Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ tập đọc luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 46)

8. Bố cục của đề tài

2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để

hoạt động hiểu nghĩa từ của HS trong giờ Tập đọc

2.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, với tư cách là người nhận, người nghe hoặc người đọc, gặp một từ ngữ mà chúng ta không hiểu nghĩa, chúng ta không thể hiểu được đầy đủ ý người nói, người viết muốn diễn tả. Còn khi muốn nói hoặc viết để diễn đạt một ý nào đó, nếu không tìm được từ ngữ thích hợp hoặc không nắm được nghĩa của từ mình muốn sử dụng thì chúng ta sẽ không diễn đạt được trọn vẹn, rõ ràng điều mình muốn nói. Đối với HS nhỏ tuổi, muốn viết được

câu, đoạn hay, giàu cảm xúc, trước hết, các em phải nắm được nghĩa của từ để sử dụng phù hợp, đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hiểu nghĩa từ có vai trò rất quan trọng đối với HS trong quá trình làm giàu vốn từ. Tuy nhiên, trong thực tế, khi điều tra vốn từ của HS lớp 2, chúng tôi thấy vốn từ của HS còn nhiều hạn chế, đa số các em chỉ mới nắm nghĩa của từ một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chưa chính xác, vốn từ của HS còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

Hầu hết các bài Tập đọc đều có các từ ngữ yêu cầu GV phải hướng dẫn HS tìm nghĩa của các từ đó.

Ví dụ: Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có các từ ngữ cần giải nghĩa là: Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

Bài “Ngôi trường mới” có các từ cần giải nghĩa là: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương.

2.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng bài tập giải nghĩa từ là sự vận dụng quan điểm giao tiếp vào trong quá trình giải nghĩa từ cho HS, đó là hệ thống các nhiệm vụ mà HS phải thực hiện để nắm được nghĩa của từ trong bài học.

Sử dụng các bài tập giải nghĩa từ trong giờ học, HS sẽ hứng thú hơn với nhiệm vụ của mình. Nếu sử dụng các biện pháp khác, HS đóng vai trò là khách thể thụ động lĩnh hội nghĩa của từ, HS nghe GV (nếu GV sử dụng biện pháp giảng giải) hoặc các bạn khác trong lớp giải nghĩa từ (nếu GV sử dụng biện pháp đàm thoại) nên hiệu quả và nhớ nghĩa từ của HS không cao. Nếu sử dụng bài tập để hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ, HS đóng vai trò là chủ thể chủ động lĩnh hội tri thức, các em được tự mình tìm hiểu, khám phá ra nghĩa của từ nên hoạt động tìm hiểu nghĩa từ trở thành hoạt động thú vị của HS, các em cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ này. Mà đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng, khi các em đã hứng thú với một công việc, các em dễ dàng say mê công việc đó nên hiệu quả học tập lĩnh hội tri thức của HS sẽ cao hơn mức bình thường. Vì vậy, sử dụng bài tập giải nghĩa

từ sẽ tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả hiểu nghĩa từ cho HS lớp 2 tại giờ Tập đọc.

Hơn nữa, khi HS làm các bài tập giải nghĩa từ, sử dụng các biện pháp này, GV có thể hạn chế được tình trạng chỉ có một số HS được hoạt động với từ, các HS khác thụ động tiếp nhận, nghĩa của từ chỉ lướt qua trong trí nhớ của đa số HS. Quá trình tìm hiểu và ghi nhớ như vậy không phù hợp với với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng. HS muốn hiểu, muốn ghi nhớ, các em phải được thao tác, phải được hoạt động với từ và nghĩa của từ.

Quy trình thiết kế một bài tập gải nghĩa tương đối đơn giản, việc chuẩn bị để đưa bài tập vào bài học cũng không công phu và không tốn kém, GV có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình dạy của mình. Để thiết kế một bài tập, GV phải có từ và nghĩa của từ. Những điều kiện này có sẵn ở GV, nếu không sử dụng bài tập, GV vẫn phải có có từ và nghĩa của từ để dạy cho HS. GV có thể chuẩn bị bài tập vào bảng phụ, phiếu bài tập để hướng dẫn HS tìm hiếu nghĩa của từ trong giờ học.

Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng“Đầm ấm” có nghĩa là:

a) Đông vui b) Ấm áp

c) Gần gũi, thương yêu.

(“Bà cháu”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.87) Xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực háo hoạt động hiểu nghĩa từ góp phần làm giảm bớt tính trừu tượng của từ, nghĩa của từ sẽ hình thành đầy đủ hơn trong trí nhớ của HS. HS có điểm tựa cho việc ghi nhớ nên hiệu quả ghi nhớ nghĩa của từ sẽ cao hơn.

Khi thiết kế phiếu bài tập, GV phải thiết kế các bài tập trong đó có cả bài tập giải nghĩa từ, để cụ thể hóa nhiệm vụ HS phải thực hiện để hoàn thành bài tập. Ngoài ra, xây dựng bài tập giải nghĩa từ dùng trong giờ tập đọc, GV tiết kiệm được thời gian, đào sâu tri thức bài dạy.

Như vậy, xây dựng bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu nghĩa từ của HS có ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy nghĩa từ nói riêng và quá trình làm giàu vốn từ cho HS nói chung. Đây là biện pháp góp phần tích cực hóa hoạt động của HS, chuyển hoạt động giải nghĩa từ của GV thành hoạt động tự tìm hiểu nghĩa từ của HS. HS tích cực, chủ động hứng thú trong khi học nên hiệu quả giờ học Tập đọc sẽ được nâng cao.

2.2.1.3. Cách thực hiện

Để sử dụng biện pháp này trong làm giàu vốn từ, GV cần thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị

Bước này thuộc khâu soan giáo án, thiết kế bài giảng trước khi lên lớp của GV. Trong bước này, GV phải làm các công việc sau:

- Xây dựng bài tập giải nghĩa từ phải đảm bảo các nguyên tắc của phương pháp dạy học tiếng Việt như: nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc khả thi…

Quy trình xây dựng bài tập giải nghĩa từ gồm các bước sau: Bước 1: Lựa chọn từ cần giải nghĩa

Trong mỗi bài Tập đọc không phải các từ đều giải nghĩa cho HS, khi lựa chọn các từ giải nghĩa trong bài, GV cần lưu ý:

+ Dựa vào các bài tập Tập đọc để dự kiến những từ HS còn thắc mắc chưa hiểu. Những từ đó phải liên quan đến nội dung, chủ đề bài học.

+ Từ lựa chọn giải nghĩa từ phải là từ đa số HS chưa hiểu hoặc hiểu nghĩa còn sai chưa đầy đủ.

Bước 2: Chọn nghĩa từ thích hợp cho những từ cần giải nghĩa.

Một từ có thể có nhiều nét nghĩa. Chúng ta cần lựa chọn những nét nghĩa của từ theo mục đích giải nghĩa. Thường đây là những nét nghĩa cơ bản của từ phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 2.

Hình thức bài tập phải phù hợp với từ cần giải nghĩa. Chú ý trong cùng một bài cần có sự thay đổi các hình thức bài tập giải nghĩa từ để tránh sự nhàm chán và giảm sự hứng thú của HS.

Bước 4: Xây dựng bài tập hoàn chỉnh.

Xây dựng bài tập cần tuân thủ các nguyên tắc của các phương pháp dạy học tiếng Việt. Đặc biệt, lệnh bài tập phải rõ ràng, chính xác, phần dữ liệu phải phong phú, đa dạng phù hợp với nhận thức của HS. Khi xây dựng xong bài tập, GV cần kiểm tra lại tính khả thi của bài tập rồi mới sử dụng.

- Xác định thời điểm sử dụng bài tập giải nghĩa từ.

GV phải nghiên cứu kỹ nội dung của các bài tập, xác định đưa bài tập giải ghĩa từ nào vào thời điểm nào? Trước hay sau khi thực hiện yêu cầu chính của bài tập.

Thông thường, đối với các bài tập Tập đọc theo quan hệ ngữ nghĩa và bài tập sử dụng từ HS cần hiểu nghĩa từ mới có thể tìm hiểu nghĩa của câu đoạn, từ đó nêu lên phát biểu, cảm nghĩ đối với bài Tập đọc vừa được học.

Ví dụ: Em hãy chọn phương án đúng, “Đoàn kết” có nghĩa là:

a) Gắn liền với nhau b) Tụ tập nhau lại

c) Yêu mến, chung sức, chung lòng để làm việc.

Khi HS đã hiểu nghĩa của những từ khóa của bài Tập đọc, lúc này GV yêu cầu các em rút ra bài học: Qua bài Tập đọc “Câu chuyện bó đũa” người cha muốn khuyên các con điều gì?

b) Thực hiện bài tập

Khi đưa bài tập giải nghĩa từ bổ sung vào bài dạy, GV cần phải lưu ý đảm bảo tất cả HS trong lớp đều hiểu nghĩa của từ và GV phải sử dụng linh hoạt để dành thời gian cho HS thực hiện yêu cầu khác của bài dạy. Sau khi HS tìm được nghĩa của các từ, GV nên cho 2, 3 HS đọc lại từ và nghĩa của từ để HS nhớ lâu nghĩa của từ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua giờ tập đọc luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w