8. Bố cục của đề tài
2.3. Tiểu kết chương 2
2.3.1. Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2, chúng tôi đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau
- Nguyên tắc khoa học - Nguyên tắc thực tiễn - Nguyên tắc hiệu quả - Nguyên tắc khả thi
2.3.2. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2
Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ cho HS trong giờ Tập đọc.
Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong giờ Tập đọc
Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong giờ Tập đọc.
Biện pháp 4: Vận dụng hợp lý hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong giờ học Tập đọc.
Chương 3
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thử nghiệm
Việc tổ chức dạy học thử nghiệm, chúng tôi tiến hành nhằm mục đích kiểm tra đánh giá tính khả thi của các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 đã đề xuất.
Những tiền đề lý luận cho đến các biện pháp làm giàu vốn từ khóa luận nêu ra mang ý nghĩa nghĩa như những giả định. Thử nghiệm là bước đưa những giả định đó vào thực tiễn, xác nhận hiệu quả và giá trị của những biện pháp mà khóa luận đã đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện việc tổ chức các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Đối tượng thử nghiệm
HS lớp 2 trường tiểu học Lê Mao (thành phố Vinh) Lớp 2B: sĩ số 35 HS: lớp thử nghiệm.
Lớp 2H: sĩ số 35 HS: lớp đối chứng.
Chúng tôi đã nghiên cứu, soạn giáo án, sau đó, GV thử nghiệm tổ chức dạy theo giáo án này ở các lớp thử nghiệm, lớp đối chứng GV soạn giáo án và dạy bình thường.
3.4. Nội dung thử nghiệm
Nội dung thử nghiệm là các bài giảng cụ thể. Chúng tôi lựa chọn 2 bài Tập đọc thuộc cùng một chủ đề trong chương trình lớp 2 là:
Bài 1: “Kho báu”
Bài 2: “Cây đa quê hương”
3.5. Tiến hành thử nghiệm3.5.1. Soạn giáo án 3.5.1. Soạn giáo án
Chúng tôi soạn 2 giáo án tương ứng với 2 tiết dạy. Những giáo án này thực hiện đầy đủ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất. Các lớp đối chứng chúng tôi để GV soạn giáo án và lên lớp bình thường.
Ở các lớp thử nghiệm, GV thực hiện giáo án, cách làm của chúng tôi như sau: + Chúng tôi soạn giáo án và giao trước cho GV đang trực tiếp giảng dạy tại lớp 2).
+ Trao đổi với GV thử nghiệm. Với mỗi bài thử nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo các bước:
- Trình bày rõ về ý đồ thử nghiệm trong từng bài mới với GV thử nghiệm, nêu rõ các biện pháp cần thực hiện, phân tích những điểm khác với cách dạy truyền thống, dự kiến khó khăn và hướng giải quyết.
GV thử nghiệm nghiên cứu bài soạn, nêu những thắc mắc và ý kiến bổ sung để hoàn chỉnh giáo giáo án. GV nắm vững và sử dụng giáo án như sản phẩm của mình để thực hiện một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trên lớp.
3.5.2. Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm lớp 2
Quan sát quá trình hoạt động dạy – học của GV và HS trên lớp để thấy khả năng thực hiện giáo án của GV và hứng thú học tập của HS.
Theo yêu cầu của chúng tôi, những người dự giờ có ghi chép diễn biến của tiết học, cuối cùng có ghi những ý kiến nhận xét của mình về tiết dạy và biên bản dự giờ. Sau mỗi giờ dạy, chúng tôi đều tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về tiết dạy đó, gặp gỡ trao đổi với HS để thấy mức độ hứng thú, tiếp thu của các em trong giờ học.
3.5.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm
Việc đánh giá thử nghiệm căn cứ vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Khả năng nắm nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ và sử dụng từ của HS. Tiêu chí 2: Hứng thú học tập của HS trong giờ học.
Ở tiêu chí 1 chúng tôi chia ra các mức độ: - Mức độ giỏi:
+ HS thực hiện các bài tập rất nhanh và đúng. + HS hiểu nghĩa từ chính xác đầy đủ.
+ HS huy động vốn từ nhanh ( khoảng 15 – 20 từ), phân loại vốn từ đúng. + HS sử dụng đúng từ, chính xác, linh hoạt.
- Mức độ khá:
+ HS thực hiện các bài tập nhanh và đúng. + HS hiểu nghĩa từ tương đối chính xác đầy đủ.
+ HS huy động vốn từ tương đối nhanh ( khoảng 10 – 14 từ), phân loại vốn từ đúng.
+ HS sử dụng đúng từ nhưng chưa linh hoạt. - Mức độ trung bình:
+ HS thực hiện các bài tập đúng nhưng chậm. + HS hiểu nghĩa lơ mơ, chưa đầy đủ nghĩa của từ.
+ HS sử dụng đúng từ còn vụng và chậm. - Mức độ yếu:
+ HS thực hiện các bài tập sai. + HS chưa hiểu được nghĩa của từ.
+ HS huy động vốn từ ( khoảng 1 – 4 từ), không phân loại được vốn từ. + HS sử dụng đúng từ chưa chính xác.
3.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm
3.6.1. Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS
Chúng tôi đánh giá dựa trên:
+ HS thực hiện các bài tập của bài dạy. + Cách hiểu và trình bày về nghĩa của từ.
+ Khả năng huy động vốn từ và phân loại vốn từ. + Cách sử dụng từ trong câu.
Bảng 6: Mức độ nắm vốn từ của HS lớp 2
Lớp Thực hiện bài tập Hiểu nghĩa từ MRVT,
phân loại vốn từ Sử dụng từ
Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
Thực nghiệm (35 HS) 7 26 2 0 15 14 6 0 6 26 3 0 11 16 8 0 Tỷ lệ (%) 20 74,3 5,7 0 42,9 40 17,1 0 17,1 74,3 8,6 0 31,4 45,7 22,9 0 Đối chứng (35 HS) 5 16 13 1 4 10 21 1 4 18 10 3 3 12 16 4 Tỷ lệ (%) 14,3 45,7 37,1 2,9 11,4 28,6 60 2,9 11,4 51,4 28,6 8,9 8,9 34,3 45,7 11,4
Kết quả thử nghiệm cho thấy, mức độ nắm vốn từ của HS lớp thử nghiệm cao hơn hẳn ở lớp đối chứng. Cụ thể là:
Ở lớp thử nghiệm, hầu hết các em đều thực hiện được các bài tập nhanh và đúng. Có 7 HS thực hiện rất nhanh và đúng tất cả các bài tập mà GV đưa ra, chiếm 16,6%. Hầu hết HS ở lớp thử nghiệm đều thực hiện tương đối đúng và nhanh
(chiếm 74,3%), chỉ có 2 HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 5,7%), đặc biệt không có HS nào thực hiện bài tập sai. Còn ở lớp đối chứng, vẫn có 1 HS (chiếm 2,9%) thực hiện sai, số HS thực hiện đúng nhưng còn chậm (chiếm 37,1%), nhiều hơn ở lớp thử nghiệm tới 31,4%.
Khi yêu cầu các em trình bày về nghĩa của từ, ở lớp thử nghiệm có 15 HS hiểu nghĩa từ và trình bày đủ, chính xác (chiếm 42,9%) trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ có 4 HS (chiếm 11,4%). Mặt khác, ở lớp đối chứng, số HS hiểu nghĩa từ lơ mơ rất nhiều (chiếm 60%), thậm chí có HS còn không hiểu nghĩa từ (chiếm 2,9%).
Khi HS thực hiện nhiệm vụ MRVT và phân loại quản lý vốn từ, ở lớp thử nghiệm có 6 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng (chiếm 17,1%). Số HS huy động vốn từ tương đối nhanh, phân loại vốn từ tương đối đúng chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 74,3%). Trong khi đó ở lớp đối chứng, có 4 HS huy động vốn từ nhanh, phân loại vốn từ đúng, đặc biệt, tỷ lệ HS huy động vốn từ chậm, phân loại vốn từ chưa đúng (chiếm 8,9%).
Về sử dụng từ, số HS đạt loại tốt, khá, TB, ở lớp thử nghiệm đều cao hơn hẳn lớp đối chứng: 31,4%/8,9%, 45,7%/34,3%, ở lớp thử nghiệm không có HS loại yếu, còn ở lớp đối chứng có tới 4 HS sử dụng từ sai, ở mức độ yếu (chiếm 11,4%).
Như vậy, chúng ta có thể thấy, kết quả ở lớp thử nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.
3.6.2. Hứng thú học tập của HS trong giờ học Tập đọc
Hứng thú học tập của HS hai lớp cũng có sự khác nhau rõ rệt. Nếu như ở lớp thử nghiệm, 100% HS tham gia tích cực vào bài học, hăng say, sôi nổi phát biểu xây dựng bài thì ở lớp đối chứng có đến 22 HS không chú ý vào bài học hoặc làm việc riêng (chiếm 62,9%). Điều đó chứng tỏ các biện pháp được sử dụng trong giờ học Tập đọc đã mang lại hiệu quả. HS thích làm các bài tập, hòa hứng với các trò chơi học tập, thảo luận nhóm sôi nổi tự mình khám phá ra từ mới, nắm nghĩa từ, sử dụng từ. vận dụng các biện pháp làm giàu vốn từ đã đề xuất vào bài học làm cho lớp học sôi nổi rất nhiều.
Ở các lớp đối chứng, GV không sử dụng các biện pháp dạy học tích cực như tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và tổ chức trò chơi học tập, không thiết kế thêm các bài tập giải nghĩa, không sử dụng phương pháp thi đua khen thưởng trong giờ Tập đọc… khiến cho HS không chú ý vào bài học, các em thấy mệt mỏi, giờ học ồn ào vì HS nói chuyện riêng.
Từ những phân tích kết quả thử nghiệm trên cho thấy, đề tài chúng tôi nghiên cứu là có căn cứ và nó thực sự quan trọng, cần thiết để phục vụ cho quá trình làm giàu vốn từ cho HS.
3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Việc thử nghiệm tiến hành ở một lớp với 35 HS còn hạn chế, nhưng qua thực tế vận dụng các biện pháp làm giàu vốn từ vào bài Tập đọc, chúng tôi thấy HS hứng thú hơn với giờ học, tiếp thu bài nhanh hơn, phát huy được tính tích cực nhận thức, chủ động tự tin, sáng tạo trong quá trình hoạt động, trao đổi, đề xuất ý kiến cá nhân trong học tập. Đồng thời, HS củng cố được một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng mở rộng vốn từ, hệ thống hóa vốn từ, tìm hiểu nghĩa của từ, sử dụng từ trong giao tiếp.
Thử nghiệm dạy học chúng tôi tiến hành với những kết quả cụ thể đã phần nào chứng minh cho nhận xét này.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
1.1. Ngoài nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm giàu vốn từ cho HS. Vốn từ phong phú, đa dạng là điều kiện thiết yếu để cá nhân có thể tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần phải có các biện pháp làm giàu vốn từ góp phần nâng cao chất lượng vốn từ và giúp HS tích cực hơn, hứng thú hơn trong việc làm giàu vốn từ của mình. Việc làm giàu vốn từ không chỉ là nhiệm vụ của phân môn Tập đọc mà còn là nhiệm vụ của tất cả các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu đi sâu vào giải quyết nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua giờ Tập đọc.
1.2. Để ra các biện pháp làm giàu vốn từ có chỗ dựa về mặt lý luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn, chúng tôi đã xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp đưa ra.
- Làm giàu vốn từ cho HS tiểu học bao gồm các công việc cụ thể : dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ, luyện tập sử dụng từ. Tương ứng với các nhiệm vụ, trong các bài Tập đọc có các bài tập:
+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ: giúp HS nhận biết được những từ mới, nhận biết câu, đoạn.
+ Dạng bài tập luyện đọc thầm: Giúp HS rèn luyện khả năng nắm bắt tữ ngữ tốt hơn.
+ Dạng bài tập làm rõ nội dung văn bản: Giúp HS nhận biết được nghĩa của từ, của đoạn và từ đó nắm được nội dung được khắc sâu hoặc được nhấn mạnh bằng ngôn từ có tính nghệ thuật, nhận biết ý nghĩa của đoạn.
+ Dạng bài tập hồi đáp văn bản: Giúp HS liên hệ để rút ra bài học đơn giản cho bản thân và cho những người xung quanh.
Như vậy qua các dạng bài tập trên của phân môn Tập đọc ta có thể thấy rõ mỗi loại bài tập lại thực hiện một nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS đã đặt ra:
+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ và loại bài tập làm rõ nội dung văn bản
thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ cho HS
+ Dạng bài tập luyện đọc thầm thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho HS.
+ Dạng bài tập hồi đáp văn bản thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ cho HS.
Về đặc điểm tâm lý của HS: HS lớp 2 là lứa tuổi đầu cấp tiểu học, đây là giai đoạn bắt đầu có sự chuyển biến về mặt tâm sinh lý góp phần thuận lợi cho việc làm giàu vốn từ: đã có khả năng nắm bắt các từ ngữ và nghĩa của từ, nhu cầu nhận hức về thế giới xung quanh phát triển, có khả năng ghi nhớ bài học nhanh tạo điều kiện cho HS có thể ghi nhớ từ và nghĩa của từ nhanh.
- Tìm hiểu thực trạng dạy – học làm giàu vốn từ, chúng tôi thấy: Đa số GV nhận thức được tầm quan trọng nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS, khi dạy các bài Tập đọc, GV chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải để thực hiện các nhiệm vụ
làm giàu vốn từ nên hiệu quả dạy học không cao, HS không phát huy được tính tích cực chủ động và chưa hứng thú học tập. Vốn từ của HS còn nghèo nàn về số lượng và khiếm khuyết về chất lượng, các em chưa có ý thức tự làm giàu vốn từ cho mình.
1.3. Khi đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS, chúng tôi đã tuân thủ các nguyên tắc: nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc khả thi. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp để làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 là: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS trong giờ Tập đọc; Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường giao tiếp cho HS luyện tập sử dụng từ trong giờ Tập đọc; Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong giờ Tập đọc; Vận dụng hợp lý các hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong giờ học Tập đọc; Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS lớp 2.
1.4. Những đề xuất của khóa luận về các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS đã được kiểm nghiệm bằng thử nghiệm, chương trình thử nghiệm được tiến hành trên một địa bàn, một lớp học, các nội dung dạy học chưa thật đầy đủ nhưng bước đầu đã khẳng đinh được tính đúng đắn và tính khả thi của biện pháp đưa ra. Với kết quả nêu trên, có thể nói đề tài đã đạt được mục đích đề ra.
2. Đề xuất:
Để nâng cao hiệu quả dạy học làm giàu vốn từ cho HS lớp 2, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:
- Cung cấp tài liệu liên quan đến nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho GV tìm hiểu để GV hiểu sâu sắc các nhiệm vụ cụ thể của dạy học làm giàu vốn từ.
- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ cho GV, khuyến khích GV đưa vào sử dụng các sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt hiệu quả trong quá trình làm giàu vốn từ.
- Khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như sử dụng làm việc theo nhóm, trò chơi học tập và biện pháp thi đua khen thưởng trong quá trình dạy các bài Tập đọc.