8. Bố cục của đề tài
1.2.2. Thực trạng nhận thức và làm giàu vốn từ cho HS lớ p
1.2.2.1. Mục đích khảo sát
+ Khảo sát nhận thức của GV về nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS trong các bài dạy Tập đọc.
+ Khảo sát nội dung và các phương pháp dạy học mà GV thường sử dụng trong giờ Tập đọc.
+ Khảo sát những khó khăn mà GV thường gặp phải khi làm giàu vốn từ cho HS.
+ Khảo sát những đề xuất của GV để nâng cao chất lượng làm giàu vốn từ cho HS lớp 2.
1.2.2.2. Đối tượng khảo sát
- GV trường tiểu học Hà Huy Tập 2: 15 người. - GV trường Lê Mao: 25 người.
1.2.2.3. Kết quả khảo sát
Dựa vào mục đích khảo sát thực trạng nhận thức và dạy học làm giàu vốn từ cho HS của GV, chúng tôi đã thiết kế các phiếu điều tra, đề nghị GV thực hiện và thu lại kết quả sau:
a) Thực trạng nhận thức của GV về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 qua giờ Tập đọc
Bảng 2: Thực trạng nhận thức của GV về nhiệm vụ và nội dung làm giàu vốn từ (LGVT) cho HS lớp 2 qua giờ Tập đọc
phương án ND khảo sát
a Tỷ lệ (%) b Tỷ lệ (%) c Tỷ lệ (%) Tầm quan trọng
của LGVT cho
HS Không cần thiết 0 0 Cần thiết
1
4 35 Rất cần thiết 26 65
Các nhiệm vụ
luyện tập sử dụng từ. luyện tập sử dụng từ từ, luyện tập sử dụng từ Bài tập sử dụng trong dạy học Tập đọc Chỉ sử dụng bài tập trong SGK 20 50 Bài tập trong SGK và bài tập tự thiết kế 16 40 Bài tập trong SGK và SGV 4 10 Nội dung LGVT cho HS Những từ SGK yêu cầu 2 5 Những từ ngữ trong SGK yêu cầu và những từ HS thắc mắc. 26 65 Những từ trong SGK, SGV yêu cầu và những từ HS thắc mắc. 12 30 Hứng thú học tập của HS trong giờ Tập đọc Hứng thú học 12 30 Bình thường 28 70 Không hứng thú học 0 0
Qua phân tích kết quả khảo sát trên chúng tôi thấy:
- Đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của việc làm giàu vồn từ cho HS tiểu học nói chung và của HS lớp 2 nói riêng (chiếm 65%).
- Đa số các GV nhận thức về các nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS của GV chưa đầy đủ, làm giàu vốn từ ở tiểu học có 3 nhiệm vụ: dạy nghĩa từ, trật tự hóa vốn từ (bao gồm: MRVT, phân loại quản lí vốn từ) và luyện tập sử dụng từ. 100% GV cho rằng làm giàu vốn từ bao gồm: MRVT, dạy nghĩa từ, sử dụng từ.
- Đa số GV chỉ sử dụng bài tập trong SGK( chiếm 50%) ít thiết kế thêm hệ thống bài tập để làm giàu vốn từ cho HS.
- Đa số GV chỉ làm giàu vốn từ cho HS theo yêu cầu của SGK và những từ HS thắc mắc (chiếm 65%) chưa chuẩn bị thêm các từ cần giải nghĩa bổ sung thêm trong giờ học để làm giàu vốn từ cho HS.
- Đa số GV thấy hứng thú học tập của học sinh trong khi học các bài MRVT chưa cao (chiếm 70%).
b. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong giờ Tập đọc
Bảng 3. Các phương pháp dạy từ ngữ GV thường sử dụng trong giờ Tập đọc
Giảng giải 36 90
Trực quan 16 40
Thảo luận nhóm 15 37,5
Trò chơi học tập 10 25
Thi đua khen thưởng 7 17,5
Qua quá trình dự giờ của các GV đang giảng dạy trực tiếp ở các lớp 2 và qua phân tích kết quả khảo sát ở bảng trên, chúng tôi thấy:
- Phần lớn GV sử dụng phương pháp giảng giải trong giờ dạy Tập đọc (chiếm 90%). Đa phần các GV cho HS tự tìm từ, sau đó, sẽ giải nghĩa từ bằng phương pháp giảng giải một số từ trong bài.
- Chỉ 40% GV sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan.Trong các giờ dạy MRVT, rất hiếm khi GV sử dụng đồ dùng phương tiện dạy học. Phương pháp thảo luận nhóm cũng rất ít được GV sử dụng (chiếm 37,5%), nếu có sử dụng cũng ở mức hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả, HS chưa có thời gian để thảo luận, một số HS trong các nhóm không thật hào hứng thảo luận.
- GV ít sử dụng trò chơi học tập, theo kết quả phiếu điều tra chỉ có 10 GV sử dụng trong quá trình dạy học (chiếm 25%). Khi được hỏi về phương pháp này, một số GV trả lời rằng “chúng tôi biết trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để suy nghĩ, thiết kế và chuẩn bị các trò chơi”.
- Phương pháp thi đua khen thưởng được sử dụng rất hạn chế trong lớp học. Chỉ có 7 GV thường sử dụng phương pháp này trong các bài dạy(chiếm 17,5%), GV ít chú ý đến việc khen thưởng và tạo không khí thi đua trong lớp.
Qua nội dung điều tra về những khó khăn mà GV thường gặp phải trong quá trình làm giàu vốn từ, chúng tôi thấy, GV thường gặp những khó khăn sau:
+ Vốn từ của HS đang còn nghèo nàn, đôi khi GV phải giải nghĩa từ theo kiểu áp đặt.
+ HS thường lúng túng trong việc tìm từ theo chủ điểm, lúng túng trong việc giải nghĩa từ đặc biệt là những từ Hán - Việt, thành ngữ, tục ngữ.
+ HS chưa biết sử dụng từ, chưa biết đặt câu với từ đã học. + GV gặp khó khăn trong việc giải nghĩa các từ trừu tượng.
+ Phương tiện dạy học để phục vụ cho minh họa giải nghĩa từ còn thiếu.
+ Một số GV lúng túng về mặt tri thức, do khó khăn về mặt tài liệu tham khảo, kiến thức về từ và vốn từ của GV chưa sâu.
Khi được hỏi về những đề xuất để nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ, các GV cho biết những công việc phải làm để nâng cao hiệu quả làm giàu vốn từ cho HS là:
+ Tổ chức hình thức hoạt động nhóm bổ sung từ cho nhau.
+ Hướng dẫn HS tích lũy vốn từ qua các môn học, trong cuộc sống, vận dụng vốn từ trong giao tiếp, thực hành bài tập, viết văn.
+ Đầu tư phương tiện dạy học phong phú và đa dạng.
+ Luôn đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học kích thích hứng thú học tập của học sinh.
+ Làm giàu vốn sống cho HS
1.2.3.Thực trạng vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của HS lớp 2
1.2.3.1.Thực trạng vốn từ
So với trước đây, vốn từ của HS hiện nay phong phú và khả năng nắm nghĩa từ, sử dụng từ của HS hơn trước đây, đặc biệt là HS học tập ở thành phố, vốn từ của các em phong phú và năng động hơn vốn từ của HS ở nông thôn và miền núi rất nhiều.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 175 HS (khối 2) của trường tiểu học Lê Mao (TP.Vinh), yêu cầu HS thực hiện 7 bài kiểm tra vốn từ và kết quả thu được như sau:
Bảng 4: Vốn từ của HS lớp 2 ở các mức độ khác nhau
Mức độ Số HS Tỷ lệ (%)
Thực hiện được 7 bài tập 9 5,14 Thực hiện được 6 bài tập 43 24,57
Thực hiện được 4 - 5 bài tập 55 31,43 Thực hiện được 3 - 4 bài tập 64 36,57 Thực hiện được 0 - 2 bài tập 4 2,29
Qua bảng trên ta thấy: Số HS thực hiện đúng 7 bài tập là 9 HS chiếm 5,14% , số HS thực hiện tương đối tốt 6 bài tập là 43 HS chiếm 24,57%, số HS thực hiện 4 - 5 bài tập là 55 HS chiếm 31,43% số HS thực hiện 3 - 4 bài tập là 64 HS chiếm 36,57%, số HS thực hiện được 0 - 2 bài tập là 4 HS chiếm 2,29%
Trong phiếu bài tập điều tra vốn từ, chúng tôi đã sử dụng tất cả 7 bài tập trong đó, có 1 bài tập giải nghĩa từ (4), 2 bài tập mở rộng vốn từ (7,9), 2 bài tập phân loại quản lí vốn từ (5,8) và 2 bài tập sử dụng từ (6,10).
+ Bài tập giải nghĩa từ: Mặc dù từ ngữ chúng tôi đưa ra để điều tra là từ ngữ các em đã được giải nghĩa trong bài học trước đó nhưng vẫn có tới 68 HS trả lời sai một câu hỏi giải nghĩa từ (chiếm 38,85%). Nhiều em khi được hỏi “hai sương một nắng” có nghĩa là gì? Các em đã chọn “Hai sương một nắng” có nghĩa là sương từ sáng tới tối, ánh nắng trong một ngày.
Như vậy, khả năng nắm nghĩa từ của HS tương đối tốt (hơn 60% HS trả lời đúng). Tuy nhiên, số học sinh chưa hiểu nghĩa hoặc hiểu nghĩa từ sai đang còn nhiều, điều này đòi hỏi GV phải có biện pháp thích hợp trong dạy nghĩa từ để nâng cao khả năng nắm nghĩa từ cho HS.
+ Bài tập mở rộng vốn từ, phân loại quản lý vốn từ: Qua điều tra, chúng tôi thấy, khả năng mở rộng vốn từ theo chủ đề của HS đang còn ít, theo mỗi chủ đề đưa ra HS mới chỉ tìm được 1, 2 từ và nhiều nhất là 3, 4 từ.
Đối với bài tập quản lý vốn từ, chúng tôi thấy, HS dễ dàng phân loại từ theo tiêu chí cấu tạo (bài 8) hơn là phân loại theo tiêu chí nghĩa (bài 10). Đa số HS không phân loại được đúng các từ vào các nhóm, một số em cho “se se lạnh” chỉ thời tiết của mùa xuân, hoặc “ấm áp” chỉ thời tiết của mùa hạ. Như vậy, chứng tỏ
HS chưa hiểu rõ đầy đủ nghĩa của từ hoặc trong quá trình dạy GV không hướng HS tới mục tiêu phân loại vốn từ để sắp xếp từ theo hệ thống trong trí nhớ của mình.
+ Bài tập sử dụng từ: Khả năng lựa chọn và sử dụng từ chính xác, tinh tế của HS còn thấp. Cụ thể, ở bài 7 chỉ có 73 HS nối đúng các từ ngữ cột A với cột B là “những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây”, “hàng ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa” và đặt được câu cho những từ vừa nối được (chiếm 41,71%). Đối với bài tập phát hiện và chữa lỗi dùng từ chỉ có một số em phát hiện chính xác từ sai và sửa lại, có 60 em(chiếm 34,28%) làm đúng, số còn lại các em lựa chọn cách sửa cả cụm từ hoặc thêm từ vào câu để diễn đạt cho đầy đủ ý của câu
Như vậy, qua điều tra vốn từ của HS, chúng tôi thấy, vốn từ của HS còn nhiều hạn chế về cả 3 mặt: hiểu nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ.
1.2.3.2. Thực trạng hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn từ trong các bài Tập đọc
Chúng tôi đã sử dụng các nội dung điều tra hứng thú học tập của HS đối với việc làm giàu vốn và thu được kết quả sau
Bảng 5: Mức độ hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn từ
phương án ND điều tra
a Tỷ lệ (%) b Tỷ lệ (%) c Tỷ lệ (%) Hứng thú của
HS đối với bài học Tập đọc
Thích Không 111 63,43 Bình thường 57 32,57 Không thích 7 4
Hiệu quả học tập sau giờ học Tập đọc Hiểu được nghĩa các từ và không sử dụng được từ.học 8 4,57 Hiểu nghĩa từ nhưng chưa sử dụng được một số từ để đặt câu, viết văn
33 18,86 Hiểu nghĩa từ và thường xuyên sử dụng các từ trong học tập và cuộc sống 134 76,57 Thái độ của HS
với việc LGVT Tra từ điển 53 30,29 Hỏi giáo viên 113 64,57
Không tìm
Như vậy, từ kết quả điều tra và các cuộc trò chuyện với HS, chúng tôi thấy: Đa số các em đều thích học các bài Tập đọc (chiếm 63,43%) và có ý thức tự làm giàu vốn từ cho mình thông qua việc giải thích của GV và những người xung quanh (chiếm 64,57%) hoặc tra từ điển (chiếm 30,29%) để hiểu nghĩa từ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có không ít học sinh không mấy hào hứng (chiếm 32,57%) và chưa ý thức việc làm giàu vốn từ cho bản thân mình (chiếm 5,14%). Có một số em trả lời là không thích học trong các tiết học (chiếm 4%).Vì vậy, có rất nhiều từ các em không hiểu nghĩa và chưa sử dụng được để đặt câu, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày (chiếm 18,86%).
Khi được hỏi vì sao không thích học tiết Tập đọc, một số HS trả lời không thể tập trung học vì GV chỉ chú ý đến những bạn học giỏi. Một số HS khác lại trả lời trong tiết học em không hiểu bài nhưng không dám hỏi GV.
1.2.4.Nguyên nhân của thực trạng
Từ kết quả điều tra trên, từ thực tế giao tiếp với GV, HS và dự giờ các tiết Tập đọc, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
1.2.4.1.Nguyên nhân từ phía GV
- Vốn từ của GV còn hạn chế, chưa thật phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu để hướng dẫn HS mở rộng và phát triển vốn từ (đặc biệt là các từ Hán -Việt và các câu thành ngữ, tục ngữ). Bên cạnh đó, việc nắm nghĩa từ của một số GV còn hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức cho HS chưa sâu. Nhiều GV lúng túng không biết giải nghĩa thế nào trước những từ mà HS tìm được hoặc các thắc mắc sắp xếp vốn từ của HS.
Việc hướng dẫn HS giải nghĩa từ, làm bài tập Tập đọc, phân loại quản lý vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa chưa đạt hiệu quả. Kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa học (có liên quan đến nội dung bài dạy) nói chung và kiến thức về từ ngữ Hán -Việt (có liên quan đến nội dung bài dạy) nói riêng của một số GV còn hạn chế, dẫn đến những sơ suất trong giờ làm giàu vốn từ cho HS.
- Nhận thức của GV về nhiệm vụ làm giàu vốn từ thông qua giờ Tập đọc cho HS còn chưa đầy đủ chưa chính xác và phiến diện.
Đa số GV cho rằng, làm giàu vốn từ cho HS là giải nghĩa từ cho HS. Theo một số GV, mục đích của các bài Tập đọc chỉ bao gồm rèn kỹ năng đọc cho HS. Từ nhận thức trên, đa số GV chưa nắm được mục đích của các bài tập Tập dọc. Trong quá trình dạy, GV ít đến các dạng bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ. Điều này dẫn đến tình trạng HS lúng túng trước các dạng bài tập phân loại từ theo tiêu chí nào đó (đặc biệt là phân loại theo tiêu chí ngữ nghĩa). Khả năng huy động vốn từ đã có theo chủ đề của HS còn hạn chế do trong quá trình dạy học GV không chú ý hướng GV tới ghi nhớ, sắp xếp từ theo hệ thống, theo các dấu hiệu liên tưởng của từ. Hơn nữa, khả năng tích cực hóa vốn từ của GV còn bị hạn chế do GV chưa chú ý vào loại bài tập sử dụng từ cho HS.
- Phương pháp lên lớp của GV: Đa số GV sử dụng phương pháp truyền thống trong giảng dạy các môn nói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng. Nhiều GV được hỏi trả lời rằng “Chúng tôi cho HS đọc đề bài sau đó cho HS làm bài rồi sửa sai cho HS (nếu HS làm sai)”. Phương pháp lên lớp chủ yếu của GV là giảng giải, vì vậy, trong giờ học ít phát huy dược tính tích cực, tự giác và hứng thú học tập của HS, từ đó làm giảm bớt hiệu quả của việc làm giàu vốn từ cho HS.
- Các hình thức tổ chức dạy học ở giờ Tập đọc của GV còn đơn điệu, chưa phong phú sinh động, hấp dẫn HS, chưa tạo được môi trường giao tiếp ngay trong lớp học, chưa tạo được mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, chưa chú ý đến việc làm giàu vốn từ cho HS, chưa vận dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học mới: Làm việc theo nhóm, trò chơi học tập…
- GV còn phụ thuộc nhiều vào thiết kế trong SGK, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo, đầu tư cho soạn bài và thiết kế bài giảng của mình. GV chưa xây dựng được hệ thống bài tập nhằm bổ sung để làm giàu vốn từ cho HS và bài tập hướng đến từng đối tượng HS, chưa xây dựng được hệ thống bài tập bồi dưỡng HS khá, giỏi, phụ đạo HS yếu, kém dẫn đến tình trạng trong một tiết học, HS khá giỏi làm bài tập