0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 51 -51 )

8. Bố cục của đề tài

2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu

2.2.3.1. Trò chơi học tập

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng qua trò chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm tổ.

Ở bậc tiểu học cũng như các bậc học khác, sử dụng trò chơi trong quá trình học tập làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, do đó hiệu quả học tập của HS được tăng lên.

2.2.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi học tập trong giờ tập đọc

Trong giờ học Tập đọc, HS phải thực hiện các nhiệm vụ để làm giàu vốn từ cho mình. Nếu GV chỉ sử dụng một phương pháp cho cả tiết học thì hiệu quả giờ học không cao, HS thụ động, lười suy nghĩ. Trong quá trình dạy, GV phải phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học và phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy của mình.

Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là phương pháp dạy học tích cực. GV sử dụng phương pháp này trong các giờ học Tập đọc sẽ làm thay đổi không khí lớp học, tạo ra sự thi đua sôi nổi hào hứng của các đội chơi và sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn trong lớp. Nhờ trò chơi học tập, HS hứng thú hơn với việc học từ ngữ trong các bài Tập đọc, làm giảm bớt sự khô khan của bài học, HS tiếp thu và hiểu nghĩa của từ nhanh, phân loại, quản lý vốn từ đúng, sử dụng từ chính xác, linh hoạt.

Kết quả của trò chơi được trình bày trên bảng lớp, khi trò chơi kết thúc, HS lớp có thể cùng thảo luận tính đúng sai của bài tập, cùng nhau thống nhất đưa ra đáp án đúng của nội dung chơi. Thông qua trò chơi và thông qua kết quả trình bày trên bảng, các em sẽ hiểu kỹ, nhớ lâu vốn từ cần lĩnh hội ở bài Tập đọc.

Trong các giờ học Tập đọc hiện nay, GV ít có sự đa dạng hóa các phương pháp dạy học. Vì vậy, ngoài các phương pháp truyền thống, GV ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp trò chơi học tập nói riêng. Sử dụng trò chơi học tập, GV phải mất thời gian chuẩn bị các đồ dùng phương tiện dạy học, nếu sử dụng không khéo dễ gây ồn ào trong lớp học và nội dung kiến thức hình ành được cho HS thông qua giờ chơi cũng không đạt được hiệu quả. Hơn nữa, GV ít suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với đặc trưng riêng của bài Tập đọc.

2.2.3.3. Sử dụng trò chơi học tập để làm giàu vốn từ cho HS

a) Sử dụng trò chơi học tập trong bài Tập đọc giúp HS làm giàu vốn từ

Đối với các bài Tập đọc cho HS lớp 2, trong mỗi giờ học, bên cạnh nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng đọc, GV cần phải hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ làm giàu vốn từ để từ đó hiểu và nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của bài học và giá trị nghệ thuật của ngôn từ qua bài học. Khi làm xong bài tập, GV phải đảm bảo HS đã lĩnh hội được tri thức và kỹ năng của bài tập. Cụ thể, sau khi làm xong bài tập làm rõ nội dung văn bản (thực hiện nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ) HS phải nắm được từ và nghĩa của từ hoặc nắm được những vốn từ có giá trị nghệ thuật cao, làm xong bài tập nhận diện ngôn ngữ và dạng bài tập luyện đọc thầm (thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa vốn từ cho HS) HS phải bổ sung được vào vốn từ của mình một số lượng từ nhất định và sắp xếp các từ này trong trí nhớ của mình một cách trật tự để nhớ nhanh, nhớ nhiều và khi cần thì huy động từ để sử dụng một cách dễ dàng. Đối với bài tập hồi đáp văn bản (thực hiện nhiệm vụ tích cực hóa vốn từ), sau khi làm xong, HS phải biết sử dụng từ để tạo cụm từ, tạo câu, điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu, đoạn văn, biết liên hệ để rút ra bài học đơn giản cho bản thân và cho những người xung quanh.

Tùy theo đặc trưng của từng nhiệm vụ, khóa luận chúng tôi đưa ra các biện pháp để HS làm các bài tập đạt hiệu quả nhất.

Đối với nhiệm vụ làm giàu vốn từ, GV cần cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của HS là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm.

Ví dụ: Cho các từ sau: lắm điều, nồng nàn, thoảng qua, nhanh nhảu, đỏm dáng, ngọt, trầm ngâm.

Hãy tìm từ ngữ cho trên nói về:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân:……… b) Vẻ riêng của mỗi loài chim:………..

Nhiệm vụ của bài tập này là làm nổi bật những đặc điểm phù hợp với từng ý của bài Tập đọc. Từ đó, giúp HS nắm được ý nghĩa của bài học, nắm được những kiến thức về thế giới xung quanh. Điều này cũng có nghĩa các em đã biết cách sắp xếp từ thành hệ thống trong trí nhớ và làm giàu. Vì vậy, đối với loại bài tập này, chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng trò chơi học tập để làm giàu vốn từ và cho HS.

Tên trò chơi: “Ai nhanh - Ai đúng” - Mục đích:

+ Giúp HS làm giàu vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.

+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.

- Chuẩn bị:

+ Bảng phụ hoặc kẻ bảng có ghi nội dung bài tập, bút dạ hoặc phấn. Ví dụ:

Xếp các từ sau: lắm điều, nồng nàn, thoảng qua, nhanh nhảu, đỏm dáng, ngọt, trầm ngâm vào các câu:

Đội 1 Đội 2 Hương vị của hoa xuân - Hoa bưởi………… - Hoa nhãn………… - Hoa cau………….. Hương vị của hoa xuân - Hoa bưởi………… - Hoa nhãn………… - Hoa cau…………..

Vẻ riêng của mỗi loài chim

- Chích chòe………. - Khướu………. - Chào mào………… - Cu gáy……….

Vẻ riêng của mỗi loài chim

- Chích chòe………. - Khướu………. - Chào mào………… - Cu gáy………. - Cách tiến hành:

+ Trò chơi chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 3 – 4 HS.

+ Khi GV có hiệu lệnh “bắt đầu”, lần lượt mỗi em của 2 đội chạy lên viết vào loài hoa hoặc loài chim cho trên. Khi viết xong, HS chạy xuống chạm tay vào HS thứ 2 mới được chạy lên viết từ tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hai đội viết xong các từ trong thời gian quy định, trò chơi kết thúc. Đội nào viết nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.

Ưu điểm của trò chơi đối với loại bài tập thực hiện nhiệm vụ phân loại quản lý vốn từ là kết quả của HS sẽ được thể hiện ngay trên bảng lớp, tạo biểu tượng cụ thể cho HS so sánh và ghi nhớ.

Ví dụ:

Xếp các từ sau: lắm điều, nồng nàn, thoảng qua, nhanh nhảu, đỏm dáng, ngọt, trầm ngâmvào các câu:

Hương vị của hoa xuân

- Hoa bưởi nồng nàn - Hoa nhãn ngọt - Hoa cau thoảng qua

Vẻ riêng của mỗi loài chim

- Chích chòe nhanh nhảu - Khướu lắm điều

- Chào mào đỏm dáng - Cu gáy trầm ngâm

Các từ theo một dấu hiệu được xếp thành một cột trên bảng, để HS ghi nhớ từ thuận lợi trong trí nhớ của mình. Khi cần, HS có thể liên tưởng nhanh đến từ trong trò chơi.

Khi HS chơi xong, GV có thể kết hợp với các bài tập để HS tìm hiểu nghĩa của từ, phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ cùng hệ thống để khi HS sử dụng từ chính xác, tinh tế hơn. Trò chơi học tập để HS tìm ra mới rất đa dạng. GV có thể sử dụng thêm các dạng bài tập khác phù hợp với từng nhiệm vụ của từng bài tập để thay đổi không khí lớp học, HS hứng thú hơn với việc làm giàu vốn từ của mình.

b) Sử dụng trò chơi học tập để củng cố vốn từ và kiến thức bài học

Khi thực hiện xong nhiệm vụ của bài học, vào cuối tiết học, GV sẽ phải củng cố lại nội dung đã học cho HS. Hiện nay, ở trường tiểu học ít chú ý đến khâu này trong bài dạy, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng vốn từ ở HS.

Khi dạy Tập đọc cho HS lớp 2, muốn từ tồn tại sâu sắc, bền vững trong trí nhớ của HS, GV phải tìm cách để HS được thao tác nhiều với từ, tạo điều kiện cho HS được nghe, nói, đọc, viết từ. Để củng cố bài học cho HS, chúng tôi đề xuất 2 trò chơi là trò chơi “Tiếp từ” và trò chơi “Đọc và tìm từ”.

Ví dụ 1: “Tiếp từ

- Mục đích: Giúp HS củng cố lại các từ đã được học và cách sử dụng các từ đó vào câu văn, ngoài ra còn giúp các em trau dồi khả năng đọc tốt hơn.

- Cách tiến hành:

+ Tiến hành vào cuối tiết học khi HS đã tìm hiểu xong nghĩa của từ và nội dung bài học.

+ Trò chơi có 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS tham gia. Một đội có nhiệm vụ đọc một phần câu chứa từ mới hay từ khó hay từ khóa đội kia có nhiệm vụ đọc phần còn lại được một câu hoàn chỉnh. Các đội đổi phiên nhau đọc – tiếp từ. Các thành viên trong mỗi đội lần lượt đọc – tiếp từ thứ tự từ đầu cho đến hết bài Tập đọc. Đội nào đọc từ chính xác, đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng.

Đội 1 Đội 2 Hoa mận vừa tàn… thì mùa xuân đến

Bầu trời …ngày thêm xanh

…ngày càng rực rỡ Nắng vàng

… …

(“Mùa xuân đến”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr.17) - Lưu ý:

+ HS không được nhắc lại từ bạn đã nêu.

+ Cả lớp là trọng tài giám sát trò chơi và khi kết thúc trò chơi GV phải có tuyên dương những HS nêu chính xác các từ ngữ.

Ví dụ 2: “Đọc và tìm từ

- Mục đích: Giúp HS rèn được kỹ năng đọc và củng cố được vốn từ cũng như nghĩa của vốn từ vừa được học.

- Cách tiến hành:

+ Trò chơi gồm có 2 đội chơi. Lần lượt mỗi đội có 2 phút để đọc bài Tập đọc. Sau đó mỗi đội lần lượt đưa ra nghĩa của các từ vừa được học, yêu cầu đội bạn nêu từ. Mỗi chỉ được nêu 1nghĩa và 1từ mỗi lượt chơi. Đội nào đọc đúng, nhanh, hay sẽ là đội chiến thắng.

Ví dụ: Thi đọc bài Quả tim khỉ và tìm các từ có nghĩa sau:

HS đọc nghĩa: HS đọc từ ngữ: Đội 1: dài quá mức bình thường Đội 2: dài thượt Đội 2: (mắt) quá hẹp, nhỏ Đội 2: Đội 1: ti hí Đội 1:lấy lại bình tĩnh Đội 2: trấn tĩnh Đội 2: xấu hổ Đội 1: tẽn tò

2.2.4. Biện pháp 4: Vận dụng hợp lý các hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong giờ học Tập đọc

2.2.4.1. Cơ sở của biện pháp

Thi đua gắn với khen thưởng là một động lực không thể thiếu được trong quá trình học của HS. Hình thức thi đua khen thưởng rất phù hợp với đặc điểm tâm lý

HS tiểu học. Các em cố gắng phấn đấu vì những động cơ rất đơn giản: cố gắng để được điểm 10, được cô giáo khen, được bạn bè mến phục, cố gắng để làm vui lòng ông bà, cha mẹ… Trong giờ Tập đọc, nhờ không khí thi đua, HS sôi nổi hơn, hăng say hơn. Khen thưởng là phần công nhận kết quả mà HS đạt được (HS tìm ra được từ mới, phát hiện ra nghĩa mới của từ, đặt được những câu, đoạn văn hay…) nếu được khen đúng lúc HS sẽ cảm thấy tự tin và cố gắng phấn đấu hơn. Hiện nay, trong các giờ Tập đọc cũng như các giờ học khác, GV rất ít sử dụng khen thưởng, vì vậy, giờ học trầm, không sôi nổi và chất lượng dạy học vốn từ cho HS cũng bị hạn chế do nguyên nhân này.

2.2.4.2. Cách thực hiện

Để sử dụng phương pháp thi đua, khen thưởng có hiệu quả trong giờ học Tập đọc, GV cần lưu ý một số điểm sau:

- Trước khi vào bài học Tập đọc hay trước khi tổ chức một trò chơi học tập, GV nêu tiêu chí thi đua rõ ràng, cụ thể để tạo tâm thế thi đua cho mỗi HS.

Ví dụ:

+ Thi đua xem bạn nào tìm được nhiều từ mới sẽ cộng điểm 10 vào sổ liên lạc. + Thi đua xem nhóm nào phát biểu sôi nổi, hoàn thành bài tập đúng và nhanh… sẽ được cộng điểm tốt cho cả nhóm.

+ Thi đua giữa các tổ về mọi mặt: nề nếp, ý thức, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ…

- Hình thức khen thưởng đưa ra phải mang tính cụ thể, chủ yếu về mặt tinh thần để khuến khích động viên HS: ghi điểm 10, cộng điểm tốt, 1 tràng pháo tay cho cả lớp…

- Trong mỗi tiết học Tập đọc, GV cần kịp thời khen những cá nhân có tiến bộ vượt bậc trong tiết học. Từ đó HS trong lớp có thể noi gương bạn để phấn đấu, phấn đấu để được cô khen và phấn đấu để không thua bạn bè.

- Tuy nhiên, trong một tiết học, không phải mọi HS đều có tinh thần thi đua để học tập tốt, vẫn có một số ít HS vẫn chưa chú ý vào bài học. Vì vậy bên cạnh việc

sử dụng hình thức khen thưởng, GV phải sử dụng hình thức trách phạt đối với những HS gây mất trật tự và không chú ý xây dựng bài. Việc trách phạt phải nghiêm khắc và công minh để các em nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ cùng bạn bè.

- Trong giờ học Tập đọc nói riêng và tất cả các giờ học khác nói chung GV phải luôn tạo được không khí thi đua sôi nổi, hào hứng trong giờ học. Khi HS đạt thành tích, GV cần khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên các em. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, GV không lạm dụng quá nhiều phương pháp khen thưởng gây nham chán đối với HS.

2.2.5. Biện pháp 5: Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 lớp 2

2.2.5.1. Cơ sở của biện pháp

- Theo quan điểm của giáo dục học tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của cơ sở giáo dục. Tự học có thể bằng cách đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, xem truyền hình, tham quan bảo tàng, triển lãm.

Tự học gắn liền với tự ý thức và tự giáo dục. Ở HS tiểu học, tự ý thức và tự giáo dục của các em đang được hình thành và phát triển. Do vậy tự học của HS tiểu học khác với tự học của các cấp học trên (THCS, THPT) về yêu cầu, mức độ, phạm vi….. Tự học của HS tiểu học chỉ giới hạn ở việc trẻ tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao (làm các bài tập về nhà, chuẩn bị để học bài mới…) dù trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động tự học của HS tiểu học đều có sự hướng dẫn của GV.

- Trên cơ sở đó, tự học làm giàu vốn từ (tự làm giàu vốn từ) có thể hiểu là quá trình học sinh tự mình lĩnh hội vốn từ, tự mình tìm hiểu nghĩa từ, phân loại quản lý vốn từ và vận dụng từ vào trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể dưới sự hướng dẫn của GV (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đối với đặc điểm của HS lớp 2, tự làm giàu

vốn từ có thể hiểu bao gồm các công việc: HS tự giác tích cực hoàn thành các bài tập trong giờ Tập đọc, hoàn thành các nhiệm vụ GV giao về nhà, có thắc mắc và có ham muốn tìm hiểu những từ mình chưa rõ nghĩa, chưa biết sử dụng, thường xuyên đọc và tra thêm từ điển để tăng thêm vốn từ và hiểu nghĩa từ, biết phân loại vốn từ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA GIỜ TẬP ĐỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 51 -51 )

×