xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS có ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy nghĩa từ nói riêng và quá trình làm giàu vốn từ cho HS nói chung. Đây là biện pháp góp phần tích cực hóa hoạt động của HS, chuyển hoạt động giải nghĩa từ của GV thành hoạt động tự tìm hiểu nghĩa từ của HS. HS tích cực, chủ động hứng thú trong khi học nên hiệu quả giờ học Tập đọc sẽ được nâng cao.
2.2.1.3. Cách thực hiện
Để sử dụng biện pháp này trong làm giàu vốn từ, GV cần thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị
Bước này thuộc khâu soan giáo án, thiết kế bài giảng trước khi lên lớp của GV. Trong bước này, GV phải làm các công việc sau:
- Xây dựng bài tập giải nghĩa từ phải đảm bảo các nguyên tắc của phương pháp dạy học tiếng Việt như: nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc khả thi…
Quy trình xây dựng bài tập giải nghĩa từ gồm các bước sau: Bước 1: Lựa chọn từ cần giải nghĩa
Trong mỗi bài Tập đọc không phải các từ đều giải nghĩa cho HS, khi lựa chọn các từ giải nghĩa trong bài, GV cần lưu ý:
+ Dựa vào các bài tập Tập đọc để dự kiến những từ HS còn thắc mắc chưa hiểu. Những từ đó phải liên quan đến nội dung, chủ đề bài học.
+ Từ lựa chọn giải nghĩa từ phải là từ đa số HS chưa hiểu hoặc hiểu nghĩa còn sai chưa đầy đủ.
Bước 2: Chọn nghĩa từ thích hợp cho những từ cần giải nghĩa.
Một từ có thể có nhiều nét nghĩa. Chúng ta cần lựa chọn những nét nghĩa của từ theo mục đích giải nghĩa. Thường đây là những nét nghĩa cơ bản của từ phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 2.
Hình thức bài tập phải phù hợp với từ cần giải nghĩa. Chú ý trong cùng một bài cần có sự thay đổi các hình thức bài tập giải nghĩa từ để tránh sự nhàm chán và giảm sự hứng thú của HS.
Bước 4: Xây dựng bài tập hoàn chỉnh.
Xây dựng bài tập cần tuân thủ các nguyên tắc của các phương pháp dạy học tiếng Việt. Đặc biệt, lệnh bài tập phải rõ ràng, chính xác, phần dữ liệu phải phong phú, đa dạng phù hợp với nhận thức của HS. Khi xây dựng xong bài tập, GV cần kiểm tra lại tính khả thi của bài tập rồi mới sử dụng.
- Xác định thời điểm sử dụng bài tập giải nghĩa từ.
GV phải nghiên cứu kỹ nội dung của các bài tập, xác định đưa bài tập giải ghĩa từ nào vào thời điểm nào? Trước hay sau khi thực hiện yêu cầu chính của bài tập.
Thông thường, đối với các bài tập Tập đọc theo quan hệ ngữ nghĩa và bài tập sử dụng từ HS cần hiểu nghĩa từ mới có thể tìm hiểu nghĩa của câu đoạn, từ đó nêu lên phát biểu, cảm nghĩ đối với bài Tập đọc vừa được học.
Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng, “Đoàn kết” có nghĩa là:
a) Gắn liền với nhau b) Tụ tập nhau lại
c) Yêu mến, chung sức, chung lòng để làm việc.
Khi HS đã hiểu nghĩa của những từ khóa của bài Tập đọc, lúc này GV yêu cầu các em rút ra bài học: Qua bài Tập đọc “Câu chuyện bó đũa” người cha muốn khuyên các con điều gì?
b) Thực hiện bài tập
Khi đưa bài tập giải nghĩa từ bổ sung vào bài dạy, GV cần phải lưu ý đảm bảo tất cả HS trong lớp đều hiểu nghĩa của từ và GV phải sử dụng linh hoạt để dành thời gian cho HS thực hiện yêu cầu khác của bài dạy. Sau khi HS tìm được nghĩa của các từ, GV nên cho 2, 3 HS đọc lại từ và nghĩa của từ để HS nhớ lâu nghĩa của từ.
2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong giờ Tập đọc tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong giờ Tập đọc
2.2.2.1. Phương pháp làm việc theo nhóm
Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học.
Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.
Dạy các bài Tập đọc bằng phương pháp làm việc theo nhóm góp phần hình thành kỹ năng giao tiếp cho HS, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng miệng, khả năng hợp tác và khả năng độc lập suy nghĩ.
2.2.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và luyện tập sử dụng từ cho HS
Phương pháp làm việc theo nhóm có ý nghĩa quan trọng trong dạy học làm giàu vốn từ cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng. Qua làm việc theo nhóm, ngôn ngữ và tư duy của HS trở nên linh hoạt. Khi tổ chức làm giàu vốn từ bằng phương pháp làm việc theo nhóm, GV có cơ hội tận dụng ý kiến và kinh nghiệm của HS, HS làm việc theo nhóm có tác dụng kích thích sự hăng say suy nghĩ hơn hẳn khi làm việ độc lập, các em dễ dàng tìm ra cách làm và đáp án của bài tập. Các thành viên trong nhóm đều phải hoạt động tích cực trong không khí thi đua với các nhóm khác.
Phương pháp làm việc theo nhóm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện nhiệm vụ MRVT và luyện tập sử dụng từ cho HS. Do tính đặc thù của phân môn Tập đọc là rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, hiểu văn bản để từ đó cảm thụ được bài văn, bài thơ hay câu chuyện…, nên việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm
ở giờ Tập đọc cũng mang đặc thù riêng so với các môn học khác. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm phải phù hợp với đặc trưng, mục tiêu của giờ học tránh sa vào việc tổ chức làm việc theo nhóm mà quên các nhiệm vụ khác của giờ Tập đọc có như thế biện pháp làm việc theo nhóm mới đạt được hiệu quả cao.
Ở giờ Tập đọc, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm qua hình thức yêu cầu HS đọc bài theo nhóm, thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi khó hay tìm nghĩa của những từ khó. Khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ đọc văn bản, các em sẽ có cơ hội tiếp xúc với ngôn từ nhiều hơn, từ đó không những rèn luyện kỹ năng đọc trôi chảy, mạch lạc, diễn cảm mà còn cảm nhận được vẻ đẹp cũng như giá trị nghệ thuật của ngôn từ. Cùng với việc hiểu nghĩa từ các em sẽ hiểu được nội dung văn bản và cảm nhận được cái hay của văn bản cũng chính là cái hay của ngôn từ.
a) Đối với nhiệm vụ MRVT
+ Khi bắt đầu vào học lớp 2, vốn từ của HS vẫn chưa nhiều do quá trình tích lũy của các em vẫn còn hạn chế, tuy nhiên các em vẫn có một vốn từ nhất định để sử dụng trong học tập và quá trình giao tiếp. Vốn từ của HS phong phú hay không phụ thuộc vào quá trình tích cực hoạt động và học tập của HS.
Dạy học tiếng Việt khác với dạy học các thứ tiếng khác trong nhà trường tiểu học, đối với dạy các thứ tiếng khác (tiếng Anh, tiếng Pháp…) những từ mới trong bài học là những từ HS mới được nghe, nói, đọc, viết lần đầu thì trong bài Tập đọc không phải khi nào tất cả các từ đều là những từ mới đối với HS. Đó có thể là những từ HS đã được nghe, đọc, viết trong quá tình học tập và giao tiếp trong và ngoài nhà trường. Vì vốn từ của HS khác nhau nên với một từ được đưa ra trong giờ học có thể là từ mới đối với HS này nhưng không là từ mới đối với HS khác.
Tổ chức dạy học theo phương pháp làm việc theo nhóm đối với các bài tập Tập đọc, GV có thể tận dụng tối da những đặc điểm trên để MRVT cho HS. Trong quá trình làm việc theo nhóm, HS có thể bổ sung từ cho nhau. Với một yêu cầu của việc tìm từ, mỗi cá nhân HS sẽ tìm được một số từ nhất định, các từ mỗi cá nhân tìm được. Số lượng từ này là sản phẩm chung của cả nhóm, sau thảo luận, các
từ này sẽ được các thành viên trong nhóm ghi nhớ vào đầu óc của mỗi người và trở thành vốn từ riêng của cá nhân. Vốn từ này sẽ nhiều hơn vốn từ của HS có được khi hoạt động độc lập.
Hơn thế nữa, khi các nhóm, ngoài số lượng từ bản thân tìm được mỗi HS sẽ có thêm 2 lần được bổ sung thêm từ mới vào trong vốn từ của mình. Vốn từ HS có được sau khi thảo luận nhóm nhiều hơn rất nhiều so với vốn từ của mỗi HS lĩnh hội được khi GV sử dụng các phương pháp khác.
+ Khi tổ chức cho HS làm các bài tập Tập đọc bằng phương pháp làm việc theo nhóm, GV sẽ có điều kiện hình thành cho HS sự “nhạy cảm” về từ ngữ. Nghĩa là không phải khi nào những từ mỗi HS trong nhóm tìm được đều là những từ theo yêu cầu tìm kiếm. Đó là những từ HS tìm bị “lạc” hệ thống. Khi một HS trong nhóm đưa ra từ “lạc”, các HS khác trong nhóm phải nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những từ đó ra khỏi hệ thống từ cần tìm. Điều này tạo cho HS khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt với các từ ngữ, đồng thời cũng góp phần phát triển tư duy hệ thống cho HS.
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để MRVT tạo điều kiện cho tất cả HS